Táo bón cơ năng là gì là một trong những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều người. Táo bón không phải là vấn đề xa lạ và thường thì khi nhắc đến táo bón, mọi người sẽ thường hiểu nôm na rằng đây là một dạng rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên thực tế 9 trên 10 người bị táo bón đều chủ quan với biểu hiện này mà lại không nghĩ đến những hậu quả có thể gặp phải nếu không cải thiện từ sớm. Bài viết dưới đây, các chuyên gia hậu môn – trực tràng sẽ giúp chúng ta được hiểu rõ thế nào là táo bón cơ năng đồng thời sẽ chỉ ra những giải pháp nào có thể cải thiện được tình trạng này.
Danh mục bài viết
Táo bón cơ năng là gì?
Táo bón cơ năng là gì? Táo bón cơ năng là một dạng bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, ước tính có khoảng trên 3% trẻ trên thế giới sẽ gặp phải chứng bệnh này và thường gặp nhất là ở độ tuổi từ 7 tháng tới 48 tháng tuổi. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng giảm nhu động ruột và không tự chủ trong vấn đề đại tiện.
Khi gặp phải chứng táo bón cơ năng, trẻ sẽ có biểu hiện đại tiện phân khô cứng, khó đại tiện và thậm chí là không thể đi đại tiện được trong nhiều ngày. Táo bón cơ năng thì khác so với táo bón bệnh lý, nó xảy ra không do bất cứ tác nhân vật lý hay hóa học nào.
Tình trạng táo bón cơ năng sẽ được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
- Táo bón cơ năng với nhu động ruột bình thường
Dạng táo bón cơ năng phổ biến thường gặp nhất hiện nay đó là dạng táo bón với khả năng nhu động ruột bình thường có nghĩa là các cơ ruột lúc nãy vẫn hoạt động co giãn như bình thường, phân di chuyển với tốc độ vừa phải trong ruột thế nhưng lại không thể đẩy được ra ngoài mà sẽ tích tụ dần trong ruột. Tình trạng này khiến phân khô, cứng, bụng căng cứng và đầy bụng ở trẻ.
- Táo bón có nhu động ruột chậm
Dạng táo bón có nhu động ruột chậm có nghĩa là khả năng co bóp đẩy thức ăn của cơ ruột trẻ bị chậm hơn bình thường, nó có thể xuất phát từ nguyên nhân tổn thương hệ thần kinh, khả năng truyền tín hiệu tới cơ ruột bị kém. Điều này đã làm nhu động ruột chuyển động không đều, từ quá trình vận chuyển cũng như bài tiết đều sẽ bị ảnh hưởng.
Ở dạng táo bón này trẻ thường gặp phải các triệu chứng như không muốn đi vệ sinh, đi đại tiện ít hơn 1 lần 1 tuần, đau và chướng bụng khi đi ngoài, phân cứng, thô.
- Rối loạn bài xuất phân
Dạng táo bón này cũng là dạng táo bón mà chúng ta cần phải nắm rõ với các dấu hiệu điển hình như: trẻ cần nhiều thời gian để rặn, cần dùng tay để lấy phân ra ngoài hoặc cũng có thể phải thụt tháo hậu môn, việc dùng chất xơ hay thuốc nhận tràng cũng không thể cải thiện được dạng táo bón cơ năng này.
Nguyên nhân dẫn tới táo bón cơ năng ở trẻ
Táo bón cơ năng là gì? Táo bón cơ năng có thể gặp phải ở nhiều trẻ, theo các các chuyên gia cho biết mức độ phổ biến này có thể xuất phát từ những nguyên nhân điển hình sau đây:
- Do chế độ dinh dưỡng hàng ngày bị mất cân bằng: thực tế nếu cha mẹ chỉ tập trung tăng cường tinh bột và đạm nhiều nhưng quên đi mất việc bổ sung chất xơ sẽ khiến cho trẻ dễ có nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón cơ năng.
