Kinh nguyệt lần đầu có màu gì? Lần đầu có kinh cần làm gì?

Kinh nguyệt lần đầu có màu gì là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Dù đã trải qua giai đoạn kinh nguyệt nhưng nhiều chị em chưa có đủ kinh nghiệm chia sẻ cùng con trẻ. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng khiến chị em tốn không ít thời gian loay hoay tìm lời giải đáp. Theo dõi bài viết dưới đây để biết máu kinh xuất hiện lần đầu có màu gì.

Kinh nguyệt lần đầu tiên màu gì?

Trước khi tìm hiểu kinh nguyệt lần đầu có màu gì, chị em nên biết trước khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên, ở cơ thể bạn gái sẽ có những thay đổi về sinh học và hình thái học. Đồng thời, bạn gái cao nhanh và tăng trọng lượng nhanh với tốc độ tăng trưởng tối đa ở 11 tuổi (mỗi năm cao thêm 5-7 cm).

Kinh nguyệt lần đầu tiên màu gì?

Kinh nguyệt lần đầu tiên màu gì?

Tiến trình này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền trong gia đình hay hoàn cảnh sống. So với thế hệ trước, tuổi dậy thì ở nữ hiện nay thường xuất hiện sớm hơn. Sau tuổi dậy thì, tốc độ phát triển về kích thước, tăng trưởng, trọng lượng chậm lại.

Kinh nguyệt lần đầu sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Trong một số trường hợp, máu kinh sẽ có màu nâu. Tuy nhiên, chị em đừng quá lo lắng vì điều này hoàn toàn bình thường. 

Nguyên nhân của tình trạng máu kinh màu nâu khi tới tháng lần đầu tiên đó là do niêm mạc bong sớm nhưng lượng máu mất đi quá ít. Do đó, thời gian để máu chảy sẽ lâu hơn và tiếp xúc với oxy trong thời gian dài hơn. Quá trình oxy hóa dài sẽ khiến kinh nguyệt chuyển từ màu đỏ sang nâu.

[Shortcode tư vấn 1]

Kinh nguyệt lần đầu kéo dài bao lâu?

Ngoài việc quan tâm kinh nguyệt lần đầu có màu gì, chị em còn băn khoăn kinh nguyệt lần đầu kéo dài bao lâu? Thực tế cho thấy khi có kinh lần đầu, lượng máu kinh sẽ khá ít, thậm chí chỉ là một vết máu màu nâu đỏ và chỉ xuất hiện trong một vài ngày. Đây là dấu hiệu rõ rệt nhất để các nàng biết rằng mình đã bắt đầu có kinh nguyệt.

Kinh nguyệt lần đầu kéo dài bao lâu?

Kinh nguyệt lần đầu kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh sẽ diễn ra từ 3 – 5 ngày nhưng có một số bạn gái kỳ hành kinh lần đầu chỉ có 2 ngày, thậm chí có bạn kéo dài lên tới 7 ngày. 

Hiện tượng này hoàn toàn bình thường vì thời điểm dậy thì là lúc lượng hormone trong cơ thể đang trong giai đoạn điều tiết, chưa thật sự ổn định nên kỳ kinh chưa đều như người trưởng thành.

Để kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, chị em cần đến 5 hoặc 6 năm kể từ lần có kinh đầu tiên. Tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn tùy vào cơ địa mỗi nữ giới.

Bạn gái có kinh nguyệt lần đầu nên làm gì?

Ngoài việc quan tâm kinh nguyệt lần đầu có màu gì, chị em cũng nên biết lần đầu có kinh nên làm gì? ể không bị bối rối khi lần đầu có kinh nguyệt, bạn gái nên đem theo băng vệ sinh khi ra ngoài.

Bạn gái có kinh nguyệt lần đầu nên làm gì?

Bạn gái có kinh nguyệt lần đầu nên làm gì?

Việc sử dụng băng vệ sinh đúng cách không phức tạp. Đầu tiên, các bạn gái bóc lớp giấy bên ngoài. Sau đó lột miếng giấy dán bảo vệ và dán vào đáy của quần nhỏ. Các bạn hãy dán miếng băng thẳng và dán 2 mép băng xuống phía  dưới đáy quần để cố định miếng băng giúp thoải mái vận động hơn. 

Lưu ý: Đừng quên gói gọn miếng băng đã sử dụng bằng giấy bọc bên ngoài trước khi cho vào thùng rác. Và đặc biệt thay băng vệ sinh cách 3 – 4 tiếng/lần. 

Những triệu chứng có kinh nguyệt lần đầu

Những triệu chứng có kinh nguyệt lần đầu

Thực tế cho thấy nhiều bạn nữ khi có kinh lần đầu nhưng đang đi học, đi chơi và không đem theo băng vệ sinh khiến bạn cảm thấy xấu hổ, không tự tin. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của bạn gái vì không biết cách xoay sở thế nào trong những ngày này. 

