Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh: Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là 1 trong những hội chứng có thể xảy ra với phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Do hormone sinh dục suy giảm nên các endorphins sẽ không được tiết, từ đó gây nên các triệu chứng cơ năng mãn kinh như đau nhức xương khớp, rối loạn tâm sinh lý hay rối loạn vận mạch. Để tìm hiểu kỹ hơn rối loạn vận mạch là gì, nguyên nhân, cách điều trị thế nào? chị em đừng bỏ lỡ những thông tin chia sẻ dưới đây. 

Tìm hiểu về hội chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn mãn kinh và hầu như người phụ nữ nào cũng sẽ gặp phải. Bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường xuyên cảm thấy bốc hỏa, gây cảm giác nóng phừng phừng đột ngột và cảm giác này xuất hiện nhiều ở vùng cổ, ngực hay mặt. Thậm chí hội chứng này còn biểu hiện qua dấu hiệu hay lo lắng, nhiều khi thức dậy giữa đêm, người bị ướt sũng mồ hôi. 

Tìm hiểu về hội chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Tìm hiểu về hội chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Nguyên nhân gây rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không có nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, các bác sĩ lại tin rằng, việc thiếu đi 1 số loại hormone chính là nguyên nhân gây ra các tác động này. Việc thiếu hụt hormone khiến vùng dưới đồi và 1 phần bộ não vốn chịu trách nhiệm điều chỉnh thân nhiệt cơ thể nay đã trở nên nhạy cảm hơn, từ đó mới dẫn đến rối loạn vận mạch. 

Ngoài ra, hiện nay cũng chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao phụ nữ gặp phải hội chứng này nhưng có người lại không gặp hay tại sao những cơn bốc hỏa lại có nhiều mức độ nghiêm trọng khác biệt như vậy. 

Nguyên nhân gây rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh là gì?

Nguyên nhân gây rối loạn vận mạch là gì?

Vậy đối tượng nào dễ gặp phải rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh nhất?

Không phải người phụ nữ nào cũng gặp phải triệu chứng vận mạch nhưng theo thống kê, đa số phụ nữ vẫn phải trải qua và chịu đựng nó. Những đối tượng dễ gặp phải hội chứng này nhất bao gồm: 

  • Người hút thuốc: Những phụ nữ có thói quen hút thuốc sẽ có nguy cơ cao trải qua rối loạn vận mạch giai đoạn mãn kinh so với những người không hút thuốc. 
  • Người béo phì: Những người phụ nữ bị thừa cân sẽ có nguy cơ cao rối loạn vận mạch và có những cơn bốc hỏa kéo dài trong giai đoạn mãn kinh. 
  • Yếu tố sắc tộc: Người phụ nữ Mỹ gốc Phi sẽ có tỷ lệ bốc hỏa cao hơn nữ giới châu Âu. Trong khi đó, phụ nữ châu Á lại ít gặp triệu chứng vận mạch hơn so với các châu lục khác. 
  • Ngoài ra, theo kết quả trên tạp chí Menopause, người phụ nữ có tiền sử mang thai, tăng huyết áp, tiền sử chứng sản giật có nguy cơ cao bị rối loạn vận mạch thời kỳ mãn kinh. 
[Shortcode tư vấn 1]

Dấu hiệu rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh biểu hiện điển hình ở những cơn bốc hỏa. Tình trạng thân nhiệt nóng từng đợt, ra mồ hôi ban đêm do mất cân bằng vận mạch đã gây ảnh hưởng đến 75-85% phụ nữ và đa số thường xuất hiện trước khi phụ nữ mất kinh hoàn toàn. 

Dấu hiệu rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Dấu hiệu rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Các triệu chứng rối loạn vận mạch thường kéo dài trung bình 7,4 năm, có nhiều trường hợp cá biệt kéo dài trên 10 năm.

  • Luôn cảm thấy nóng bực, thường xuyên đổ mồ hôi, đôi khi rất nhiều. 
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, cảm giác rõ nhất ở mặt, đầu, cổ; thậm chí còn trở nên đỏ và ấm. 
  • Cảm giác này có thể thay đổi liên tục theo giai đoạn, có thể kéo dài 30s – 5 phút, sau đó có thể chuyển sang ớn lạnh, cảm giác giống như việc bị đổ mồ hôi vào ban đêm. 

