Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là một hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Có không ít bạn đọc thắc mắc liệu đi ngoài ra máu cuối bãi là do nguyên nhân nào, có cần đi khám không. Để lý giải chi tiết về những vấn đề này, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây nhé.
Danh mục bài viết
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi là do bệnh gì gây ra?
Sở dĩ đi đại tiện ra máu ở cuối bãi khiến nhiều người hoang mang bởi có thể tình trạng này không gây hại cho sức khỏe, nhưng cũng có khả năng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một số bệnh lý hậu môn – trực tràng sau:
Bệnh trĩ
Các búi trĩ được hình thành khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị giãn căng quá mức. Đặc trưng của căn bệnh này là tình trạng đi ngoài ra máu tươi vì vị trí xuất huyết thường nằm gần “cửa hậu” nên máu không kịp đông lại hoặc chuyển màu khi ra khỏi cơ thể.
Bệnh trĩ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như người bệnh ít vận động, táo bón, stress, do phụ nữ mang thai hoặc quan hệ đường hậu môn. Những triệu chứng cảnh báo bạn về nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể kể đến như:
- Bị chảy máu khi đại tiện, máu có thể thấm một chút trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt, bắn thành tia, người bệnh càng rặn càng chảy nhiều máu.
- Ngứa ran hậu môn;
- Đau rát khó chịu, sưng tấy quanh vùng hậu môn.
Mặc dù bệnh trĩ khá phổ biến nhưng việc điều trị đúng cách là rất quan trọng, không thể chỉ sử dụng các loại thuốc, kem bôi tại nhà là có thể chữa khỏi bệnh. Hơn nữa, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống để tình trạng bệnh trĩ sớm được cải thiện.
Viêm loét đại tràng
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi có thể là bệnh viêm loét đại tràng. Bệnh này xảy ra khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, viêm loét hoặc xuất hiện áp xe. Khi các vết loét không được xử lý tốt sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng ăn sâu vào niêm mạc đại tràng. Tình trạng này sẽ dẫn tới hiện tượng phân của người bệnh có lẫn máu, dịch nhầy hoặc mủ. Bên cạnh đó, biểu hiện của viêm loét đại tràng còn có:
- Đau quặn bụng dưới;
- Sốt cao khi bệnh chuyển nặng;
- Phân lẫn máu đỏ tươi kèm theo dịch nhầy;
- Đầy hơi, khó tiêu;
- Sụt cân đột ngột, suy dinh dưỡng.
Bệnh viêm loét đại tràng sẽ trở nên khá nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra một số hậu quả như thủng đại tràng, xuất huyết ồ ạt, nhiễm độc đại tràng, ung thư… Do đó, khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn cách khắc phục kịp thời.
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi – Nứt kẽ hậu môn
Sự xuất hiện của một vệt nứt nhỏ theo chiều dọc ở ngay bên trong ống hậu môn do bị táo bón lâu ngày, rặn nhiều gây rách, viêm nhiễm được gọi là nứt kẽ môn. Bệnh này thường gây ra cảm giác đau rát và có máu xuất hiện theo phân, ngoài ra có thể nhận thấy một số dấu hiệu khác như:
- Các cơ vòng hậu môn có cảm giác bị co thắt mạnh hơn bình thường, nhất là khi đi đại tiện.
- Sờ hoặc nhìn thấy vùng da quanh hậu môn bị nứt hoặc xước.
- Chảy máu khi đi cầu, có cảm giác nhói hoặc đau rát quanh hậu môn sau khi đi đại tiện.
Nhiều người bị nứt hậu môn có thể tự khỏi sau 6-8 tuần nếu biết cách giảm đau, làm lành nhanh vết nứt bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, giữ hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ vết nứt.
