20 thực phẩm điều hòa kinh nguyệt hiệu quả và an toàn

Thực phẩm điều hòa kinh nguyệt nào đạt hiệu quả cao là thắc mắc được nhiều chị em quan tâm. Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng không chị em nào mong muốn xảy ra vì ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe sinh sản trong tương lai. Bên cạnh việc điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa thì một chế độ dinh dưỡng tại nhà vô cùng quan trọng. 

Rối loạn kinh nguyệt gây ra những ảnh hưởng gì?

Trước khi tìm hiểu loại thực phẩm điều hòa kinh nguyệt, chị em nên biết rối loạn kinh nguyệt được phát hiện khi người phụ nữ có triệu chứng kỳ kinh bất thường không theo chu kỳ, thời gian hành kinh quá ngắn hoặc quá dài, máu đóng thành khối,… những dấu hiệu này đều có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. 

Rối loạn kinh nguyệt gây ra những ảnh hưởng gì

Rối loạn kinh nguyệt gây ra những ảnh hưởng gì

Rối loạn kinh nguyệt không đe dọa trực tiếp tính mạng chị em nhưng tác động tiêu cực đến nhịp sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí ảnh hưởng sức khỏe sinh sản nếu chữa muộn. Cụ thể:

  • Gây thiếu máu: Khi máu ra quá nhiều, 1 tháng kinh nguyệt ra 2 lần nếu kéo dài dẫn tới tình trạng thiếu máu. Chị em cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu,… 
  • Ảnh hưởng tới sắc đẹp: Kinh nguyệt không đều do nội tiết tố thay đổi thường kèm theo tình trạng da lão hóa. Chị em xuất hiện vết sạm, nám, nhăn. 
  • Suy giảm khả năng sinh sản: Trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nghiêm trọng, có thể dẫn tới vô sinh – hiếm muộn. 
[Shortcode tư vấn 1]

Ăn gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?

Bên cạnh việc đi khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ, chị em nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bản thân. Trong ngày “đèn đỏ”, người phụ nữ rất “nhạy cảm”, thường xuyên khó chịu, mệt mỏi,… hãy bổ sung thực phẩm phù hợp để bồi bổ cơ thể. Dưới đây là những thực phẩm điều hòa kinh nguyệt chị em nên biết:

1. Rau diếp cá

Rau diếp cá

Rau diếp cá

Rau diếp cá là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt được nhiều chị em lựa chọn. Rau diếp cá có tác dụng làm thông kinh mạch, chống ứ trệ máu kinh, giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt, giảm hiện tượng đau bụng kinh.

2. Rau cần tây

Rau cần tây là thực phẩm được chị em bị rối loạn kinh nguyệt lựa chọn. Thực phẩm này giúp kích thích cơ trơn trong tử cung co bóp để đẩy kinh nguyệt ra ngoài, giảm tình trạng tắc kinh, giảm đau bụng kinh hiệu quả.

3. Quả đu đủ xanh

Đu đủ xanh có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nâng cao sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, đu đủ xanh còn là thực phẩm điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên và an toàn. Đu đủ xanh thúc đẩy lưu thông máu, giúp máu kinh dễ dàng được đào thải ra ngoài. 

4. Lá ngải cứu

Lá ngải cứu là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon như: Ngải cứu chiên trứng, gà tiềm ngải cứu, nấm hấp trứng ngải cứu,… Đặc biệt, ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt cực kỳ hiệu quả. 

Ngải cứu tính ấm, giúp kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. 

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu

5. Mướp đắng

Mướp đắng kích thích tử cung co bóp đẩy sạch máu kinh bị ứ trệ ra ngoài. Thực phẩm này thích hợp cho chị em bị tắc kinh hoặc lượng máu kinh quá ít. Ngoài ra, mướp đắng còn tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, giảm mỡ, đường trong máu, ngăn chặn rối loạn kinh nguyệt.

6. Nha đam (lô hội)

Từ lâu, nha đam đã là một thực phẩm điều hòa kinh nguyệt tự nhiên cho chị em phụ nữ. Nha đam có tác dụng điều chỉnh hormone nữ dẫn tới kinh nguyệt không đều. Ăn, uống hoặc nấu nước từ nha đam giúp chị em kiểm soát cân nặng, cải thiện chức năng tiêu hóa, chống lão hóa da.

7. Bột quế

Bột quế là một trong những loại thực phẩm được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Bột quế có tác dụng cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, hỗ trợ điều trị tắc kinh, giảm đau bụng kinh. 

8. Đường thốt nốt

Nếu kinh nguyệt không đều, chị em có thể sử dụng đường thốt nốt. Đây là loại đường giúp điều hòa kỳ kinh. Ngoài ra, đường thốt nốt chứa nhiều sắt giúp tái tạo tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu cho trường hợp rong kinh, cường kinh,…

9. Củ cà rốt

Thực phẩm điều hòa kinh nguyệt từ cà rốt có những cách chế biến sau: Ép nước uống, ăn cà rốt sống, hầm xương,… Cà rốt chứa nhiều sắt, giúp bù đắp lượng máu đã mất do kinh nguyệt rối loạn gây ra. Ngoài ra, cà rốt chứa nhiều vitamin A, giúp kiểm soát lượng máu trong cơ thể, xoa dịu cơn đau bụng kinh. 

Củ cà rốt

Củ cà rốt

10. Củ gừng

Củ gừng chính là câu trả lời tiếp theo cho vấn đề ăn gì để điều hòa kinh nguyệt. Gừng có tính ấm, giảm đau bụng, bổ máu,… Cách sử dụng gừng hiệu quả: Pha chế với nước chấm hoặc tẩm ướp gừng trong bữa ăn,…

11. Quả nho

Nho chứa hàm lượng chất xơ, vitamin cực kỳ cao, đặc biệt là chất sắt. Từ đó tái tạo tế bào máu hiệu quả, ngăn chặn thiếu máu do trường hợp rong kinh, máu kinh ra nhiều, hạn chế đau bụng kinh. 

