Rong kinh ra máu đen là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Rong kinh ra máu đen là dấu hiệu bất thường nguy hiểm mà nhiều chị em gặp phải trong chu kỳ của mình. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa ở cổ tử cung, buồng trứng… Để tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu này cũng như đưa ra cách chữa trị hiệu quả bạn có thể tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây. 

Đặc điểm rong kinh ra máu đen cần chú ý

Rong kinh là tình trạng số ngày kinh nguyệt của chị em diễn ra dài hơn bình thường. Thông thường ngày kinh chỉ khoảng từ 3 – 7 ngày, nhưng khi bị rong kinh chị em có thể thấy kinh nguyệt kéo dài đến giữa chu kỳ kinh nguyệt. Rong kinh có thể kèm theo nhiều dấu hiệu như có mùi hôi, có máu cục đặc biệt là rong kinh có màu đen

Đặc điểm rong kinh ra máu đen

Đặc điểm rong kinh ra máu đen

Chị em sẽ thấy những ngày chu kỳ máu kinh có màu đen thay vì màu đỏ như bình thường, có thể màu đen ngả nâu. Tình trạng này chủ yếu là do máu kinh bị ứ đọng nhiều ngày trong tử cung trước khi đẩy ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có những dấu hiệu như:

  • Ra máu nhiều và liên tục trong 7 ngày, phải thay băng vệ sinh trong nhiều ngày và nhiều giờ liên tiếp
  • Phải sử dụng nhiều băng vệ sinh cùng lúc và thường xuyên phải thay băng vệ sinh do kinh nguyệt ra quá nhiều
  • Trong máu kinh xuất hiện những cục máu đông
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở do thiếu máu
  • Khí hư có mùi hôi lạ khó chịu
  • Vùng kín bị đau rát, nhất là khi quan hệ 

Nếu bạn thấy có dấu hiệu rong kinh màu đen kèm theo những dấu hiệu nêu trên đây thì nên có kế hoạch thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

[Shortcode tư vấn 1]

Nguyên nhân rong kinh ra máu đen là do đâu?

Rong kinh ra máu đen có thể do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau, trong đó có những nguyên nhân do sinh lý nhưng cũng có thể là do mắc các bệnh lý. Nguyên nhân gây bệnh có thể là các lý do sau: 

Nguyên nhân rong kinh ra máu đen

Nguyên nhân rong kinh ra máu đen

  • Do sự mất cân bằng hormone: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường được tác động bởi hormone progesterone và estrogen, chúng sẽ điều chỉnh quá trình tích tụ nội mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có sự mất cân bằng giữa các hormone, nội mạc tử cung bị phát triển quá mức và khiến bạn bị chảy máu nặng hơn. 
  • Do mắc bệnh u xơ tử cung: U xơ tử cung là căn bệnh rất thường gặp trong độ tuổi sinh sản của chị em phụ nữ, nếu kích thước khối tử cung lớn sẽ gây chảy máu kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn và dẫn đến rong kinh. 
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Thường gặp nếu quá trình rụng trứng không giải phóng trứng, cơ thể không sản xuất hormone progesterone, dẫn đến sự mất cân bằng hormone và làm tăng nguy cơ bị rong kinh. 
  • Nguyên nhân có thể là do phản ứng phụ khi dùng thuốc: Khi dùng một số loại thuốc như thuốc nội tiết tố, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu… thì có nguy cơ chảy máu, rong kinh ra máu đen rất cao. 
  • Biến chứng thai kỳ: Nếu bạn đang thai thấy máu kinh có màu đen thì cần đi khám các bác sĩ sản phụ khoa ngay vì có thể đây là dấu hiệu sảy thai hoặc nhau thai nằm ở vị trí bất thường. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì kinh nguyệt ra máu đen còn có thể do các nguyên nhân khác như: chị em mắc các bệnh về gan, thận, các bệnh máu đông, mắc các bệnh u xơ, lạc nội mạc tử cung, polyp cổ tử cung, rối loạn chảy máu do di truyền…

Tác hại của rong kinh ra máu đen

Rong kinh ra máu đen là một dấu hiệu bất thường, do đó chị em không nên chủ quan. Tình trạng này nếu không được thăm khám sớm có thể gây nên những biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe bao gồm: 

