Tác hại của rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em đang gặp tình trạng này. Trên thực tế, rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, khả năng thụ thai, dễ dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Vậy cụ thể rối loạn kinh nguyệt có tác hại gì, cách khắc phục thế nào? cùng theo dõi những thông tin chia sẻ dưới đây.
Danh mục bài viết
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Tại sao lại bị rối loạn kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh không đều, số ngày và lượng máu kinh có sự bất thường so với chu kỳ bình thường trước đó thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi dậy thì, mới sinh con hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tác hại của rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, do vậy chị em tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng này.
Vì sao lại bị rối loạn kinh nguyệt?
Theo các bác sĩ Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường do rối loạn nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt,…
cụ thể là:
- Rối loạn nội tiết tố: Mỗi giai đoạn ở phụ nữ đều gây ảnh hưởng tới sự cân bằng nội tiết tố. Các giai đoạn bao gồm dậy thì, mang thai, sinh con, cho con bú, tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Mắc các bệnh lý về phần phụ: Viêm buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, hội chứng buồng trứng đa nang…
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Kinh nguyệt do cơ chế thần kinh – nội tiết điều chỉnh. Do đó, khi thay đổi môi trường sống, áp lực, stress, lo lắng…có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Chế độ dinh dưỡng: Khi thay đổi chế độ ăn, tăng cân hay giảm cân đột ngột cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc chữa tiểu đường, thuốc trị cao huyết áp, thuốc kháng sinh…
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp phải 1 số triệu chứng bất thường về chu kỳ kinh, cụ thể là:
- Chu kỳ kinh thay đổi: Vòng kinh dài hơn quá 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn hơn 22 ngày (kinh mau). Nhiều trường hợp bị vô kinh, không có kinh từ 6 tháng trở lên.
- Cường kinh (băng kinh): Lượng máu kinh > 20ml/ chu kỳ.
- Rong kinh: Số ngày kinh quá 7 ngày.
- Thiểu kinh: Số ngày kinh < 2 ngày và lượng máu kinh > 20ml/ chu kỳ.
- Màu sắc máu kinh bất thường: Có lẫn máu cục, máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt.
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không? Theo cảnh báo của các bác sĩ, rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai, cuộc sống cũng như nhan sắc của phụ nữ.
Vậy cụ thể những tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì?
- Nguy cơ vô sinh: Phụ nữ sẽ khó thụ thai nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều. Vì khi rối loạn kinh nguyệt sẽ gây khó khăn để tính ngày rụng trứng để thụ thai.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt không đều không những gây phiền toái trong cuộc sống mà còn tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập phát triển, từ đó gây viêm nhiễm vùng kín.
- Dẫn đến thiếu máu: Rối loạn kinh nguyệt còn có thể do cường kinh trong 1 thời gian dài hoặc máu kinh đào thải không có quy tắc dẫn đến thiếu máu.
- Dẫn đến các bệnh lý ác tính: Kinh nguyệt không đều có thể do các bệnh lý phụ khoa gây nên, trong đó có bệnh ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, viêm tắc vòi trứng…là các dạng bệnh thường gặp gây rối loạn kinh nguyệt. Các bệnh lý này không được điều trị sớm có thể dẫn đến 1 số bệnh lý ác tính như ung thư.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc: Rối loạn kinh nguyệt khiến phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn…làm nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến nhan sắc phái đẹp.
- Suy giảm chất lượng tình dục: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể sẽ luôn mệt mỏi, đau nhức vùng kín cùng cảm giác khó chịu. Điều này khiến phụ nữ tự ti trong “chuyện ấy”, khó mà đạt khoái cảm, từ đó ảnh hưởng chất lượng tình dục của bạn tình.
Do vậy, với câu hỏi rối loạn kinh nguyệt có tác hại gì? Câu trả lời là ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Đây không chỉ là 1 tình trạng bệnh lý kinh nguyệt mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, để phòng ngừa những tác hại của rối loạn kinh nguyệt, khi xuất hiện triệu chứng kinh nguyệt không đều, chị em nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời.
Phải làm sao khi bị rối loạn kinh nguyệt?
Để giúp chị em phòng tránh tác hại của rối loạn kinh nguyệt, đồng thời cũng để bảo vệ chức năng sinh sản cho chị em, các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ chia sẻ 1 số điều lưu ý sau:
- Luôn giữ tinh thần thoải mái: Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress…hãy luôn giữ tinh thần ổn định, vui vẻ đều kinh nguyệt không bị rối loạn.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya để cơ thể điều tiết về trạng thái cân bằng.
- Hạn chế dùng thuốc tránh thai: Việc sử dụng thuốc tránh thai nhiều lần, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chị em nên áp dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn và tránh tuyệt đối không sử dụng thuốc tránh thai.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Việc uống bia, rượu, dùng thuốc lá…có thể làm rối loạn nội tiết tố, từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Không những vậy, việc sử dụng chất kích thích còn làm làn da của phụ nữ bị lão hóa sớm, khô ráp, sần sùi. Do đó, chị em hãy hạn chế thấp nhất việc sử dụng chất kích thích để giữ được 1 chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Có kế hoạch khám phụ khoa định kỳ: Đây là lời khuyên cho tất cả chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Dù có hay không xuất hiện triệu chứng bất thường thì chị em vẫn cần thực hiện khám phụ khoa định kỳ. Điều này giúp chị em nắm bắt được tình hình sức khỏe sinh sản hiện tại đồng thời phát hiện sớm vấn đề bất thường và khắc phục kịp thời.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề “Tác hại của rối loạn kinh nguyệt là gì”. Chị em hãy luôn chăm sóc bản thân từ bên trong để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu phát hiện xuất hiện triệu chứng bất thường ở vùng kín, kéo dài lâu ngày và kèm theo nhiều triệu chứng khác, hãy liên hệ với bác sĩ để sớm được thăm khám chẩn đoán và chỉ định điều trị hợp lý. Gọi ngay hotline 0243.9656.999 liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để sớm được giải đáp và tư vấn miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan đến tác hại của rối loạn kinh nguyệt
- Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không
- Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần
- Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
- Cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
- Kinh nguyệt chỉ ra vài giọt
- Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
- Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
- Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.