Polyp đại tràng
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi có thể là dấu hiệu bệnh polyp đại tràng. Bạn có khả năng bị polyp đại tràng khi sự lớp lót thành trong ruột già tăng sinh quá mức. Không ít trường hợp polyp đại tràng chuyển thành ác tính và gây nguy hiểm đối với tính mạng người bệnh, vì vậy việc theo dõi và phát hiện kịp thời là rất quan trọng để có thể điều trị từ sớm, cụ thể, có một vài triệu chứng của bệnh này mà bạn đọc cần lưu ý:
- Đi cầu ra máu cuối bãi, máu có thể lẫn vào phân hoặc dính trên bề mặt;
- Đi ngoài ra phân lỏng hoặc bị táo bón kéo dài hơn 1 tuần;
- Đau quặn bụng, đau đầu, chóng mặt.
Trong một số trường hợp, polyp đại tràng còn có nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng. Chính vì vậy, bạn cần hết sức cảnh giác nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường nói trên, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, tránh để lâu gây nguy hiểm tới tính mạng.
Đi đại tiện ra máu ở cuối bãi – Ung thư đại tràng
Không ít người mắc bệnh ung thư đại trực tràng có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ở cuối bãi. Lý do là bởi khối u có thể gây kích ứng, viêm loét và chảy máu ở niêm mạc ruột già.
Đa số các trường hợp ung thư đại trực tràng có liên quan đến sự tăng sản tế bào niêm mạc đại trực tràng, hay còn gọi là polyp. Ngoài biểu hiện đại tiện ra máu, ung thư đại trực tràng còn đi kèm với các dấu hiệu dưới đây:
- Đau bụng dưới bất chợt, không rõ nguyên nhân;
- Đầy hơi, khó tiêu;
- Tiêu chảy và táo bón xuất hiện luân phiên;
- Phân thay đổi hình dáng, kích thước;
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Người bị đi đại tiện ra máu ở cuối bãi bao giờ mới cần đi khám?
Nếu tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ, xuất hiện vài lần rồi biến mất thì không cần điều trị. Trái lại, nếu tình trạng này xuất hiện với tần suất dày đặc hoặc lượng máu chảy quá nhiều, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn và cần được can thiệp điều trị. Bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám nếu nhận thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu ở cuối bãi diễn ra từ 2-3 tuần trở lên;
- Phân màu sẫm, đen hoặc đỏ;
- Phân mềm hoặc dài hơn bình thường;
- Táo bón lâu ngày hoặc rò phân mất kiểm soát;
- Thay đổi tần suất đi đại tiện;
- Đầy hơi, chướng bụng;
- Sốt cao, nôn mửa;
- Sờ bụng thấy có cục cứng hoặc khối mềm như u;
- Sút cân không rõ lý do, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao.
Bên cạnh đó, dưới đây là những triệu chứng cho thấy người bệnh đang nguy kịch, cần đưa đi cấp cứu khẩn cấp:
- Ho hoặc nôn ra máu tươi;
- Đi đại tiện ra phân màu đen hoặc lẫn máu đỏ;
- Đau bụng dưới quằn quại;
- Mất ý thức.
Khắc phục hiệu quả tình trạng đi ngoài ra máu tại địa chỉ uy tín ở Hà Nội
Các chuyên gia khuyến cáo, muốn chữa đi đại tiện ra máu ở cuối bãi do bệnh lý gây ra thì bắt buộc phải tới cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị sớm, tránh để dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Một trong những địa chỉ chữa đại tiện ra máu do bệnh hậu môn – trực tràng nổi tiếng tại thủ đô phải kể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Đối với bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn, phòng khám áp dụng vô cùng thành công phương pháp HCPT II với hiệu quả loại bỏ búi trĩ hoặc các tổ chức xơ hóa do nứt kẽ mà hạn chế làm ảnh hưởng tới chức năng của hậu môn. Nhờ vậy, người bệnh không chỉ tránh được tình trạng đau đớn, chảy máu sau điều trị mà vết thương sẽ lành nhanh hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho hậu môn.
Cuối cùng, hy vọng những chia sẻ về tình trạng đi đại tiện ra máu ở cuối bãi có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ sức khỏe. Mọi thắc mắc khác đối với vấn đề này vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ giải đáp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.