Táo bón đau bụng dưới khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, muốn đại tiện nhưng không đi được, chất thải, thức ăn không được đào thải gây đầy và căng tức bụng. Việc tìm ra nguyên nhân đau bụng dưới táo bón để có hướng thăm khám, điều trị là vô cùng quan trọng lúc này. Dưới đây là tổng hợp về nguyên nhân đau bụng dưới và táo bón cũng như gợi ý cách khắc phục, người bệnh đừng nên bỏ qua.
Nhận biết triệu chứng táo bón đau bụng dưới
Táo bón là hiện tượng không còn xa lạ, là tình trạng khó khăn khi đại tiện, khoảng cách giữa các lần đi đại tiện kéo dài nhiều ngày (ít hơn 3 lần/ tuần). Các triệu chứng táo bón đau bụng dưới thường gặp phải kể đến:
- Đau bụng dưới bên trái, phía dưới bụng – chính là vị trí trực tràng.
- Đau bụng, đầy bụng có cảm giác chướng bụng.
- Phân khô và cứng, khó đại tiện đau bụng dưới.
- Có cảm giác buồn đại tiện dù vừa đi đại tiện.
- Ở trẻ em, các cơn đau bụng dưới táo bón thường có xu hướng nghiêm trọng hơn, dễ bị nhầm lẫn với đau bụng dưới do tắc ruột hoặc viêm ruột thừa.
- Các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn và nôn, khó đại tiện, chán ăn, mệt mỏi…
Nếu tình trạng táo bón bị đau bụng dưới kéo dài không đỡ, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Xác định được nguyên nhân và điều trị, khắc phục theo đúng nguyên nhân gây bệnh.
Táo bón đau bụng dưới là bị gì, có nguy hiểm không?
Hiện tượng táo bón này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng hoặc viêm nhiễm, khối u khu vực xung quanh gây ra.
Đau bụng dưới bên trái – Viêm dạ dày ruột
Tình trạng nhiễm trùng dạ dày ruột hoặc viêm đồng thời cả hai cơ quan. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do sự tấn công virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, rất dễ lây lan. Đau bụng dưới bên trái táo bón có thể là triệu chứng của bệnh lý này, kèm theo các triệu chứng như:
- Táo bón/ tiêu chảy có máu.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ bắp…
Đau bụng dưới bên phải – Hội chứng ruột kích thích
Cơn đau bụng dưới bên phải táo bón có thể do hội chứng ruột kích thích gây ra, thường được cải thiện sau khi người bệnh đại tiện được. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm: Táo bón, tiêu chảy, cảm giác đầy hơi khó tiêu…
Triệu chứng thường kéo dài từ 3 tháng, nguyên nhân chưa được xác định chính xác nhưng xảy ra phổ biến ở người mắc chứng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị sa giãn quá mức, búi trĩ hình thành sưng to, chảy máu và đau rát khó chịu. Bệnh thường gặp ở những người bị táo bón, chế độ ăn thiếu chất xơ hay đặc thù nghề nghiệp phải ngồi đứng quá lâu…
Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp bao gồm:
- Đại tiện ra máu, máu thấm trên giấy vệ sinh hoặc chảy thành giọt tùy vào mức độ bệnh.
- Đau rát hậu môn, chảy dịch ngứa ngáy hậu môn
- Táo bón đau bụng dưới
- Búi trĩ sa khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi đại tiện.
Bệnh trĩ cần điều trị sớm tránh tình trạng búi trĩ sưng to sa nghẹt, chảy máu nhiễm trùng nguy hiểm. Búi trĩ nhiễm trùng lâu ngày có thể dẫn đến hoại tử, thường xuyên tiếp xúc với môi trường hậu môn không sạch sẽ làm gia tăng cơ ung thư hậu môn trực tràng.
Viêm đại tràng
Bị táo bón với các cơn đau vùng bụng dưới khó chịu cũng có thể do bệnh viêm đại tràng gây ra. Người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng như chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi, sút cân…
Viêm đại tràng tiến triển qua 2 giai đoạn, cấp tính và mãn tính, nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu có dấu hiệu bệnh, hãy chủ động đi khám chuyên khoa và điều trị sớm nhất.
Ung thư hậu môn trực tràng
Cơn đau bụng diễn ra âm ỉ kéo dài, đau hậu môn có thể do ung thư hậu môn trực tràng gây ra. Đay là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu phát hiện và điều trị muộn.
Một số triệu chứng đi kèm bao gồm đau bụng dưới, đau hậu môn táo bón, gầy sút cân nhanh, đại tiện ra máu, sờ thấy cục cứng ở hậu môn (có thể không đau hoặc có đau)…
Tắc ruột
Táo bón khiến chất thải bị tích tụ bên trong ruột, dần trở nên khô cứng. Để càng lâu, số lượng phân càng tăng lên kích thước càng lớn, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tắc ruột.
Triệu chứng nhận biết: đau bụng dữ dội, không thể đi ngoài được, táo bón nặng…
Tắc ruột không điều trị sớm có thể gây thủng ruột, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Đa phần các trường hợp táo bón bị đau bụng dưới do tắc ruột đều cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị ngoại khoa.
Bị táo bón đau bụng dưới phải làm sao khắc phục?
Khi tình trạng táo bón này kéo dài, tốt nhất bạn nên đi thăm khám chuyên khoa nhằm tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm nhất. Nếu chủ quan không thăm khám, trường hợp nguyên nhân do bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề để quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng:
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định liều lượng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự tăng hoặc giảm liều hoặc thay đổi loại thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
- Chế biến các món ăn hàng ngày dưới dạng mềm lỏng, dễ tiêu tránh gây áp lực lên hệ thống đường tiêu hóa. Có thể dùng sữa chua bữa tráng miệng nhằm giúp tăng cường tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
- Nên hạn chế ăn đồ ăn thô cứng hay khó tiêu vì có thể khiến tình trạng táo bón thêm trầm trọng. Hạn chế rượu bia, đồ ăn dễ gây kích thích và có hại cho niêm mạc đường ruột như đồ ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa chất kích thích.
- Bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể, trung bình 2-3 lít nước mỗi ngày giúp làm mềm phân, kích thích quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
- Tập thói quen đi ngoài vào khung giờ cố định (tốt nhất là vào buổi sáng), không được nhịn đại tiện, không nên đọc báo, dùng điện thoại khi đi ngoài.
- Dùng thuốc nhuận tràng hay thuốc làm mềm phân cũng là biện pháp có thể áp dụng trong điều trị táo bón, hạn chế tình trạng đau bụng, đau lưng.
Bị táo bón đau bụng dưới có thể do nhiều loại nguyên nhân gây ra. Do vậy cách tốt nhất là thăm khám chuyên khoa để khắc phục sớm nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn tình trạng bệnh, vui lòng gọi về số hotline 0243.9656.999 để các bác sĩ giải đáp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.