Phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt là thắc mắc của nhiều chị em đang gặp phải hiện tượng này. Mất kinh nguyệt không phải do mang thai khiến nhiều chị em lo lắng, hoảng hốt không biết nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào? Vậy khi bị mất kinh nguyệt phải làm sao? Theo dõi ngay những chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa dưới đây.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu hiện tượng mất kinh nguyệt
Mất kinh nguyệt (hay còn gọi là vô kinh) là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện ở phụ nữ trong 1 thời gian dài, ít nhất từ 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp. Vậy những dấu hiệu nhận biết vô kinh là gì và phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt?
Bác sĩ Lê Thị Nhài – Phòng khám sản phụ khoa chất lượng cao Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, trường hợp mất kinh sẽ được chia thành 2 loại:
- Mất kinh nguyên phát: Xảy ra ở nữ giới từ 16 tuổi trở lên nhưng các bạn gái vẫn thấy những dấu hiệu dậy thì khác chứng tỏ quá trình trưởng thành.
- Mất kinh thứ phát: Những trường hợp mất kinh 3 tháng, mất kinh 4 tháng, mất kinh 6 tháng…
Một số biểu hiện mất kinh nguyệt mà chị em có thể gặp phải
Ngoài triệu chứng chính là không có kinh nguyệt dù không mang thai thì tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất kinh thì chị em còn có thể thấy một số triệu chứng bất thường khác, cụ thể là:
- Tiết dịch đục màu như sữa ở núm vú
- Rụng tóc, lông mọc nhiều bất thường
- Thị lực giảm, đau đầu thường xuyên
- Đau vùng xương chậu
- Mọc nhiều mụn trứng cá…
Lưu ý: Chị em có thể gặp phải những triệu chứng khác không được đề cập đến. Nếu bị mất kinh kèm theo những triệu chứng khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và khắc phục bị mất kinh làm sao để có lại.
Nguyên nhân tại sao bị mất kinh nguyệt?
Phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt? Thông thường, chị em bị mất kinh nguyên nhân do mang thai. Bên cạnh đó, những nguyên nhân gây mất kinh nguyệt khác thường liên quan đến các vấn đề tại cơ quan sinh sản, mất cân bằng nội tiết tố…Cụ thể là:
1. Mất kinh tự nhiên
Trong quá trình sinh hoạt, phụ nữ có thể bị mất kinh do những nguyên nhân tự nhiên, chẳng hạn như:
- Thai kỳ
- Thời kỳ cho con bú
- Giai đoạn mãn kinh
- Tác dụng phụ thuốc tránh thai: Nhiều chị em khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể bị mất kinh nguyệt. Trường hợp thuốc tránh thai được tiêm hay được cấy cũng có thể gây mất kinh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều chị em trong thời kỳ điều trị bằng 1 số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm, hóa trị ung thư, thuốc chống dị ứng…cũng có thể là nguyên nhân gây vô kinh.
- Stress: Chị em thường xuyên căng thẳng, stress có thể làm cản trở quá trình phóng noãn và ngăn cản chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện.
- Suy dinh dưỡng: Những người quá gầy, trọng lượng cơ thể quá nhỏ có thể cản trở quá trình bài tiết Estrogen, gián đoạn phóng noãn làm mất kinh nguyệt.
2. Mất kinh do bệnh lý
Phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt? Trường hợp mất kinh mà nguyên nhân do các bệnh lý gây nên thì việc thăm khám và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Một số căn bệnh có thể gây vô kinh có thể kể đến là:
- Mất cân bằng hormone: Chị em bị đa nang buồng trứng có thể bị rối loạn kinh nguyệt hoặc bị vô kinh hoàn toàn. Hội chứng này thường gây ra 1 số triệu chứng khác như béo phì, mọc mụn nội tiết, rụng tóc, lông mọc nhiều, chảy máu tử cung bất thường…
- Suy tuyến giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (bệnh cường giáp) hoặc tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp) có thể gây rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là vô kinh.
- Khối u tuyến yên: Một khối u ở tuyến yên phụ nữ có thể tác động đến quá trình điều trị nội tiết tố của kinh nguyệt.
