Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ không hiếm gặp khi mà tỉ lệ chị em thực hiện sinh mổ đang ngày càng nhiều. Tình trạng này khiến chị em không khỏi những lo lắng, đối mặt với nhiều biến chứng. Để hiểu và có biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mổ chị em có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ là gì?
Kinh nguyệt thường được xem là tấm gương phản chiếu nhận biết sức khỏe sinh sản của nữ giới vì đó là kết quả của hoạt động tuyến yên – buồng trứng – vùng dưới đồi. Đây cũng là thước đo của quá trình hoạt động sinh dục của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, kinh nguyệt sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm trong đó không ít chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ.
Sau khi sinh mổ chị em sẽ thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại sau khoảng 6 – 12 tuần sau khi sinh. Thời gian này các hormone trong cơ thể sẽ trở lại mức bình thường. Tuy nhiên, thời gian có kinh trở lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lối sống, có cho con bú hay không, tâm trạng có bị căng thẳng, rối loạn tuyến giáp hoặc các hoạt động thể chất hay không.
Do đó có những chị em sau khi sinh chỉ khoảng 4 – 5 tuần là có kinh trở lại nhưng cũng có những trường hợp mẹ bỉm sau khi sinh phải 8 – 9 tháng sau mới thấy có kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau sinh mổ không hiếm gặp vì thời điểm này cơ thể mẹ chưa phục hồi hoàn toàn nên có những thay đổi hoặc bất ổn cũng không lạ. Những yếu tố khiến chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có thể kể đến như:
- Do đang cho con bú: Khi cho con bú hormone prolactin sẽ xuất hiện nhiều hơn sau sinh, tế bào lactotroph ở tuyến yên sẽ chịu trách nhiệm kích thích tuyến vú sản sinh sữa mẹ. Tuy nhiên loại hormone này lại làm ức chế hoạt động phóng thích estrogen của các nang noãn, gây sụt giảm estrogen. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thường có kinh nguyệt không đều trong 1 – 2 năm đầu.
- Do hormone sau sinh chưa ổn định: Phụ nữ sau khi sinh mổ, hàm lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ chưa ổn định hoàn toàn, do đó cơ chế rụng trứng sẽ thay đổi và bị rối loạn. Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu vòng kinh không đều, vô sinh, thiểu kinh hoặc cường kinh.
- Do giờ giấc sinh hoạt không ổn định: Việc chăm sóc con cái cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất hormone nội tiết. Bạn sẽ thường xuyên phải thức đêm chăm em bé, thiếu ngủ, hệ thống thần kinh trung ương thường xuyên bị căng thẳng vô tình làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Do chị em bị mắc bệnh phụ khoa: Sau khi sinh con chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa là rất lớn, một phần là do quá trình sinh nở, phần khác là do cơ thể còn rất yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Nếu bạn bị mắc bệnh như viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng… thì nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao.
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ cần chú ý
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ có đặc điểm tương tự như tình trạng rối loạn kinh nguyệt thông thường. Lúc này mẹ bỉm sữa sẽ thấy có những dấu hiệu bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Bình thường chu kỳ của chị em kéo dài từ 27 – 32 ngày, mỗi đợt thường từ 3 – 7 ngày theo cơ địa của từng chị em. Thế nhưng sau khi con đặc biệt là sinh mổ chị em sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường, dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Màu sắc kinh nguyệt bất thường: Kinh nguyệt bình thường sẽ có màu đỏ tươi hoặc ngả sang màu hơi sẫm ở những ngày cuối kỳ kinh và có thể xuất hiện những cục máu đông. Thế nhưng nếu bạn thấy máu kinh có màu đen sậm, có nhiều cục máu đông và kèm theo mùi hôi thì cần theo dõi dấu hiệu kinh nguyệt bất thường này.
- Thời gian kinh nguyệt quá lâu: Nếu sau khi sinh mổ chị em không thấy kinh nguyệt sau 1 năm thì đây cũng là dấu hiệu bất thường và là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt cần được chú ý.
- Xuất hiện những cơn đau quằn quại: Đây rất có thể là dấu hiệu cường kinh cần chú ý, bạn sẽ thấy có những cơn đau quặn thắt, mức độ đau khiến chị em không chịu nổi thì cũng cần chú ý vì đây là dấu hiệu bất thường của rối loạn kinh nguyệt.
Nếu bạn thấy những dấu hiệu nêu trên đây kèm theo dấu hiệu khó tiểu, đau khi đi tiểu, dịch âm đạo có mùi hôi, lượng máu kinh quá nhiều, đau bụng dữ dội, có cục máu đông, huyết khối nhiều và đặc hơn bình thường… thì nên đến khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ là hiện tượng phổ biến và rất thường gặp nhưng không phải chị em nào cũng là dấu hiệu bình thường. Do đó nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm tránh những biến chứng có thể sảy ra như:
- Nguy cơ bị tổn thương nội mạc tử cung, viêm nhiễm cơ quan sinh sản
- Có dấu hiệu bị suy yếu buồng trứng đặc biệt là ở giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh hoặc đa nang buồng trứng
- Nguy cơ bị dính buồng tử cung, ống cổ tử cung, bế kinh hoặc vô sinh,…
- Ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục, cuộc sống và sinh hoạt. Mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, mất sức, ảnh hưởng đến tâm lý, hệ thống thần kinh.
- Nguy cơ mang thai sau khi sinh mổ nếu quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ và cả em bé.
Chính với những biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em nên có kế hoạch thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị phù hợp, tuyệt đối không nên tự mua thuốc về sử dụng.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ chị em cần làm gì?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ chị em cần chú ý những dấu hiệu kèm theo, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên sản phụ khoa càng sớm càng tốt. Dựa vào các dấu hiệu cũng như quá trình thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt hiệu quả bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Bạn không nên tự ý dùng thuốc, thay đổi loại thuốc đang sử dụng, không nên tự ý áp dụng bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y chưa được kiểm chứng về hiệu quả.
- Bên cạnh đó, chị em cũng cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh và cân bằng
- Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất như sắt, canxi, axit folic… giúp cổ tử cung nhanh chóng hồi phục, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa các chất kích thích gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vết mổ.
- Duy trì thói quen ngủ đủ giấc, không nên thức khỏe, thư giãn để cơ thể nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
- Duy trì thói quen tập thể dục thể thao hàng ngày giúp giải tỏa căng thẳng và sức khỏe tốt.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ là như thế nào cũng như cách chữa trị hiệu quả. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, để biết thông tin chính xác bạn hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.