Táo bón là tình trạng phổ biến nhưng gây ra nhiều khó chịu cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và bé trong quá trình mang thai. Cùng tìm hiểu dấu hiệu táo bón khi mang thai cũng như nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng này trong bài viết ngày hôm nay.
Dấu hiệu táo bón khi mang thai
Táo bón là tình trạng bất thường khi phân bị giữ lại trong phần dưới của ống tiêu hoá thay vì bài tiết ra ngoài như bình thường. Phụ nữ mang thai thường xuyên bị táo bón trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy đa số các bà bầu đều gặp phải tình trạng này và hơn 50% chị em khi mang thai cảm thấy khó chịu và đau đớn khi bị táo bón kéo dài.
Các dấu hiệu táo bón khi mang thai được phát hiện như sau:
- Gặp khó khăn khi đại tiện
Khi bị táo bón, người bệnh sẽ cảm giác rất khó để đại tiện, gặp khó khăn khi cố gắng đẩy phân từ ống tiêu hoá qua hậu môn ra ngoài nên phải rặn mạnh. Càng rặn thì cảm giác đau đớn và rát lại tăng do phân cứng và khô có thể dẫn đến chảy máu hoặc nứt kẽ hậu môn. Tuy nhiên do có cảm giác phân vẫn trong hậu môn gây căng tức nên người bệnh càng muốn rặn mạnh hơn.
- Số lần đại tiện giảm
Một dấu hiệu đặc trưng của táo bón rất dễ nhận biết đó là bạn sẽ thấy số lượng đại tiện của mình giảm đi nhiều. Như bình thường mỗi ngày một lần hoặc 3 ngày 2 lần thì khi bị táo bón có thể từ 2 – 3 ngày mới muốn đi đại tiện một lần. Phân tích tụ và gây ra cảm giác đau quặn bụng trước và trong khi đại tiện.
- Đặc điểm của phân thay đổi
Phân cứng, khô và khối lớn hoặc vón cục là nguyên nhân khiến người bệnh khó đại tiện. Để tống hết phân tích tụ tại ống hậu môn trong mấy ngày người bệnh có thể phải đại tiện vài lần, mỗi lần một ít mới hết được phân.
Nguyên nhân gây ra táo bón khi mang thai
Nguyên nhân đầu tiên gây ra táo bón khi mang thai đó là do nội tiết tố Progesterone tăng lên gây ra tình trạng giãn nở cơ ruột, tiếp tục làm ảnh hưởng đến chu trình di chuyển của thức ăn qua hệ tiêu hoá để tập trung nuôi thai nhi. Tuy nhiên tác dụng phụ của sự chậm trễ này làm tăng cường lượng nước ở đại tràng hấp thụ từ phân, để lại thành phần phân cứng rắn và khô dẫn đến tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tiếp theo là mẹ bầu bị táo bón do các loại thực phẩm chức năng bổ sung như sắt, kẽm – những loại thực phẩm chức năng này cần một lượng nước lớn để hoà tan và hấp thu cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nên dễ gây ra hiện tượng táo bón thai kỳ, phân cứng và đen.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu thường xuyên bị táo bón do áp lực từ tử cung khi em bé phát triển lớn và chèn ép các cơ quan trong ổ bụng như thành tử cung, dây thần kinh và tĩnh mạch vùng chậu. Áp lực ấy khiến cho đường đi của phân ngày bị hẹp lại và gặp khó khăn khi đi ra ngoài bằng con đường tiêu hoá.
Ngoài ra, thói quen ăn uống thiếu chất xơ và nước lọc nhưng lại thừa đạm và đường; thiếu các hoạt động thể chất; sử dụng quá nhiều thuốc điều trị; sức khoẻ tâm lý bị suy giảm; sử dụng các đồ uống có cồn và các loại nước ngọt có ga cũng góp phần tạo nên táo bón thai kỳ.
