Sự thật thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt có đúng không?

Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt có đúng không? hiện đang là câu hỏi được nhiều chị em đang sử dụng quan tâm. Đây là loại thuốc điều trị mụn, giảm sự bài tiết bã nhờn, giảm sưng viêm cho da rất tốt. Tuy nhiên, rất nhiều chị em chia sẻ rằng sau khi uống iso bị rối loạn kinh nguyệt, vậy sự thật là như thế nào?

Thông tin cần biết về thuốc Isotretinoin

Isotretinoin (còn gọi là 13-cis-retinoic acid) là thuốc dùng trong điều trị mụn, với nguyên lý là giảm sự bài tiết bã nhờn tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó phòng ngừa sự hình thành mụn trên da. Tuy nhiên, 1 số ý kiến chia sẻ rằng sau khi sử dụng thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt liệu có đúng hay không?

Thông tin cần biết về thuốc Isotretinoin

Thông tin cần biết về thuốc Isotretinoin

Thuốc isotretinoin được sản xuất nhiều ở nhiều dạng như viên uống, dạng gel bôi bên ngoài da và đây cũng là loại kháng sinh cho da nên khi sử dụng ít nhiều sẽ gây tác dụng phụ. 

Công dụng của thuốc Isotretinoin:

Thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn, nếu được sử dụng đúng liều lượng đã kê theo đơn của bác sĩ thì sẽ mang lại hiệu quả trị mụn tốt nhất, đồng thời phòng tránh được mụn tái phát.

Dưới tác động của thuốc, nồng độ pH trên da sẽ thay đổi giúp ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Cũng vì vậy, thuốc được khuyến cáo sử dụng với những trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng, còn các trường hợp nhẹ sẽ phải dùng theo liều lượng phù hợp để tránh gây tác dụng phụ.

[Shortcode tư vấn 1]

Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt liệu có đúng không?

Việc sử dụng thuốc isotretinoin chỉ nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không nên tự mua về và điều trị. Bởi chính việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng đã gây ra những tác dụng phụ, trong đó có thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt hoặc cường kinh ở nữ giới.

Thuốc isotretinoin vốn được chiết xuất từ vitamin A tổng hợp ở nồng độ cao, từ đó đủ khả năng tác động sâu vào tuyến bã nhờn, làm giảm bài tiết dầu nhờn giúp cải thiện rõ rệt tình trạng mụn. 

Về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra và thuốc isotretinoin không gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt nên chị em hoàn toàn yên tâm sử dụng thuốc để điều trị mụn. 

Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt liệu có đúng không?

Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt liệu có đúng không?

Trong trường hợp uống iso bị rối loạn kinh nguyệt có thể do cơ thể chị em chống chỉ định với thành phần của thuốc dẫn đến nồng độ hormone estrogen bị thay đổi. Từ đó khiến cơ thể bị mất cân bằng nên mới gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. 

Khi uống thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt, chị em nên đến gặp bác sĩ điều trị ngay, đưa loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra và đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân, có đúng là do thuốc isotretinoin gây ra hay không, từ đó có hướng giải quyết kịp thời. 

Nhận biết triệu chứng rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Mặc dù thông tin thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt chưa được kiểm chứng, tuy nhiên đây lại là hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ ở tuổi dậy thì và sinh sản. Dưới đây là 1 số biểu hiện rối loạn kinh nguyệt mà chị em có thể nhận biết:

  • Kinh nguyệt sớm hoặc kinh nguyệt muộn: 1 chu kỳ kinh bình thường sẽ dao động 28-32 ngày. Nếu ngày kinh đến sớm hơn hoặc muộn hơn từ 7 ngày so với ngày dự kiến sẽ được gọi là kinh nguyệt sớm và kinh nguyệt chậm. 
  • Máu kinh bất thường: Máu kinh thường có màu đỏ sẫm vào những ngày đầu và màu đỏ tươi vào ngày cuối. Rối loạn kinh nguyệt biểu hiện ở màu máu kinh, chuyển sang màu đen, vón cục hay có cục máu đông lớn.
  • Lượng máu ra không ổn định: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em sẽ thấy lượng máu kinh ra không đều, tháng nhiều, tháng ít. Thời gian kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn đột ngột. 
  • Vô kinh: Đột ngột mất kinh từ 3 chu kỳ trở lên cũng là 1 triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt.
  • Chảy máu âm đạo sau quan hệ: Đây cũng là 1 dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt và cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc những tổn thương ở vùng kín. 
[Shortcode bác sĩ Vân]

