Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng bất thường khiến nhiều chị em lo lắng. Tình trạng này gây khó khăn cho những gia đình muốn có thêm con và nguy hại hơn nó còn đe dọa sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, phái đẹp tuyệt đối không chủ quan khi kinh nguyệt không đều sau sinh.
Danh mục bài viết
Sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất do đâu?
Theo nghiên cứu, khoảng 40% phụ nữ có thể có kinh trở lại bình thường sau sinh con 6 tuần, đa số trở lại khoảng 24 tuần sau sinh con. Tuy nhiên, vấn đề này tùy thuộc việc bạn có cho con bú không. Nếu phụ nữ không cho con bú, kinh nguyệt có thể trở lại sớm và ngược lại. Trường hợp này gọi là rối loạn kinh nguyệt sau sinh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể kể đến một số tác nhân sau:
1. Thay đổi nội tiết
Mang thai và sinh con khiến cơ thể người mẹ thay đổi nhiều, đặc biệt hormone sinh dục. Chính sự thay đổi bất thường này mà sau sinh, chị em có thể gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ được điều chỉnh bởi hoạt động của hệ thống nội tiết gồm estrogen và progesterone. Khi hệ thống nội tiết này không cân bằng, thì chu kỳ kinh sẽ bị rối loạn.
2. Cơ thể thay đổi sau mang thai
Cơ thể trong và sau mang thai sẽ có những thay đổi lớn: Cân nặng, rối loạn kinh nguyệt, bong da tay,… Đặc biệt, cân nặng có thể tăng lên nhanh chóng, khó kiểm soát. Ngược lại, sau sinh, một số chị em gầy đi do chế độ ăn uống, thiếu ngủ.
Cân nặng người mẹ là một trong những thông số quan trọng quyết định chu kỳ kinh nguyệt có khỏe mạnh hay không. Vì vậy, cả hai trường hợp tăng và sụt cân đều ảnh hưởng trực tiếp hormone trong cơ thể, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
3. Nuôi con bằng sữa mẹ
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do nuôi con bằng sữa mẹ. Khi cho con bú, hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa từ tuyến vú là Prolactin – đây là nguyên nhân ngăn chặn quá trình rụng trứng. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tác động đến chu kỳ kinh của phụ nữ. Vô tình làm chậm hoạt động của buồng trứng, khiến kinh nguyệt chậm hoặc bất thường.
4. Mắc bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là mối đe dọa với sức khỏe, khả năng sinh sản của người phụ nữ, đặc biệt phụ nữ sau sinh. Vì trong quá trình sinh nở, cần tiến hành rạch tầng sinh môn khiến vùng kín dễ bị vi khuẩn, nấm, ngứa tấn công.
Ngoài ra, vệ sinh không sạch sẽ gây viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu,… đây là tác nhân chính dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.
5. Tâm lý không ổn định
Chăm sóc một em bé chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ người mẹ nào, đặc biệt lần đầu. Điều này khiến chị em mệt mỏi, căng thẳng.
Nếu tình trạng tâm lý trầm trọng, có thể tác động đến vùng dưới đồi và ảnh hưởng trực tiếp hệ trục nội tiết não bộ, tuyến yên, buồng trứng. Từ đó khiến việc sản xuất hormone sinh dục nữ tại buồng trứng không như bình thường, hệ quả là gây rối loạn kinh nguyệt.
Dấu hiệu sau sinh thường bị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều khó tránh khỏi, chị em không thể làm gì để ngăn chặn nó xảy ra vì đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên, chị em cần nắm rõ chính xác những triệu chứng để có thể điều trị một cách tốt nhất.
Triệu chứng nhận biết kinh nguyệt không đều sau sinh đối với mỗi chị em rất khác nhau:
- Vòng tuần hoàn kinh nguyệt bất thường: Thông thường, một chu kỳ kinh kéo dài từ 28 – 32 ngày và kéo dài 3 – 7 ngày. Nếu vòng kinh đến sớm hoặc muộn hơn thời gian này, chị em đã bị rối loạn kinh nguyệt.
