Đại tiện ra máu nhưng không đau là một hiện tượng khiến nhiều người vô cùng hoang mang khi gặp phải. Sở dĩ như vậy là bởi tình trạng này có nhiều khả năng chính là dấu hiệu của một số bệnh lý rất nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, những thông tin về nguyên nhân gây tình trạng đại tiện ra máu sẽ được chuyên gia chia sẻ chi tiết, hãy cùng theo dõi nhé.
Danh mục bài viết
Đâu là những nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu nhưng không đau?
Đại tiện ra máu nhưng không đau là hiện tượng có máu lẫn trong phân hoặc xuất hiện máu vào cuối bãi phân. Theo các chuyên gia, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu không đau, cụ thể là do các vấn đề dưới đây:
- Bệnh trĩ
Đây là căn bệnh thường xuất hiện nếu bạn không chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe, ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Bệnh trĩ gây ra các biểu hiện tiêu biểu như hậu môn đau nhức, ngứa ngáy khó chịu, đồng thời có máu tươi lẫn trong phân hoặc máu nhỏ giọt khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ có nguy cơ xảy ra thường là do người bệnh mắc chứng táo bón kéo dài, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, bị căng thẳng thần kinh thường xuyên, béo phì, do phụ nữ đang mang thai hoặc trong lúc đi ngoài người bệnh cố sức rặn quá mạnh, ngồi đại tiện quá lâu …
Khi bị trĩ, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm vào giai đoạn khởi phát do lượng máu chảy ra rất ít, nếu không để ý hoặc không quan sát tỉ mỉ thì rất khó để có thể nhận ra. Thông thường, chỉ đến khi tình trạng đi vệ sinh nặng ra máu tươi trở nên nghiêm trọng, máu ra nhiều hoặc bắn thành tia, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh mới nhận ra.
- Viêm đại tràng
Tình trạng đại tiện ra máu tươi không kèm theo biểu hiện đau cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý viêm đại tràng. Ban đầu, bệnh này có thể khiến người mắc bị đi ngoài với chỉ một lượng nhỏ máu tươi dính trên phân, vì vậy mà viêm đại tràng tương đối khó nhận biết.
Bệnh viêm đại tràng thường gây ra triệu chứng mót đi ngoài, tiêu chảy nhiều lần kèm theo chất nhầy và máu lẫn trong phân lỏng… Sau này, khi bệnh trở nặng sẽ kéo theo hiện tượng đi ngoài kèm máu tươi ra nhiều hơn, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể khiến người bệnh thường xuyên bị đau đớn.
- Polyp hậu môn
Đại tiện ra máu nhưng không đau có thể là dấu hiệu của bệnh polyp hậu môn. Hầu như polyp hậu môn thường không có nhiều triệu chứng, biểu hiện thường gặp nhất của bệnh này chính là tình trạng đi ngoài ra máu tươi mà không gây thêm cho người bệnh cảm giác đau đớn hay khó chịu nào. Chính vì lẽ đó, việc phát hiện sớm bệnh polyp hậu môn – trực tràng là rất khó.
Đặc biệt, nếu các khối u polyp dẫn đến biến chứng có thể gây nguy hiểm đối với tính mạng của người bệnh. Do đó, biện pháp tốt nhất để đoán biết nguy cơ bệnh lý là bạn cần thường xuyên theo dõi và đi khám để kiểm tra sức khỏe, từ đó có thể phát hiện nhanh chóng và điều trị bệnh kịp thời.
- Ung thư trực tràng
Đây là tình trạng xảy ra khi một khối u ác tính hình thành và phát triển tại niêm mạc đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư đại tràng hoặc trực tràng có thể gây ra các triệu chứng như đi ngoài ra máu đen, phân có dạng sợi nhỏ, đau bụng dưới dữ dội, sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân, thiếu máu cấp tính…
Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng, khi nhận thấy các triệu chứng kể trên, người bệnh tốt hơn hết nên tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bằng phương pháp thích hợp.
Bị đại tiện ra máu nhưng không đau thì khi nào cần đi thăm khám?
