11 Tác dụng của quả sung không phải ai cũng biết

Tác dụng của quả sung từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược có hiệu quả điều trị bệnh rất tốt. Rất nhiều nghiên cứu dược lý thực nghiệm ban đầu cho thấy, quả sung có công dụng giúp nhuận tràng, hạ huyết áp đồng thời phòng chống ung thư rất tốt. Vậy thực tế, quả sung có tác dụng gì và cách sử dụng thế nào thì đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy theo dõi ngay để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Tìm hiểu đặc điểm của quả sung

Tác dụng của quả sung xuất phát từ các hoạt chất và tính chất của quả sung. Đây là loại quả họ dâu tằm với tên khoa học Ficus racemosa. Cây sung được trồng chủ yếu tại khu vực có khí hậu nóng như khu vực Đông Nam Á, Australia, trong đó tại Việt Nam, cây sung thường mọc ở bờ sông suối, nơi có độ ẩm cao. Những cây sung thân to lớn sẽ dễ gặp ở khu vực miền Tây Nam Bộ.

Qủa sung

Quả sung

Quả sung (hay còn gọi là quả ánh nhật, quả vô hoa,…) khi còn non sẽ có vị chát, lúc chín sẽ ngọt hơn và có màu đỏ; mọc thành chùm và được tìm thấy nhiều ở các miền quê Việt Nam.

Lá sung, quả sung thường xuất hiện trong các món ăn của người dân, dùng gói nem, làm gỏi…Quả sung đem chấm muối được biết đến như một món ăn yêu thích của nhiều đứa trẻ ở miền quê. Quả sung có thể làm sung muối, chấm mắm tôm ăn kèm cơm sẽ mang lại hương vị thơm nồng, rất lạ miệng. 

Thành phần hóa học trong quả sung:

Trong quả sung có chứa nhiều glucose, saccarose, shikimic acid, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, malic acid, citric acid, auxin cùng các nguyên tố vi lượng như photpho, canxi, kali…cùng các loại vitamin như B1, C, A… 

11 Tác dụng của quả sung là gì?

Các hoạt chất có chứa trong quả sung mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, như một loại thảo dược chữa bệnh rất hiệu quả. Vậy tác dụng của quả sung chữa bệnh gì?

1. Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận

Quả sung với công dụng lợi tiểu giúp bào mòn sỏi, mang lại hiệu quả đối với người bị sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, khi sử dụng quả sung chữa sỏi thận, căn cứ vào mức độ bệnh cụ thể và kết hợp đi thăm khám định kỳ để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. 

2. Ăn quả sung có tác dụng gì? Hạ cholesterol

Quả sung chứa hoạt chất pectin cùng chất xơ hòa tan, khi các hoạt chất này di chuyển qua đường tiêu hóa sẽ đồng thời kéo theo lớp cholesterol dư thừa ra ngoài, đưa đến cơ quan bài tiết và loại bỏ ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, pectin trong quả sung còn giúp các chuyển động ruột trở nên khỏe mạnh hơn. 

3. Tác dụng của quả sung đối với đàn ông

Quả sung chứa nhiều amino axit có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý ở nam giới. Từ lâu, quả sung đã được biết đến như một phương thuốc giúp kích thích ham muốn, tăng khoái cảm phòng the và giúp kéo dài quan hệ. Bên cạnh đó, quả sung còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, tăng khả năng sinh lý cho anh em nam giới. 

4. Công dụng của quả sung với bà bầu

Quả sung là loại thực phẩm cần thiết đối với phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu ăn quả sung giúp kiểm soát đường huyết rất tốt vì chứa lượng Kali cùng vitamin B rất dồi dào. Hơn nữa, enzyme proteolytic trong quả sung còn giúp bà bầu đánh bay các chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua…hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. 

Bà bầu ăn quả sung giúp kiểm soát đường huyết rất tốt

Bà bầu ăn quả sung giúp kiểm soát đường huyết rất tốt

Ngoài ra, trong quả sung còn chứa nhiều hoạt chất tryptophan có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm stress, căng thẳng giúp điều hòa tâm trạng và cải thiện giấc ngủ cho mẹ bầu rất tốt. 

5. Tác dụng của quả sung với bệnh dạ dày 

Quả sung còn được biết đến như một bài thuốc rất hữu hiệu đối với bệnh viêm loét dạ dày. Theo đó, người bệnh có thể chuẩn bị 1 lượng trái sung sao khô, đem tán nhuyễn thành bột mịn để sử dụng dần dần. Sử dụng bột quả sung sao khô mỗi ngày từ 6-9g pha cùng một ít nước ấm.

6. Hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả

Trong mỗi quả sung chứa đến 5g chất xơ. Với nồng độ chất xơ cao, quả sung có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng ruột đồng thời ngăn ngừa chứng táo bón rất hiệu quả. 

