Dấu hiệu táo bón như thế nào, có nguy hiểm không và cách phòng ngừa hiệu quả

Dấu hiệu táo bón là một dấu hiệu bất thường phổ biến mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Triệu chứng này đã gây ra không ít những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt thậm chí là những vấn đề về sức khỏe cho con người. Vậy thực tế thì triệu chứng táo bón là gì, táo bón nguy hiểm như thế nào và cách điều trị táo bón ra sao các bạn hãy cùng tham khảo và tìm hiểu qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé. 

Dấu hiệu táo bón là gì?

Dấu hiệu táo bón là dấu hiệu của tình trạng rối loạn đường tiêu hóa dẫn tới khó đi đại tiện, đi đại tiện đau và phân cứng. Táo bón là tình trạng rất phổ biến và thường gặp đôi khi nó có thể là 1 bệnh đơn độc nhưng đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. 

Dấu hiệu táo bón là gì?

Dấu hiệu táo bón là gì?

Táo bón kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Đó là tình trạng phân trong đại tràng di chuyển chậm với các triệu chứng như:

  • Trong 1 tuần đại tiện ít hơn 3 lần
  • Đi ngoài ra phân cứng, cần dùng thuốc nhuận tràng
  • Xuất hiện các cơn đau quặn bụng: triệu chứng táo bón sẽ khiến bạn có cảm giác đau bụng khi muốn đại tiện nhưng lại không đi được, thậm chí phải ngồi cả tiếng mới có thể đi được đại tiện. Cảm giác đau bụng xuất hiện là do hội chứng rối loạn tiêu hóa kích thích ruột kèm các biểu hiện ăn không ngon, chán ăn, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu,…
  • Phân rắn thành từng cục, cứng, màu đen và có thể có dấu hiệu dính máu 
  • Đại tiện khó khăn, phải rặn mạnh khi đại tiện, phải vận dụng cơ hoành và cơ thành bụng để đưa phân ra ngoài
  • Cảm giác đại tiện không hết phân, còn tắc và vướng ở hậu môn

Các chuyên gia khuyên rằng ngay khi có dấu hiệu bị táo bón, chúng ta nên chủ động đi thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn về cách khắc phục kịp thời.

[Shortcode tư vấn 1]

Một số những nguyên nhân gây táo bón cần lưu ý

Dấu hiệu táo bón hình thành có thể do nhiều yếu tố gây nên đặc biệt phải kể đến đó là chế độ ăn uống chưa được đảm bảo khoa học, lành mạnh và hợp lý từ đó khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không tốt. Một số những nguyên nhân phải kể đến trong đó bao gồm:

Một số những nguyên nhân gây táo bón cần lưu ý

Một số những nguyên nhân gây táo bón cần lưu ý

  • Chế độ ăn thiếu chất xơ làm hệ tiêu hóa hoạt động kém và phân bị cứng
  • Cơ thể không được cung cấp đủ nước mỗi ngày khiến thức ăn lưu trú trong dạ dày lâu, vón thành từng cục và dẫn tới táo bón
  • Ăn quá nhiều các loại thực phẩm giàu chất béo động vật, đường tinh luyện
  • Nhịn đi đại tiện lâu 

Ngoài những nguyên nhân gây táo bón được kể trên đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị táo bón, cụ thể như sau:

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh: do sự thay đổi hormone nội tiết, khi mang thai hay chế độ ăn uống có nhiều dinh dưỡng và không cân đối nên dễ bị táo bón.
  • Người già: Khi lớn tuổi chức năng đường ruột cũng bị suy giảm theo, cộng thêm nữa là chế độ sinh hoạt ít vận động nên làm tăng khả năng bị táo bón.
  • Đối tượng bị các vấn đề về tiêu hóa: với những bệnh nhân thường xuyên gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh lý về viêm đại tràng trực tràng,…có nguy cơ cao bị táo bón.
  • Người đang sử dụng thuốc hay các sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng phụ gây táo bón.
  • Người có chế độ ăn uống không cân bằng: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thừa đạm và chất béo khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng sẽ dễ gây táo bón.