Nếu triệu chứng đại tiện ra máu nhưng không đau xuất hiện, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu có thể kèm theo dưới đây để phần nào phán đoán nguyên nhân và mức độ của tình trạng này:
- Ngứa hoặc đau nhức hậu môn;
- Cảm giác nóng ran, đau tức âm ỉ hoặc quằn quại bụng dưới mỗi khi đi cầu;
- Sốt cao, ớn lạnh, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm;
- Tiêu chảy;
- Táo bón, mót đi đại tiện nhưng phân không ra được;
- Màu sắc của phân biến thành nâu, đen hoặc đỏ bầm;
- Thay đổi tần suất đi ngoài trong một ngày hoặc tính chất phân trở nên lỏng hay đặc hơn bình thường;
- Đi cầu ra máu kéo dài hoặc xảy ra tái đi tái lại.
Dựa trên các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ quyết định nên chỉ định những hình thức thăm khám và xét nghiệm gì để tìm ra nguyên nhân đi ngoài ra máu không đau:
- Khám hậu môn – trực tràng: Bác sĩ tiến hành quan sát bên ngoài hậu môn hoặc đưa ngón tay vào trực tràng để kiểm tra bên trong.
- Soi trực tràng: Bác sĩ sử dụng ống mềm gắn đèn đưa vào ống hậu môn để thăm khám trực tràng và phát hiện các tổn thương nếu có.
- Soi đại tràng: Ống nội soi nhỏ có gắn camera nhỏ sẽ được đưa vào hậu môn và đi sâu vào đại tràng để có thể quan sát rõ ràng bên trong, nhờ đó có thể lấy mẫu mô ở đại tràng để sinh thiết.
Phương pháp nào khắc phục hiệu quả và an toàn tình trạng đại tiện ra máu không đau?
Nếu có các triệu chứng đại tiện ra máu nhưng không đau thì người bệnh cần nhanh chóng tìm tới cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh đừng nên chủ quan và tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn bởi việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và khó khắc phục hơn.
Để xác định rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để tiến hành xét nghiệm, kiểm tra. Sau đó, từ các kết luận thu được, bác sĩ mới có thể chẩn đoán đúng tình trạng bệnh cũng như chữa trị đúng cách.
Đối với các bệnh lý gây ra triệu chứng đại tiện ra máu, người bệnh thường được can thiệp điều trị bởi các loại thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa để cải thiện hiệu quả.
Hiện nay, một trong những địa chỉ chuyên khoa uy tín, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang điều trị bệnh trĩ vô cùng thành công với các phương pháp tiên tiến như sau:
- Phương pháp HCPT II
Trong những năm trở lại đây, đây đã trở thành giải pháp “vàng” cho những người phải chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trĩ. Công nghệ xâm lấn tối thiểu này giúp loại bỏ chính xác búi trĩ cũng như các tổ chức viêm nhiễm, từ đó hạn chế biến chứng và tái phát.
Không những điều trị hiệu quả bệnh trĩ, kỹ thuật HCPT II cũng được áp dụng vào giải quyết bệnh polyp hậu môn mang lại kết quả rất khả quan.
- Kỹ thuật THD
Khâu treo triệt mạch THD là phương pháp được áp dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với phạm vi xâm lấn nhỏ, do đó hạn chế để lại sẹo, bảo vệ chức năng hậu môn. Người bệnh sau thủ thuật sẽ nhanh chóng hồi phục mà không cần điều trị nội trú.
- Phương pháp PPH II
Kỹ thuật cải tiến của phương pháp PPH cổ điển đem lại hiệu quả khả quan trong và sau quá trình điều trị trĩ, giúp hạn chế đau và chảy máu, bảo toàn niêm mạc hậu môn cũng như phòng tránh nguy cơ tái phát.
Có thể nói, tình trạng đại tiện ra máu nhưng không đau cần được phát hiện và giải quyết sớm để tránh gặp phải những hậu quả không mong muốn. Nếu bạn đọc còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ ngay.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.