Chất xơ giúp làm tăng khối lượng đi tiêu, do vậy không những giúp phòng ngừa táo bón mà quả sung còn giúp ngăn ngừa tiêu chảy và những chuyển động ruột không lành mạnh.

7. Quả sung giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim

Quả sung có chứa hoạt chất phenol, Omega 3 và omega 6. Đây là những loại axit béo giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, lá sung còn ảnh hưởng đáng kể đến mức độ triglycerides có trong hệ thống tim mạch của con người. 

8. Tác dụng của quả sung với bệnh tiểu đường

Theo thống kê của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, quả sung chứa hàm lượng chất xơ cao giúp kiểm soát tiểu đường rất tốt. Theo đó, quả sung làm giảm lượng insulin cho bệnh nhân thường xuyên phải tiêm insulin. 

Trái sung còn chứa nhiều Kali có tác dụng điều chỉnh lượng đường hấp thụ sau bữa ăn, giúp đảm bảo ổn định lượng đường trong máu cho người bị tiểu đường.

9. Phòng ngừa ung thư hiệu quả 

Hoạt chất benzaldehyde có thể giúp thu nhỏ và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, là một giải pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả. 

Chất xơ trong quả sung giúp làm tăng các chuyển động tốt cho ruột, có thể kích thích sự loại bỏ gốc tự do cùng các chất có khả năng gây ung thư, nhất là ở ruột già.

Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao bởi sự mất cân bằng hormone nữ giới. Trong khó đó, quả sung chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do, vì vậy ngăn ngừa ung thư vú sau mãn kinh rất hiệu quả. 

10. Công dụng của quả sung trong làm đẹp

Các chị em muốn làm đẹp da, cân đối vóc dáng thì có thể dùng quả sung. Trong quả sung có chứa các flavonoid và polyphenol giúp làn da trở nên khỏe khoắn, trở nên trắng hồng rạng rỡ đồng thời quá trình lão hóa da…

Tác dụng của quả sung trong làm đẹp

Tác dụng của quả sung trong làm đẹp

11. Công dụng của quả sung hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Chất xơ có trong quả sung có tác dụng giúp giảm cân và thường được người béo phì sử dụng để tìm lại vóc dáng cân đối. Tuy nhiên, trong quả sung có lượng calo cũng có thể gây tăng cân, đặc biệt khi kết hợp dùng với sữa. 

Lưu ý về cách sử dụng quả sung

Những tác dụng của quả sung đem lại là không thể chối cãi. Nhưng để dùng quả sung chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, mọi người cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Quả sung có thể điều hòa huyết áp rất tốt nhưng cần cân nhắc kỹ càng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong thời gian đầu vì có thể gây nhưng ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Nếu bạn dị ứng với mủ cao su thì không nên sử dụng quả sung. Vì loại quả này cũng chứa mủ có thể gây dị ứng nên cẩn chú ý trước khi sử dụng quả sung.
  • Quả sung chứa lượng cao vitamin K, nên nếu sử dụng quả nhiều có thể dẫn đến đông máu. Đặc biệt, nếu đang điều trị hay đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên dùng quả sung vì có thể gây phản tác dụng.
  • Nên rửa quả sung qua nước muối trước sử dụng để loại bỏ nhựa mủ. 

Hy vọng rằng với những thông tin về “tác dụng của quả sung”, mọi người đã có thể tìm ra được bài thuốc tốt đối với tình trạng bệnh của mình. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, mọi người có thể gọi ngay hotline hoặc liên hệ tư vấn trực tuyến để được chat trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, nhanh chóng và miễn phí. 

 

Tìm kiếm có liên quan tác dụng của quả sung

Ăn quả sung tươi có tác dụng

Uống nước quả sung phơi khô có tác dụng

Ăn quả sung xanh có tốt không

Tác hại của quả sung

Cách sử dụng quả sung

Tác dụng của sung muối

Những người không nên ăn quả sung

Tác dụng của quả sung chữa sỏi thận

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.

Bài viết liên quan

Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Trĩ độ mấy thì phải cắt và điều trị phương pháp nào hiệu quả nhất?
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch và sinh hoạt trở lại bình thường?
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn: 95% bệnh trĩ
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Giải đáp thắc mắc] Liệu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng là hiện tượng gì? Cảnh báo nguy hiểm
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bệnh trĩ sau sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất? Bật mí địa chỉ cắt trĩ uy tín
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Nguyên nhân hậu môn bị lồi thịt và địa chỉ khám hậu môn uy tín
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bị sưng cục ở gần hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Mổ trĩ bao lâu thì lành? Phương pháp chữa trĩ hiệu quả, nhanh phục hồi
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
Bỏ túi những cách chữa táo bón ngay lập tức đơn giản
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!
Bệnh trĩCẩm nangHậu môn trực tràng
[Chia sẻ thông tin] Mách bạn những kinh nghiệm đi cắt trĩ cần biết!