- Sẹo tử cung: Hội chứng Asherman là tình trạng có mô sẹo tích tụ tại niêm mạc tử cung, có thể do hậu quả của việc nạo hút thai hoặc biến chứng sau điều trị u xơ tử cung. Sẹo tử cung có thể ngăn ngừa sự tích tự cũng như bong ra của lớp niêm mạc tử cung.
- Mãn kinh sớm: Những chị em bị mãn kinh sớm, trước 40 tuổi có thể dẫn đến vô kinh.
- Cơ quan sinh sản dị tật: Vấn đề phát sinh trong giai đoạn phát triển của thai nhi khiến bé gái sinh ra bị thiếu 1 bộ phận nào đó trong cơ quan sinh sản, có thể là tử cung, âm đạo hoặc cổ tử cung.
- Âm đạo có cấu trúc bất thường: Sự tắc nghẽn hay 1 màng mỏng nào đó ở âm đạo có thể ngăn cản quá trình thoát máu kinh từ tử cung và cổ tử cung.
Mất kinh nguyệt có nguy hiểm không? Nhiều chị em chủ quan nghĩ rằng, mất kinh nguyệt không nguy hiểm, hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mất kinh nguyệt có thể để lại những tai biến lâu dài cho phụ nữ. Nếu không rụng trứng và không có kinh nguyệt thì phụ nữ sẽ không thể mang thai được. Hơn nữa, khi mất kinh do nội tiết tố Estrogen thấp cũng có thể dẫn đến loãng xương ở phụ nữ.
Giải đáp: Phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt?
Câu hỏi được đặt ra: Vậy khi bị mất kinh thì phải làm sao? Theo bác sĩ Lê Thị Nhài, chị em trước tiên cần đến gặp bác sĩ phụ khoa sớm nếu phát hiện bị mất kinh ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp hoặc đã qua 15 tuổi vẫn chưa có kinh. Với mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt phù hợp nhất.
- Trong 1 số hiện tượng mất kinh tự nhiên, sử dụng liệu pháp hormone hoặc thuốc tránh thai có thể giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, khắc phục tình trạng mất kinh hiệu quả.
- Nếu trường hợp vô kinh do bẩm sinh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc chuyên khoa, nếu bệnh nặng và điển hình có thể phải can thiệp ngoại khoa.
- Nếu mất kinh do hội chứng buồng trứng đa nang, trước tiên người bệnh cần giảm can an toàn kết hợp điều trị theo chỉ định bằng 1 số loại thuốc đặc trị.
Một số phương pháp cũng có thể được chỉ định điều trị vô kinh, cụ thể:
- Thuốc điều trị buồng trứng đa nang
- Phẫu thuật bỏ mô sẹo tử cung
- Phẫu thuật bỏ khối u tuyến yên
Bên cạnh đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả mất kinh, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/ lần để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản cho bản thân.
- Giữ cân bằng cân đối cùng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
- Không tập luyện thể dục, thể thao quá sức và cần phải có sự tư vấn hướng dẫn của huấn luyện viên,
- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng để tránh gây rối loạn nội tiết tố và cải thiện tình trạng mất kinh hiệu quả.
- Nếu nguyên nhân mất kinh nguyệt do bệnh lý thì cần phải thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Tùy vào bệnh lý mắc phải, tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe hiện tại mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị hay can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để khắc phục mất kinh nguyệt.
Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ chuyên khoa Sản phụ khoa hàng đầu, chuyên thăm khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa, các vấn đề về kinh nguyệt như rối loạn kinh nguyệt, mất kinh…Quá trình thăm khám điều trị sẽ được trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu thăm khám và chỉ định điều trị, mang lại sự an tâm, tin tưởng ở chị em.
Hy vọng rằng, với những chia sẻ về vấn đề phải làm sao khi bị mất kinh nguyệt đã giúp chị em tìm được câu trả lời và chủ động đi khám kịp thời. Mọi băn khoăn chưa được đề cập trong bài, chị em hãy gọi ngay số hotline tư vấn 0243.9656.999 để nhận tư vấn miễn phí, nhanh chóng từ bác sĩ của chúng tôi.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.