- Do thói quen lười uống nước: lười uống nước, pha sữa không đúng tỉ lệ nước khiến sữa đặc là những nguyên nhân khiến cho trẻ gặp phải tình trạng khó đại tiện vì phân khô cứng
- Do yếu tố tâm lý: tâm lý căng thẳng, mải chơi, nhịn đại tiện, bị thúc ép đại tiện,…cũng là những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón cơ năng và bị đau khi đại tiện.
- Nguyên nhân khác: trẻ mệt mỏi, gặp phải tình trạng tổn thương hậu môn, khó đại tiện, kéo dài làm phân tích tụ trong ruột lâu, tạo thành khối to và hình thành bệnh táo bón cơ năng.
Dấu hiệu táo bón cơ năng ở trẻ mà cha mẹ cần nhận biết
Táo bón cơ năng là gì? Táo bón cơ năng là một bệnh lý nguy hiểm ở trẻ nhất là khi nó kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nứt hậu môn, trĩ, sa trực tràng,…đây đều là các bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Chính bởi vậy mà việc nắm bắt được các dấu hiệu táo bón cơ năng ở trẻ là điều rất cần thiết để cha mẹ có thể phát hiện được sớm tình trạng bệnh lý nếu trẻ có gặp phải.
Dưới đây là những biểu hiện của tình trạng táo bón cơ năng ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần cảnh giác như sau:
- Đại tiện ít hơn 2 lần/ tuần và kéo dài liên tục trong 1 tháng
- Dấu hiệu đại tiện phân có đường kính lớn, khô, rặn mạnh, gồng mình
- Bé quấy khóc sợ đại tiện vì đau, không dám và nhịn đại tiện
- Tiền sử đại tiện phân lớn gây nghẹt bồn cầu
- Xuất hiện khối phân lớn ở bên trọng trực tràng
Điều trị và phòng ngừa chứng táo bón cơ năng ở trẻ
Táo bón cơ năng là gì? Táo bón cơ năng là bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở những trẻ có chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt hàng ngày chưa đảm bảo bởi thế mà để cải thiện tình trạng này thì cha mẹ cần chủ động tìm hiểu và xây dựng chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn với trẻ, tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định có bác sĩ chuyên khoa kể cả là các loại thực phẩm chức năng thông thường.
- Với chế độ dinh dưỡng
Với những trẻ hay bị táo bón, cha mẹ cần tăng cường bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chất xơ sẽ có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau củ,…Ngoài ra các loại thực phẩm lợi khuẩn probiotic điển hình như sữa chua, sữa bơ,…cũng sẽ giúp bổ sung men vi sinh hỗ trợ cho đường ruột của trẻ được hoạt động trơn tru hơn.
- Tập thói quen đi tiêu đều đặn hàng ngày cho trẻ
Bên cạnh việc cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì cha mẹ cũng nên tạo cho bé cho một thói quen đi đại tiện mỗi ngày 1 lần và nên đại tiện vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Bởi rằng điều này sẽ tạo phản xạ tốt cho dạ dày, ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp nhu động ruột sẽ được hoạt động ổn định hơn.
- Cần đưa trẻ đi thăm khám định kỳ
Việc đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám định kỳ cũng là một điều cần thiết mà các cha mẹ nên làm nếu có con nhỏ có tiền sử bị táo bón mãn tính. Việc tái khám sẽ giúp đánh giá hiệu quả khi điều trị và theo dõi tình trạng bệnh, nếu có vấn đề bất thường sẽ cần có hướng điều trị mới.
Các chuyên gia cảnh báo cha mẹ nên chủ động cho trẻ đi thăm khám sớm nếu chứng táo bón kéo dài trên 3 tuần, trẻ đau bụng dữ dội, có máu dính trên phân, sụt cân nhanh,…Tránh để đến khi sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng, có biến chứng xảy ra sẽ rất khó trong việc điều trị.
Như vậy, những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ táo bón cơ năng là gì cùng một vài những vấn đề về táo bón cơ năng ở trẻ mà các bậc cha mẹ cần nắm rõ và trang bị cho bản thân. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.