Lời khuyên dành cho bạn gái nếu có kinh khi đang ở trường là nhanh chóng tìm gặp giáo viên hoặc đến phòng y tế của trường để nhận sự giúp đỡ. 

Những triệu chứng có kinh nguyệt lần đầu

Ngoài việc quan tâm kinh nguyệt lần đầu có màu gì, chị em còn thắc mắc các triệu chứng đi kèm với kinh nguyệt lần đầu là gì? Nắm rõ trước dấu hiệu giúp bạn gái chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi bước vào giai đoạn quan trọng trong cuộc đời.

#1. Ngực phát triển nhanh

Một trong những dấu hiệu có kinh của các bạn gái đó là sự phát triển ngực. Cụ thể, các bạn sẽ thấy sự nhú lên của hai bên ngực và ngày càng phát triển theo thời gian. Theo các nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của nữ giới sẽ xuất hiện sau khoảng 2 năm kể từ khi ngực bắt đầu có dấu hiệu phát triển.

Ngực phát triển nhanh

Ngực phát triển nhanh

#2. Lông mu bắt đầu xuất hiện

Cùng với sự phát triển của ngực, triệu chứng có kinh ở tuổi dậy thì cũng khá rõ ràng chính là việc xuất hiện của lông vùng kín. Lúc đầu các sợi lông này sẽ rất mỏng, mềm mại nhưng sau một thời gian sẽ trở nên thô cứng. Cũng giống như ngực, sau khoảng 2 năm khi có hiện tượng mọc lông mu, kinh nguyệt của các bạn nữ sẽ xuất hiện.

#3. Dịch âm đạo xuất hiện

Dịch âm đạo là chất nhầy tiết ra ở vùng kín, có màu vàng hoặc trắng. Sự xuất hiện của dịch âm đạo là một trong những dấu hiệu có kinh nguyệt đầu tiên dễ dàng nhận thấy. Sau khi dịch âm đạo xuất hiện khoảng vài tháng, bạn sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Dịch âm đạo xuất hiện

Dịch âm đạo xuất hiện

#4. Một số dấu hiệu có kinh sớm khác

  • Có cảm giác đau tức vùng bụng dưới
  • Căng tức ngực: thông thường dấu hiệu này sẽ xuất hiện 1-2 tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
  • Sự thay đổi của da. Da dẻ trở nên nhạy cảm, tiết nhiều dầu hơn và dễ nổi mụn hơn bình thường
[Shortcode bác sĩ Vân]

Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Ngoài việc quan tâm kinh nguyệt lần đầu có màu gì, chị em còn băn khoăn có kinh nguyệt hiến máu được không. Hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào nói rằng có kinh nguyệt thì không thể hiến máu.

Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Có kinh nguyệt hiến máu được không?

Tuy nhiên, nữ giới vẫn nên tránh hiếm máu trong ngày này vì lượng máu trong thời kỳ này trong cơ thể nữ giới bị thâm hụt khá nhiều. Tiếp tục hiến máu sẽ khiến nữ giới thiếu máu, suy nhược cơ thể, hạ huyết áp,… Nếu bạn muốn hiến máu thì tốt nhất nên cách khoảng 7 ngày trước và sau chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu thuộc các đối tượng sau bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ về việc hiến máu. Vì có thể gây ra bất lợi cho sức khỏe: Tiêm vắc-xin, người mới ốm dậy, xăm trổ trên da, bấm lỗ tai, bấm mũi, bấm rốn,… Hoặc người vừa khỏi các bệnh: Bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết, viêm tắc động mạch, viêm tủy xương, viêm tụy, bị rắn cắn,… 

Ngoài ra những người vừa mới can thiệp ngoại khoa, người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, phụ nữ có thai, cho con bú, bị cường kinh, đa kinh, thiếu máu,… 

Bên cạnh lưu ý về hiến máu, chị em cũng nên quan tâm đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, không gây mệt mỏi, khó chịu trong kỳ kinh:

  • Tăng cường protein ít mỡ và giàu chất xơ: Nhằm ổn định lượng đường trong máu
  • Chia nhỏ bữa ăn để cơ thể không quá đói hay quá no, hạn chế buồn nôn
  • Cung cấp thực phẩm giàu sắt để bổ sung lượng máu mất đi
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi,…
  • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế hoạt động bơi lội, chạy nhảy trong kỳ hành kinh
Ưu đãi khám

Ưu đãi khám

[Shortcode tư vấn 3]

Kinh nguyệt là một biểu hiện hết sức bình thường mà phụ nữ nào cũng phải trải qua. Hy vọng bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về kinh nguyệt lần đầu có màu gì, các triệu chứng đi kèm màu kinh nguyệt lần đầu, có kinh nguyệt được hiến máu không. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ giải đáp miễn phí. 

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!