Táo bón khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Các dấu hiệu táo bón khi mang thai nếu chỉ thỉnh thoảng xuất hiện thì không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón, chủ quan để táo bón diễn ra trong nhiều ngày mà không có biện pháp cải thiện có thể dẫn đến:
- Chảy máu trực tràng, đại tiện ra máu gây ra thiếu máu, suy nhược cơ thể, gia tăng nguy cơ giảm huyết áp, ngất xỉu và khiến cho thai nhi bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, trẻ sinh ra bị suy giảm đề kháng.
- Bệnh trĩ: Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nhất là với những đối tượng dễ bị trĩ như phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh em bé.
- Đau bụng dữ dội, tắc ruột và phải sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến thai nhi: Trong quá trình mang thai bất kỳ đồ ăn thức uống nào của người mẹ cũng sẽ được em bé hấp thụ một phần, nên thường trong khi mang thai các bác sĩ sẽ ít kê đơn thuốc điều trị để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức đề kháng của em bé sau này.
- Thậm chí, nếu cứ để táo bón cùng thói quen rặn mạnh khi đại tiện kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến sinh non, sinh thiếu tháng và ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể của cả mẹ và bé trong tương lai.
Các cách cải thiện tình trạng gặp dấu hiệu táo bón khi mang thai
Nếu chỉ mới nhận thấy các dấu hiệu táo bón khi mang thai thì chị em có thể áp dụng các cách thay đổi dưới đây để cải thiện:
- Tăng cường nạp chất xơ qua rau, củ: Ăn từ 20 – 30 gam chất xơ từ các loại thực phẩm mỗi ngày để giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và phân mềm hơn, dễ đại tiện hơn.
- Bổ sung thêm nhiều nước lọc: Bởi khi bầu chị em sử dụng thêm nhiều loại thực phẩm chức năng nên cố gắng uống thêm nước lọc để đào thải các loại độc tố và giúp cho phân mềm, dễ đại tiện hơn.
- Thể dục đều đặn với tần suất vừa phải: Đi bộ nhẹ nhàng hoặc tậm yoga 30 phút mỗi ngày sẽ giúp nhu động ruột hoạt động dễ dàng và giúp cho con đường đi ra ngoài của phân dễ dàng hơn.
- Bổ sung lợi khuẩn đường ruột từ các loại đồ uống như sữa chua, men vi sinh, thức uống lợi khuẩn, một số loại rau củ được muối chua – không ăn quá nhiều.
- Hạn chế sử dụng các loại bánh từ bột mì và các chế phẩm từ sữa có lượng đường quá lớn như trà sữa, bánh ngọt, bánh quy, đồ đóng gói.
- Không sử dụng đồ uống có cồn, các loại thực phẩm có vị cay nóng và được chế biến chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng trà, cà phê bởi hai loại thức uống này cũng góp phần gây ra táo bón thai kỳ.
- Tập thói quen đại tiện đúng giờ, hạn chế rặn mạnh, giảm các yếu tố gây căng thẳng trong khi mang thai.
Gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc điều trị
Trong trường hợp dù đã tự cải thiện tại nhà nhưng các dấu hiệu táo bón khi mang thai không được cải thiện bạn cần liên hệ bác sĩ Phụ Sản và bác sĩ Ngoại tiêu hoá để được kiểm tra và kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ:
- Thuốc hỗ trợ nhuận tràng, chống táo bón và làm mềm phân.
- Thay đổi một số loại canxi, sắt và thực phẩm chức năng đang sử dụng để hạn chế tình trạng táo bón.
- Một số loại thụt tháo hậu môn, thuốc đặt hậu môn hoặc dung dịch bôi trơn có thể được kê trong trường hợp khẩn cấp.
Tuỳ thuộc vào tình trạng thực tế sau khi được kiểm tra của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án và các loại thuốc hỗ trợ phù hợp. Phụ nữ mang thai không tự ý sử dụng và cần đi khám nếu tình trạng táo bón kéo dài quá 3 ngày, diễn ra quá 1 tuần/1 lần để được can thiệp sớm tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
Vậy là những dấu hiệu táo bón khi mang thai là những thông tin đã được cung cấp trong bài viết ngày hôm nay. Liên hệ 0243 9656 999 để được các bác sĩ tư vấn cho bạn những phương pháp giảm táo bón hiệu quả.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.