Tác hại của rong kinh ra máu đen

Tác hại của rong kinh ra máu đen

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa: Rong kinh ra máu trong nhiều ngày sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công vùng kín nhiều hơn bình thường cũng như tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển. Chính vì thế, chị em sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
  • Cơ thể luôn cảm thấy bất an và khó chịu: Khi gặp phải dấu hiệu rong kinh nhiều ngày, chị em sẽ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này sẽ khiến chị em không thể tập trung vào công việc, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. 
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Với những trường hợp bị rong kinh trong thời gian dài không được khám chữa sớm, tình trạng này kéo dài sẽ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mất máu trong thời dài sẽ khiến chị em uể oải, thậm chí có thể ngất xỉu. 
  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Khi bị ra máu kinh màu đen chị em sẽ có tâm lý e ngại, không dám gần gũi bạn tình, không đáp ứng được nhu cầu tình dục sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hôn nhân. 
  • Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai: Rong kinh sẽ khiến các nang trứng không được phát triển đầy đủ cũng như không phóng noãn được đúng chu kỳ, nhất là khi chị em mắc các bệnh như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
[Shortcode bác sĩ Vân]
[Shortcode tư vấn 3]

Chẩn đoán và điều trị rong kinh ra máu đen

Rong kinh ra máu đen là dấu hiệu bất thường cần được thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa để xác định được nguyên nhân và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả. Bạn không nên tự ý chữa trị hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian tránh gây ảnh hưởng và tác dụng phụ không mong muốn. 

1. Chẩn đoán tình trạng rong kinh

Ra máu đen kèm rong kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, mỗi nguyên nhân lại có phương pháp chữa trị không giống nhau. Do đó, để xác định được nguyên nhân gây bệnh bạn cần được chẩn đoán tình trạng của mình chính xác bằng các phương pháp:

Chẩn đoán tình trạng rong kinh

Chẩn đoán tình trạng rong kinh

  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định có thiếu máu, thiếu sắt hoặc mắc các bệnh về rối loạn tuyến giáp hay không. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bác sĩ xác định những dấu hiệu bất thường về rối loạn đông máu. 
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Các bác sĩ sẽ lấy 1 mẫu mô từ bên trong cổ tử cung mang đi giải phẫu nhằm phát hiện những bất thường ở tử cung cũng như có mắc các bệnh về ung thư hay không. 
  • Xét nghiệm Pap: Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc có sự thay đổi tế bào, nguy cơ ung thư…
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Dùng 1 mẫu mô từ bên trong tử cung mang đi giải phẫu và kiểm tra nhằm phát hiện những bất thường nếu có.
  • Siêu âm hoặc chụp siêu âm: Phát hiện những bất thường ở tử cung, buồng trứng, xương chậu cũng như tìm những vấn đề ở niêm mạc tử cung. 

Sau khi có kết quả chẩn đoán cũng như xác định nguyên nhân các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh. 

2. Các phương pháp điều trị

Như đã nêu, tùy từng nguyên nhân rong kinh ra máu đen các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Hiện nay có 2 cách chủ yếu được áp dụng để chấm dứt tình trạng này đó là: 

Các phương pháp điều trị rong kinh

Các phương pháp điều trị rong kinh

  • Dùng thuốc nội khoa: Thường được chỉ định áp dụng với những trường hợp do rối loạn nội tiết tố. Thuốc sẽ có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông máu, giúp kinh nguyệt lưu thông và hoạt động ổn định.
  • Can thiệp bằng ngoại khoa: Sử dụng những kỹ thuật nhằm mục đích điều trị và can thiệp các bệnh phụ khoa gây bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Bên cạnh những phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa chị em cần chú ý đến một số vấn đề về chăm sóc, vệ sinh cá nhân bao gồm: Không nên quan hệ trong ngày kinh nguyệt, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc nội tiết sinh dục, luôn giữ tâm trạng thoải mái, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. 

[Shortcode gói khám Phụ Khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Tóm lại kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó nếu chị em thấy rong kinh ra máu đen thì cần có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm, chị em tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp điều trị tai nhà. Nếu cần được bác sĩ hỗ trợ bạn có thể liên hệ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua số 0243 9656 999.

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!