Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh – Tổng hợp những điều chị em cần biết

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là 1 biểu hiện rối loạn tiền mãn kinh mà hầu hết các chị em nữ giới nào cũng phải đối diện trong độ tuổi trung niên. Vậy biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nhận biết thế nào, có nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao? Theo dõi ngay những chia sẻ từ bác sĩ chuyên Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm dưới đây. 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh như thế nào ?

Phụ nữ bước vào độ tuổi 40 sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiền mãn kinh: hoạt động tại buồng trứng sẽ suy giảm, nội tiết tố cũng bị mất cân bằng nghiêm trọng. Do vậy mà hiện tượng rụng trứng diễn ra thất thường làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, từ đó gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.

Một số yếu tố khiến giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra nhanh hơn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Trong 1 gia đình, những người phụ nữ có có khuynh hướng trải nghiệm giai đoạn tiền mãn kinh ở cùng 1 độ tuổi.
  • Thường xuyên dùng chất kích thích: rượu, bia, hút thuốc lá…
  • Người không sinh con
  • Những người có tiền sử phẫu thuật cắt bỏ tử cung hay chữa ung thư lúc trẻ…

"<yoastmark

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở phụ nữ

Những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ sẽ có sự khác nhau tùy người. Tuy nhiên, để giúp chị em dễ nhận biết nhất, bác sĩ Lê Thị Nhài – Bác sĩ CKI Sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã chia sẻ những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi trung niên thường gặp nhất dưới đây. 

1. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, vòng kinh sẽ có thay đổi, hoặc là kéo dài hoặc thưa dần. Thay vì chu kỳ bình thường 1 tháng 1 lần đều đặn thì có thể sẽ tăng lên từ tháng rưỡi, thậm chí là 2-3 tháng mới có kinh 1 lần. Một số trường hợp chị em còn có chu kỳ kinh ngắn hơn, từ 2-3 tuần/ lần nếu nang noãn trưởng thành sớm, từ đó giai đoạn tiền mãn kinh sớm diễn ra. 

2. Hiện tượng mất kinh

Vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, hoạt động của buồng trứng bị suy giảm, trong chu kinh không xảy ra sự phóng noãn dẫn đến hiện tượng mất kinh. Theo đó, mất kinh sẽ được tính không có kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên.

"Biểu

3. Rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh xảy ra khi kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày. Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là nguyên nhân gây ra rong kinh cơ năng. Tuy nhiên, rong kinh cũng có thể do chị em mắc 1 số bệnh lý buồng trứng hay tử cung như u xơ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, polyp tử cung….Những trường hợp này cũng rất phổ biến ở những chị em độ tuổi tiền mãn kinh. 

4. Hiện tượng cường kinh

Cường kinh cũng là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh, khi kinh nguyệt xuất hiện quá 7 ngày và tổng lượng máu kinh thoát ra trên 200ml.

Hiện tượng này cũng là tiềm ẩn nguy cơ tổn thương tử cung và buồng tử cung. Lúc này, tử cung hoạt động không tốt khiến khả năng cầm máu bị suy giảm. Đây cũng là hiện tượng thường gặp ở những chị em bị tăng huyết áp hay rối loạn đông máu. 

5. Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng trên, rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh còn có 1 số biểu hiện khác như cơ thể nóng bừng, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, giảm khả năng mang thai….

Đau nhức tiền mãn kinh cũng là 1 biểu hiện, khi mà nồng độ hormone bị thay đổi khi chị em bước vào độ tuổi tiền mãn kinh dẫn đến triệu chứng tức ngực, đau nhức xương khớp, phần vai gáy, thắt lưng…

[Shortcode tư vấn 1]

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?

Đa số chị em chia sẻ, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi trung niên gây ra những biểu hiện rất khó chịu. Những biểu hiện này đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tình dục và cuộc sống của chị em. 

"<yoastmark

Sự suy giảm nội tiết tố là thủ phạm chính gây những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi mãn kinh. Do vậy, nếu muốn cải thiện tình trạng này, hãy tham khảo đến những liệu pháp thay thế hormone bằng sự chỉ định từ bác sĩ phụ khoa.

Có 2 phương thức bổ sung estrogen phổ biến là cung cấp estrogen có nguồn gốc tổng hợp và dùng estrogen nguồn gốc thực vật (Phytoestrogen). Dùng thuốc nào sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể đối với mỗi trường hợp khác nhau sau khi thăm khám cụ thể. Chị em tuyệt đối không tự ý bổ sung thay thế để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

[Shortcode bác sĩ Vân]

Điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thì nên làm gì?