Biến chứng táo bón người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan

Dấu hiệu táo bón tuy không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của con người nhưng nếu không được khắc phục và điều trị sớm sẽ có nguy cơ gây ra những biến chứng về sức khỏe. Triệu chứng táo bón mãn tính có thể gây ra những biến chứng như:

Biến chứng táo bón người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan

Biến chứng táo bón người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan

  • Biến chứng bệnh trĩ: khi bị táo bón, người bệnh phải thường xuyên rặn mạnh sẽ gây áp lực lớn lên hậu môn và hình thành nên búi trĩ rồi gây sa búi trĩ, tăng kích thước búi trĩ, chảy máu khi đại tiện
  • Bệnh nứt kẽ hậu môn: phân cứng, người bệnh phải rặn mạnh gây cọ xát với niêm mạc hậu môn và dẫn đến tình trạng nứt/ rách. Điều này sẽ khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau và có tâm lý sợ hãi khi đại tiện
  • Ung thư hậu môn – trực tràng: phân khô cứng do táo bón có chứa nhiều độc tố thậm chí chứa chất có khả năng gây ung thư như deoxycholic acid, phức hợp nitroso, lithocholic. Táo bón kéo dài khiến phân tiếp xúc với niêm mạc trực tràng lâu không chỉ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm mà còn có nguy cơ hình thành nên bệnh ung thư
  • Tắc ruột: khối phân cứng, rắn không được đào thải ra ngoài mà tích tụ ứ đọng lâu trong đại tràng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm, tắc ruột
  • Nguy cơ viêm ruột thừa: áp lực trong ruột tăng, các chất thải và phân bị ứ đọng nên khiến người bệnh bị táo bón dễ có nguy cơ bị viêm ruột thừa.
  • Suy giảm sức đề kháng: táo bón là do rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, rồi chán ăn, suy giảm sức đề kháng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 
[Shortcode bác sĩ Thế]

Phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả bằng cách nào?

Dấu hiệu táo bón cần được phát hiện và điều trị kịp thời, các chuyên gia cũng cho biết chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này một cách hiệu quả, cụ thể như sau:

Phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả

Phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả

  • Thay đổi chế độ ăn uống đảm bảo khoa học hơn

Với chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta cần cân đối về hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cần cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể (rau xanh, trái cây,..), uống nhiều nước, đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều đường, không ăn quả xanh/ chát, hạn chế đồ ăn cay nóng

  • Thể dục thể thao mỗi ngày

Mỗi ngày nên dành ra khoảng 20 phút để tập và rèn luyện cơ thể, điều này sẽ giúp cơ trong ruột hoạt động tốt hơn, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

  • Tuyệt đối không nhịn đại tiện

Hãy nhớ rằng việc trì hoãn đi đại tiện có thể làm tăng áp lực lên hậu môn, từ đó càng khiến tình trạng táo bón thêm nghiêm trọng hơn. Nên có thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ cố định trong ngày, hình thành cho bản thân 1 thói quen khoa học

  • Dùng thuốc nhuận tràng

Có thể tham khảo và nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc nhuận tràng phù hợp để sử dụng cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng liều lượng, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống táo bón, thuốc nhuận tràng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Riêng đối với những trường hợp bị táo bón có biến chứng (trĩ, nứt kẽ hậu môn,…) cần tiến hành thăm khám các bác sĩ chuyên khoa đồng thời điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay người bệnh có thể chủ động tìm tới địa chỉ phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng ngụ tại địa chỉ số 193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Tới đây bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ thăm khám và điều trị các bệnh ở hậu môn trực tràng, trĩ, táo bón… nhanh chóng hiệu quả.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Dựa trên những thông tin chia sẻ bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc nắm rõ về những dấu hiệu táo bón cũng như sớm nhận biết được dấu hiệu và một số những vấn đề cần biết liên quan tới tình trạng này. Với mọi ý kiến thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua hotline 0243.9656.999 để được chuyên gia tư vấn miễn phí. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.