Mức độ ảnh hưởng của rối loạn vận mạch tiền mãn kinh

Hội chứng rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh kéo dài khiến chị em thường xuyên mất ngủ, khó ngủ, từ đó gây bệnh mất ngủ mãn tính. Hơn nữa, những phụ nữ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương…

Theo kết quả nghiên cứu tại đại học Harvard, triệu chứng trầm cảm, stress cũng liên quan đến tình trạng rối loạn thời kỳ mãn kinh. Con số khác là khảo sát thăm hỏi chất lượng giấc ngủ thì có đến 42,1% phụ nữ cho biết có bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi…

Cách điều trị rối loạn vận mạch cho chị em

Chị em bị rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh nên đi thăm khám bác sĩ để xác định mức độ bệnh, từ đó có phác đồ điều trị tốt nhất. 

Cách điều trị rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh cho chị em

Cách điều trị rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh cho chị em

Các bác sĩ có thể chỉ định bổ sung Estrogen để cải thiện rõ rệt các dấu hiệu vận mạch trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bổ sung Estrogen cần được sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ. Bởi nếu tự ý bổ sung Estrogen nhân tạo lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ khác như kích thích phát triển ung thư vú hay ung thư nội mạc tử cung. 

Phụ nữ nên sử dụng estrogen vào trước năm 60 tuổi để đạt được kết quả điều trị tốt hơn và hạn chế được rủi ro. Tuy nhiên, 1 số người nữ không muốn sử dụng estrogen nhân tạo thì bác sĩ có thể cân nhắc xem xét chỉ định dùng thuốc bao gồm: paroxetine, venlafaxine hay fluoxetine (loại thuốc chống trầm cảm)…Trên thực tế, các loại thuốc này không được đánh giá cao vì hiệu quả thấp.

Biện pháp kiểm soát rối loạn vận mạch

Biện pháp kiểm soát rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

Biện pháp kiểm soát rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh

  • Thay đổi lối sống tích cực là điều tất cả phụ nữ nên thực hiện, dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa. 
  • Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, phụ nữ có thể thực hiện thay đổi lối sống để giảm triệu chứng rối loạn vận mạch như: tránh dùng các loại thực phẩm có thể dẫn đến bốc hỏa, đau đầu như rượu, món ăn nóng – nhiều gia vị, bao gồm cả cà phê và trà.  
  • Bỏ thuốc lá vì thuốc lá có thể tác động kích thích suy giảm estrogen, từ đó làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng giai đoạn mãn kinh (bao gồm cả rối loạn vận mạch). 
  • Mặc quần áo mát mẻ, chất liệu mỏng nhẹ, thoáng, tạo cảm giác dễ chịu khi nhận. 
  • Luôn mang theo chai nước để uống bất kỳ lúc nào, làm dịu nhẹ đi các triệu chứng bốc hỏa, khó chịu. 
  • Tránh thể dục, thể thao trước giờ đi ngủ vì có thể tăng thân nhiệt và dẫn đến khó ngủ. 
  • Tập thở theo nhịp chậm – sâu khi phát hiện triệu chứng rối loạn vận mạch. Các chuyên gia cũng cho biết, điều quan trọng nhất ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần phải duy trì sức khỏe tốt nhất, tâm lý thoải mái để ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng rối loạn vận mạch. 

Ngoài ra, có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn vận mạch không cần đơn thuốc như bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu isoflavone sinh học. Chất này có chứa thành phần cấu trúc rất giống estrogen và là chất có tác dụng thay thế estrogen trong cơ thể. Trong đó, đậu nành hay hàu sữa là 2 loại thực phẩm giàu isoflavone hàng đầu trong các loại thực phẩm hiện nay. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Hy vọng rằng, với những thông tin chia sẻ về “rối loạn vận mạch tuổi mãn kinh” đã giúp chị em hiểu rõ hơn về hội chứng này. Nếu những thông tin phía trên chưa giải đáp được băn khoăn của chị em, hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để sớm được giải đáp. 

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!