Thuốc Isotretinoin có gây tác dụng phụ không? Thông tin từ MHRA

Như đã chia sẻ, việc thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt thường trong trường hợp người bệnh sử dụng sai liều lượng hoặc không đáp ứng với thành phần thuốc. Tuy nhiên, theo cảnh báo của Cơ quan Quản lý Dược phẩm Anh (MHRA), việc sử dụng isotretinoin vẫn có thể gây ra 1 số tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc isotretinoin đường uống

Trước khi kê đơn, chắc chắn rằng bác sĩ sẽ tư vấn đến chị em 1 số tác dụng phụ của thuốc, nhưng hãy yên tâm rằng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Trong trường hợp tác dụng phụ ngày càng nặng và rõ rệt thì nên ngừng uống isotretinoin và đến gặp ngay bác sĩ điều trị. Một số tác dụng phụ của isotretinoin gây ra bao gồm: 

  • Rối loạn chức năng tình dục, giảm ham muốn.
  • Gây khô môi, khô mắt, khô mũi, viêm môi, khô âm đạo, khô niêm mạc hậu môn. 
  • Tăng tuyến mồ hôi, dễ bị kích ứng mắt, thường xuyên chảy nước mắt.
  • Rụng tóc tạm thời.
  • Đau đầu, đau cơ khớp
  • Nhiễm trùng da, chàm da, chốc hoặc viêm da cấp tính, da nhạy cảm với ánh sáng
  • Mệt mỏi, dễ bị cáu bẳn, stress, giảm thị lực
  • Tăng triglyceride máu
  • Một số trường hợp được phát hiện chảy máu cam, chảy máu chân răng.
  • Phụ nữ có thai dùng thuốc isotretinoin, thai nhi dễ bị dị tật, sảy thai…

Lưu ý: Những trường hợp gặp tác dụng phụ kéo dài, nhất là uống iso bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu cam, chảy máu chân răng… thì nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. 

Thuốc Isotretinoin có gây tác dụng phụ không? Thông tin từ MHRA

Thuốc Isotretinoin có gây tác dụng phụ không? Thông tin từ MHRA

Thuốc isotretinoin dạng bôi ngoài da

Chỉ nên dùng cho người bị mụn trứng cá thể nhẹ, bởi thuốc có thể gây kích ứng da, da trở nên nóng đỏ, ngứa ngáy, dễ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. 

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ của thuốc isotretinoin?

Isotretinoin có thể gây khô da, thậm chí ửng đỏ, bong tróc da do đó chị em nên bôi kem dưỡng ẩm để tránh tác dụng phụ này và đừng quên bôi kem chống nắng khi ra ngoài để bảo vệ làn da đang bị tổn thương. 

Tất cả các sản phẩm sử dụng đều nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tốt nhất. Trường hợp bị giảm thị lực lâu ngày do uống thuốc isotretinoin thì cũng nên đến gặp bác sĩ sớm để được khắc phục kịp thời.

Thuốc isotretinoin có tác dụng điều trị mụn rất tốt nhưng chỉ nên áp dụng khi tình trạng mụn nghiêm trọng, không đáp ứng điều trị với benzoyl peroxide hoặc clindamycin (dùng cho da) hay tetracyclin/ minocyclin (dùng đường uống).

Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt phải làm thế nào?

Việc sử dụng thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt là không có. Do đó, nếu phát hiện bị rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên theo dõi thường xuyên các triệu chứng xảy ra và có kế hoạch đi khám sớm nhất. 

Hơn thế nữa, phác đồ điều trị bằng isotretinoin thường được áp dụng cho tình trạng mụn viêm nghiêm trọng, với trường hợp nhẹ nên thay thế sử dụng retinol hay spironolactone để ngăn ngừa 1 số tác dụng phụ xảy ra. 

Sau khi thăm khám, nếu rối loạn kinh nguyệt được xác định do bệnh lý gây nên thì chị em nên sớm điều trị dứt điểm. Và việc điều trị các bệnh phụ khoa vẫn cần thiết phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc tràn lan trên mạng về điều trị. 

Với những thông tin về “Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt” hy vọng rằng đã giúp chị em có cái nhìn sâu hơn về loại thuốc này. Từ đó có lựa chọn điều trị mụn trứng cá với nhiều phương pháp khác để tránh tác dụng phụ gây ra. Mọi thắc mắc về vấn đề phụ khoa, xin liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay. 

[Shortcode gói khám Phụ Khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Tìm kiếm có liên quan đến thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt

  • Ngừng uống isotretinoin
  • Chăm sóc da sau khi uống isotretinoin
  • Thuốc isotretinoin gây rối loạn kinh nguyệt
  • Uống iso bị rối loạn kinh nguyệt
  • Isotretinoin trị mụn an
  • Phác đồ điều trị bằng isotretinoin
  • Kinh nghiệm trị mụn bằng Isotretinoin
  • Uống isotretinoin có nên nặn mụn không

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!