- Máu kinh có màu lạ: Máu kinh vón cục, có màu đen kết hợp kinh nguyệt đến muộn, tháng có tháng không chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt
- Đau bụng dữ dội: Đối với phụ nữ sau sinh, khi đã chịu cơn đau dữ dội từ sinh nở thì đau bụng kinh không còn là vấn đề. Nếu chị em thấy đau bụng kinh dữ dội, quằn quại thì chính là chu kỳ kinh không đều sau sinh.
- Thời gian mất kinh quá lâu: Với bà mẹ sinh mổ, sau 2 – 3 tháng kinh sẽ trở lại bình thường. Trường hợp sinh thường thì 6 tháng đến 1 năm. Nếu quá thời gian trên vẫn không có kinh, chắc chắn chị em đang bị rối loạn.
- Đau đầu vú: Đây là triệu chứng rối loạn nội tiết, là tình trạng chung của mẹ “bỉm sữa” bị rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ nguy hiểm không?
Thực tế, rối loạn kinh nguyệt sau sinh thường hay sinh mổ đều nguy hiểm. Nếu gặp phải một trong những trường hợp dưới đây, chị em nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Thời gian hành kinh kéo dài từ 8 – 14 ngày, lượng máu ra nhiều, máu cục đông, màu thẫm,… có thể là triệu chứng cảnh báo chị em bị viêm cơ quan sinh sản, tổn thương thành nội mạc tử cung,…
- Kinh thưa, tháng có tháng không, thậm chí 1 năm có 1 – 2 lần là triệu chứng bất thường ở buồng trứng như suy yếu buồng trứng, đa nang buồng trứng,…
- Nếu sau sinh 2 năm vẫn chưa có kinh, chị em có thể bị một vài biến chứng như dính buồng tử cung, ống cổ tử cung gây tắc kinh, vô sinh,…
- Sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh người phụ nữ bị mất kinh hoàn toàn gọi là vô kinh thứ phát. Nguyên nhân do bệnh lý ở buồng trứng, tử cung, viêm phụ khoa,…
Điều trị sau sinh 1 tháng có kinh 2 lần
Sinh con là niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Bên cạnh đó, chị em còn phải chịu nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Trong đó, mọi thay đổi trên cơ thể đều bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố, nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Vậy cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả?
Trường hợp kinh nguyệt sau sinh không đều do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, chị em cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu đang ở Hà Nội, chị em hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) để bác sĩ thăm khám, chữa trị.
Trường hợp do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… bác sĩ của phòng khám áp dụng phương pháp ngoại khoa: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại).
Ưu điểm: Tiêu diệt tận gốc mầm bệnh gây viêm nhiễm. Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Hạn chế nguy cơ biến chứng và tái phát,…
Trường hợp do viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ của phòng khám áp dụng phương pháp ngoại khoa: Đông – tây y kết hợp sóng cao tần RFA.
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu. Vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh. Không để lại sẹo xấu cổ tử cung. Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản,…
Đặc biệt, thuốc đông y giúp tăng cường nội tiết tố nữ, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, …
Giải pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Chị em phụ nữ có thể học cách thay đổi lối sống bản thân để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh của mình một cách ổn định hơn. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
- Uống đủ 2 lít nước/ngày giúp cơ quan trong cơ thể hoạt động ổn định, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
- Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, đi bộ mỗi ngày 15 – 20 phút
- Duy trì giấc ngủ mỗi ngày 8 tiếng để cơ thể nghỉ ngơi, cân bằng nội tiết tố
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh làm việc quá sức
- Không sử dụng thuốc tránh thai vì chứa tác dụng phụ gây rối loạn nội tiết tố
Qua nội dung trong bài, chị em đã biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh do đâu, có nguy hiểm không. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.