12. Củ nghệ

Nghệ có tác dụng kích thích lưu thông máu, cải thiện tắc kinh, trễ kinh. Ngoài ra, nghệ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm triệu chứng kinh nguyệt không đều. Chị em có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ vào món ăn hàng ngày. 

13. Rau mùi tây

Nằm trong top thực phẩm điều hòa kinh nguyệt tốt có lẽ phải kể đến rau mùi tây. Trong rau mùi tây có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, K,… giúp giảm đau bụng kinh, ổn định kỳ kinh. Ngoài ra, rau mùi tây giúp giãn nở tử cung, giúp máu kinh được đẩy ra ngoài dễ dàng. 

14. Quả chà là

Quả chà là được coi là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh hiệu quả. Loại quả này được sử dụng như một món ăn vặt giúp chị em bù đắp vào lượng máu kinh đã mất do tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây ra. 

15. Rau thì là

Rau thì là

Rau thì là

Theo y học cổ truyền, rau thì là tính ấm, giảm đau, bổ máu. Lá thì là được chế biến trong các món ăn như: Cá nấu, chả mực, chả cá,… nhằm át vị tanh, tăng hương vị món ăn. Hạt thì là có thể đem xay nhuyễn để ướp thực phẩm hoặc hãm trà uống hàng ngày. 

16. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các loại thực phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai,… giúp bổ sung một lượng vitamin D cực kỳ lớn. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Chị em có thể thay thế sữa bằng các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt khác để bổ sung vitamin D như: Ngũ cốc, nước cam, nấm, hải sản,… 

17. Rau súp lơ

Rau súp lơ chứa một lượng lớn vitamin B khá dồi dào. Dưỡng chất này giúp điều hòa kỳ kinh, giảm triệu chứng khó chịu trong ngày hành kinh. Do đó, chị em có thể ăn súp lơ hàng ngày hoặc chế biến thành nhiều món ngon: Súp lơ luộc, súp lơ xào thịt bò,… 

18. Cá hồi

giúp cân bằng hormone giới tính nữ, cải thiện tình trạng kinh nguyệt bất thường như rong kinh, ít kinh,… Ngoài ra, cá hồi còn cung cấp lượng omega-3 rất lớn, chống lão hóa, cải thiện chức năng buồng trứng, giảm cảm giác mệt mỏi ngày “đèn đỏ”.

Cá hồi

Cá hồi

19. Các loại hạt

Một số loại hạt như hạt vừng đen, hạt óc chó, các loại đậu,… chứa nhiều vitamin B, chất xơ, omega-3, chất sắt,… Những chất này có tác dụng thải độc, ngăn chặn tình trạng thiếu máu, hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

20. Rau xanh

Trong thực đơn của chị em bị rối loạn kinh nguyệt, không thể thiếu rau xanh, chẳng hạn như rau cải, rau bina,… Những thực phẩm này chứa hàm lượng nitrat cao, có tác dụng làm giãn nở mạch máu trong cơ thể, tăng cường lưu thông máu, duy trì ổn định chu kỳ kinh,…

[Shortcode bác sĩ Vân]
[Shortcode tư vấn 3]

Rối loạn kinh nguyệt kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm điều hòa kinh nguyệt kể trên. Một số loại thực phẩm khác có thể khiến triệu chứng kinh nguyệt không đều thêm nghiêm trọng. Ảnh hưởng lớn tới quá trình hỗ trợ điều trị bệnh, chị em nên tránh sử dụng. Cụ thể: 

Rối loạn kinh nguyệt kiêng ăn gì

Rối loạn kinh nguyệt kiêng ăn gì

1. Socola

Ăn quá nhiều socola có thể gây kích thích cơ co thắt trong tử cung, khiến cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, trong socola còn chứa nhiều đường, nếu sử dụng trong ngày “đèn đỏ” khiến cơn đau bụng kinh thêm nghiêm trọng hơn. 

2. Thức ăn chứa nhiều muối

Nếu chị em bị rối loạn kinh nguyệt hãy hạn chế ăn muối, đồ ăn mặn, tốt nhất nên ăn nhạt. Nêm quá nhiều muối vào trong thức ăn khiến cơ thể bị tích nhiều nước, gây đau tức bụng, tăng cảm giác khó chịu khi kỳ kinh nguyệt xuất hiện. 

3. Thức uống chứa cồn

Chị em bị rối loạn kinh nguyệt tuyệt đối hạn chế sử dụng nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn. Vì chất cồn đi vào cơ thể sẽ kích hoạt cơ trơn ở tử cung co bóp mạnh, dẫn tới đau bụng, ra nhiều máu kinh,… 

4. Rối loạn kinh nguyệt hạn chế dùng thực phẩm có tính hàn

Nếu ăn nhiều thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, trái cây chứa nhiều đường,… Chị em có thể bị lạnh bụng, kích thích mạch máu, tăng cảm giác đau tức, khó chịu ở vùng bụng dưới,… Do đó, chị em nên cắt giảm thực phẩm có tính hàn. 

5. Các thức ăn cay nóng

Ăn nhiều đồ cay nóng có thể khiến chị em nóng trong người, nổi mụn, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt. Muốn khắc phục tình trạng kinh nguyệt rối loạn, chị em nên kiêng đồ ăn cay nóng. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Qua nội dung trong bài, chị em đã biết thực phẩm điều hòa kinh nguyệt nào hiệu quả, an toàn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 0243.9656.999 nếu bạn còn có điều gì thắc mắc cần được tư vấn nhé.

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!