Tiền mãn kinh là giai đoạn không thể tránh khỏi trong đời của bất cứ người phụ nữ nào. Mặt khác, rối loạn kinh nguyệt độ tuổi tiền mãn kinh có thể không kéo dài lâu, sau đó hoạt động sinh lý của các cơ quan sẽ dần ổn định lại. Do vậy, chị em không nên quá lo lắng, hãy chuẩn bị tốt tinh thần đối diện và có thể tham khảo 1 số cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh dưới đây. 

1. Chữa bệnh không dùng thuốc

  • Cải thiện chế độ sinh hoạt: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là những ngày làm việc mệt mỏi, kéo dài.
  • Rèn luyện thói quen thể dục thể thao: Hãy dành 40-45 phút để luyện tập thể thao, có thể là yoga, dưỡng sinh, đi bộ hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chị em độ tuổi tiền mãn kinh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, thức ăn giàu axit béo như dầu cá, óc chó, vừng, lạc, thực phẩm họ đậu, hướng dương, rong biển…và nên tránh xa các chất kích thích.
  • Hạn chế căng thẳng, stress: Cân bằng tâm lý, hạn chế để bản thân căng thẳng sẽ là cách duy trì sức khỏe tốt nhất.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Chị em dù ở độ tuổi nào cũng cần thiết khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần. Việc thăm khám định kỳ vừa giúp tầm soát ung thư cổ tử cung, vừa giúp theo dõi sức khỏe sinh sản hiện tại. Đối với những chị em đang gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài quá 6 tháng thì tốt hơn hết nên đi khám ngay để xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời. 

2. Chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi mãn kinh bằng liệu pháp thay thế hormone

"Điều

Sự suy giảm nội tiết tố là thủ phạm chính gây những biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở tuổi mãn kinh. Do vậy, nếu muốn cải thiện tình trạng này, hãy tham khảo đến những liệu pháp thay thế hormone bằng sự chỉ định từ bác sĩ phụ khoa.

Có 2 phương thức bổ sung estrogen phổ biến là cung cấp estrogen có nguồn gốc tổng hợp và dùng estrogen nguồn gốc thực vật (Phytoestrogen). Dùng thuốc nào sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể đối với mỗi trường hợp khác nhau sau khi thăm khám cụ thể. Chị em tuyệt đối không tự ý bổ sung thay thế để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thông thường sẽ là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm ở độ tuổi mãn kinh. Đặc biệt, khi hiện tượng rối loạn kinh nguyệt rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh kéo dài, kèm theo tình trạng rong kinh, đau bụng dưới hay khí hư bất thường…chị em nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được hướng dẫn khắc phục sớm nhất. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Tìm kiếm có liên quan

  • Rong kinh tiền mãn kinh
  • Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
  • 34 triệu chứng tiền mãn kinh
  • Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh
  • Những bệnh thường gặp ở tuổi mãn kinh
  • Đau nhức tiền mãn kinh
  • Khi đến tuổi mãn kinh sẽ đối mặt với những nguy cơ bệnh lý nào
  • Bệnh sau khi mãn kinh

Giới thiệu về tác giả

Được người bệnh gọi với biệt danh “bác sĩ có bàn tay vàng”, bác sĩ Giao Thị Kim Vân từ lâu đã nổi tiếng về tấm lòng y đức và chuyên môn giỏi trong điều trị các bệnh khó nói ở chị em phụ nữ và thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Đặc biệt là chuyên môn tay nghề giỏi của bác sĩ Vân trong điều trị viêm lộ tuyến bằng phương pháp RFA và thẩm mỹ vùng kín bằng công nghệ Hàn Quốc.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Rối loạn kinh nguyệt
Nội tiết tố nữ sau sinh thay đổi như thế nào? Biện pháp cải thiện tốt nhất
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn kinh nguyệt
Thuốc nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh và tổng hợp những vấn đề cần biết
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và cải thiện
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Rối loạn kinh nguyệt
Chị em có biết nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào ngày nào thì được?
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Rối loạn kinh nguyệt
Biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ là gì, cách khắc phục nào hiệu quả?
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp thông tin về điều hòa nội tiết tố nữ mà bạn không nên bỏ qua
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì: nguyên nhân, biểu hiện và tác hại
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp thắc mắc] Bổ sung nội tiết tố nữ bằng cách nào? 
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
Rối loạn kinh nguyệt
Tổng hợp một số loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn kinh nguyệt
[Giải đáp] Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ hết bao nhiêu tiền?
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mụn như thế nào? Bật mí cách chữa hiệu quả
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!
Rối loạn kinh nguyệt
Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không? Nhưng lưu ý cần biết!