Đại tiện ra máu tươi do nguyên nhân nào gây ra, làm sao để điều trị?

Đại tiện ra máu tươi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động,… Tuy nhiên, tình trạng này chủ yếu xuất phát từ nhiều bệnh lý tương đối nguy hiểm nên cần được can thiệp điều trị sớm. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ chuyên môn của các bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng dưới đây nhé.

Phân loại một số triệu chứng đại tiện ra máu tươi

Hiện tượng đại tiện ra máu tươi biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu, cụ thể là các triệu chứng dưới đây:

  • Đi ngoài ra máu đen
Đi ngoài ra máu đen

Đi ngoài ra máu đen

Hiện tượng đi ngoài ra máu đen hoặc phân lẫn máu màu đen thường xảy ra do một số vấn đề bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch đường mật hoặc ống tiêu hóa.

  • Phân lẫn máu có mùi tanh

Đi ngoài ra máu có mùi tanh có mối liên hệ với chứng rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách khiến hại khuẩn có cơ hội sinh sôi gây tổn thương niêm mạc đường ruột, làm xuất hiện các triệu chứng đại tiện nặng mùi, phân nát kèm máu tanh.

  • Đi đại tiện ra cục máu đông
Đi đại tiện ra cục máu đông

Đi đại tiện ra cục máu đông

Các cục máu đông xuất hiện trong phân kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt cao thường do nguyên nhân mắc một số bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, viêm loét trực tràng, thậm chí là do ung thư hậu môn – trực tràng.

  • Đại tiện ra máu kèm dịch nhầy

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài ra phân lẫn dịch nhầy có thể là do nhiễm khuẩn niêm mạc đường ruột hoặc do bản thân bệnh lý nền trong hệ tiêu hóa gây ra như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột cấp tính.

  • Đại tiện ra máu kèm đau bụng, buồn nôn

Tình trạng đau bụng dưới, buồn nôn cùng với đại tiện ra máu cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề nghiêm trọng ở vùng hậu môn – trực tràng, có thể là ung thư đại trực tràng.

Đại tiện ra máu kèm đau bụng, buồn nôn

Đại tiện ra máu kèm đau bụng, buồn nôn

  • Đi ngoài ra máu không kèm theo đau hậu môn

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang bị viêm loét đại trực tràng, có thể gây xuất huyết màu đen hoặc máu đỏ tươi khi đại tiện. Ngoài ra, tình trạng này khi xuất hiện còn có thể đi kèm các triệu chứng khác như mót rặn, tiêu chảy ra máu và dịch nhầy.

  • Đại tiện ra nhiều máu tươi

Trong trường hợp này, người bệnh có khả năng đang gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn hoặc mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, khi đó rất dễ dẫn đến hiện tượng đi ngoài ra nhiều máu tươi mất kiểm soát.

[Shortcode tư vấn 1]

Tìm hiểu các bệnh lý gây ra tình trạng đại tiện ra máu tươi

Theo các chuyên gia, hiện tượng đại tiện ra máu tươi được coi là nghiêm trọng khi nó là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

  • Bệnh trĩ
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Đi cầu ra máu tươi là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Căn bệnh này hình thành do sự phì đại quá lớn của đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Các đối tượng thường xuyên phải ngồi hoặc đứng quá lâu, táo bón kinh niên, ăn đồ cay nóng, ngồi đại tiện lâu đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ. Người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy máu tươi trên phân hoặc giấy vệ sinh. 

Ngoài ra, người bị trĩ còn gặp phải triệu chứng sa búi trĩ, thường xuất hiện trễ hơn so với hiện tượng đại tiện kèm máu tươi. Ban đầu, búi trĩ chỉ là một khối thịt nhỏ lòi ra khỏi hậu môn, có khả năng tự co về bên trong hậu môn. Sau một thời gian nhất định, búi trĩ sa ra ngoài sẽ mất đi khả năng tự co về vị trí cũ và rất dễ bị viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, người bị trĩ còn có các biểu hiện như đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, ngứa ngáy quanh lỗ hậu môn, tắc mạch, nghẹt búi trĩ, nứt kẽ hoặc áp xe hậu môn,… Chính vì bệnh trĩ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám và điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng đại tiện ra máu.

  • Rò hậu môn
Rò hậu môn 

Rò hậu môn

Các lỗ rò, đường rò xuất hiện giữa ống hậu môn – trực tràng và vùng da xung quanh hậu môn, được gọi là bệnh rò hậu môn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ dịch từ ống tiêu hóa, mủ hoặc máu từ hậu môn – trực tràng khiến phân được thải ra ngoài có lẫn máu.

  • Nứt kẽ hậu môn

Đại tiện kèm máu tươi cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh nứt hậu môn. Khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón sẽ xảy ra khiến người bệnh phải cố dùng sức để thải phân ra ngoài. Thói quen này vô tình làm ống hậu môn bị tổn thương, phù nề và thậm chí phần da kẽ hậu môn sẽ bị nứt ra.

Nứt kẽ hậu môn gây ra cho người bệnh các triệu chứng như đau đớn, chảy máu khi đại tiện, hậu môn luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, ngứa ngáy do chảy dịch nhầy. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh suy nhược, tinh thần mệt mỏi và gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

  • Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng viêm nhiễm ở một túi nhỏ hình thành từ thành ruột kết, có thể xuất hiện ở đại tràng. Bệnh này thường gặp ở những người lười ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Khi đó, túi thừa chảy máu khiến phân bị lẫn máu, hiện tượng này có thể tự hết, xảy ra gián đoạn hoặc liên tục, trường hợp nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

[Shortcode bác sĩ Tùng]
[Shortcode tư vấn 3]

Làm sao để tìm ra nguyên nhân gây đại tiện chảy máu?

Thực tế, đại tiện ra máu tươi đôi khi rất khó phát hiện sớm bằng mắt thường do lượng máu chảy còn ít. Chính vì vậy, xét nghiệm tìm máu trong phân thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thực hiện, đặc biệt là với những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.

Đâu là địa chỉ chuyên khoa tiến hành thăm khám và xét nghiệm uy tín dành cho người bị đi ngoài ra máu, bạn đừng nên bỏ qua Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng 193 Bà Triệu

Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng 193 Bà Triệu

Trong trường hợp xét nghiệm cho kết quả bất thường hoặc âm tính nhưng người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác để chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác hơn, cụ thể như sau:

  • Nội soi

Đây là một bước quan trọng nhất để chẩn đoán tình trạng đi cầu ra máu là do nguyên nhân bệnh lý nào. Soi trực tràng bằng ống mềm giúp phát hiện các các tổn thương ở trực tràng và đại tràng, đồng thời cho biết kích thước, vị trí khối u hoặc búi trĩ so với rìa hậu môn để đưa ra cách chữa trị thích hợp. 

Ngoài ra, nội soi đại tràng còn có thể phát hiện bổ sung các tình trạng tổn thương phối hợp như ung thư trực tràng, polyp đại tràng…

  • Siêu âm 

Phương pháp siêu âm ổ bụng có thể phát hiện u đại tràng, hạch ở bụng. Siêu âm nội trực tràng sử dụng đầu dò với dải tần cao sẽ cho phép bác sĩ đánh giá mức độ xâm lấn của tổn thương.

  • Chụp MRI

Đây là hình thức chụp cắt lớp cộng hưởng từ nhằm mục đích chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Cuối cùng, hy vọng những thông tin về đại tiện ra máu tươi trong bài viết vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và điều trị tình trạng này. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để được hỗ trợ.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.