Táo bón không phải là vấn đề hiếm gặp nhưng bạn có biết đâu là những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng không? Đây là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cực kỳ phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể trở nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đọc bài viết dưới đây, bạn sẽ biết được chính xác những triệu chứng táo bón nặng không nên chủ quan.
Danh mục bài viết
Bệnh táo bón nặng xảy ra khi nào?
Táo bón là một trong những vấn đề bất thường xảy ra khi hệ tiêu hóa có vấn đề với tỷ lệ cực kỳ phổ biến. Thức ăn thường được tiêu hóa một phần ở ruột non và được co bóp đẩy xuống đại tràng tạo thành phân. Khi thức ăn tiêu hóa quá chậm ở đại tràng dễ xảy ra tình trạng đại tràng hấp thụ nước ngược lại khiến cho phân khô cứng.
Do đó, dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thường xảy ra khi đại tràng hấp thụ nước từ phân quá mức khiến cho phân đặc biệt khô cứng, phân đọng lại thành mảng to bên trong trực tràng và khó đào thải ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khác dẫn đến tình trạng bệnh táo bón mức độ nặng, chủ yếu do ảnh hưởng từ nhiều bệnh lý như:
- Bệnh lý u vùng bụng chèn ép đường ruột, ung thư đại trực tràng, ung thư trực tràng,… gây tắc nghẽn ruột
- Bệnh lý thần kinh như thần kinh tự trị, chứng đa xơ cứng, bệnh Parkinson, bệnh hirschsprung, bị chấn thương tủy sống, đột quỵ làm giảm chức năng hoạt động của các cơ vòng trực tràng, làm giảm tốc độ đẩy phân ra ngoài.
- Bị rối loạn hoạt động, cơ vùng chậu suy yếu ảnh hưởng đến quá trình đào thải, tống xuất phân ra ngoài.
- Bệnh cường cận giáp, suy giáp, tiểu đường gây ra rối loạn hormone, suy giảm chức năng sinh lý đại tràng, hậu môn.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau opioid, thuốc bổ sung sắt, thuốc chống loạn thần, thuốc lợi tiểu,…
Nếu bạn đã mắc các bệnh lý trên và đã điều trị trong thời gian dài thì việc bị táo bón cực kỳ cao, càng để lâu càng gây ra dấu hiệu của bệnh táo bón nặng mà bạn không nên chủ quan.
Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng cần đặc biệt chú ý
Những triệu chứng táo bón nặng thường liên quan trực tiếp đến biểu hiện của đường tiêu hóa và một số biểu hiện bệnh lý toàn thân. Không khó để nhận biết những triệu chứng này nếu bạn chú ý quan sát. Cụ thể là:
1. Dấu hiệu ở đường tiêu hóa
Thông thường các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng sẽ liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian dài. Bạn nên đi khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường như sau:
- Bất thường khi đi đại tiện: Biểu hiện đầu tiên chính là tần suất đi đại tiện ít, khi đi đại tiện có cảm giác khó và đau. Thường thì đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được do phân tắc nghẽn lâu ngày. Khi đi được phải rặn mạnh, phân ra ngoài với số lượng ít và tình trạng này vẫn thường lặp đi lặp lại do phân vẫn còn tích tụ phần lớn trong đại tràng.
- Phân khô cứng, có lẫn máu: Một triệu chứng cũng phổ biến không kém của bệnh táo bón mức độ nặng là phân khô cứng, thường xuyên có lẫn máu. Phân tích tụ trong trực tràng lâu ngày thường trở nên khô cứng do trực tràng đã hấp thụ nước từ phân. Khi phân quá cứng cứng, người bệnh rặn mạnh sẽ gây trầy xước ống hậu môn nên thường thấy có lẫn máu trong phân. Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng này càng để lâu càng thấy mức độ chảy máu khi đại tiện càng nghiêm trọng.
- Tình trạng són phân: Khi tình trạng phân tắc nghẽn bên trong trực tràng quá lâu, đã kết lại thành khối lớn nên việc đào thải ra bên ngoài là cực kỳ khó. Do đó, người bị táo bón thường đi đại tiện nhiều lần, mỗi lần chỉ són rất ít phân, phân lổn nhổn, cục nhỏ. Tình trạng són phân này có thể xảy ra trong thời gian dài, điển hình của triệu chứng táo bón nặng.
- Đau bụng, chướng bụng: Khi tình trạng ứ đọng khối lượng lớn phân bên trong trực tràng, gây chèn ép ổ bụng, sinh ra các chất khí độc hại, gây cản trở tuần hoàn máu đường ruột. Kết quả là người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng, chướng bụng và đau bụng âm ỉ.
- Nứt kẽ hậu môn: Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng chính là xuất hiện các vết nứt kẽ hậu môn. Khi dùng sức để rặn mạnh khi đi đại tiện trong thời gian dài, phân khô cứng sẽ cọ xát với ống hậu môn gây trầy xước, điển hình là các vết nứt kẽ, chảy máu, đau đớn.
2. Dấu hiệu toàn thân
Bên cạnh các triệu chứng toàn thân thì bệnh táo bón mức độ nặng còn có một số biểu hiện bệnh lý toàn thân như:
- Cơ thể mệt mỏi, lo âu: Do mỗi lần đi đại tiện, phân cứng, khuôn phân to gây tổn thương trực tràng, đau hậu môn, gây khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi, những người bị táo bón nặng thường cảm thấy buồn bực, chán nản, mệt mỏi. Việc tái hấp thu các chất cặn bã từ phân vào máu cũng khiến cơ thể bị nhiễm độc, khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu minh mẫn và có thể gây thêm lo âu và chán nản. Ngoài ra, trẻ táo bón thường xuyên quấy khóc do cảm thấy khó chịu trong cơ thể.
- Nổi mề đay: Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng ảnh hưởng đến toàn thân. Táo bón thường sản sinh ra các khí độc bên trong đường ruột do phân tích tụ lâu ngày, các khí này sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay, phát ban.
Bệnh táo bón nặng có nguy hiểm không? Ảnh hưởng ra sao?
Không nên chủ quan với những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng, càng để lâu càng ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và vị tràng, chất thải tích tụ ngày càng nhiều. Bệnh táo bón mức độ nặng có thể dẫn đến một số biến chứng nặng như:
- Bệnh trĩ: Khi bị táo bón nặng, việc đại tiện trở nên khó khăn sẽ gây chèn ép lên tĩnh mạch hậu môn, cản trở việc lưu thông máu khiến tĩnh mạch phình to, hình thành nên các búi trĩ.
- Viêm túi thừa đại tràng: Táo bón nặng khiến phân tích tụ lâu ngày bên trong trực tràng, sản sinh ra các khí độc dẫn đến tình trạng nhiễm trùng túi thừa đại trang.
- Tổn thương cơ sàn chậu: Cơ sàn chậu có chức năng kiểm soát tình trạng tiểu tiện của bạn nên khi bạn bị táo bón lâu ngày, thường xuyên rặn mạnh sẽ làm nhóm cơ này yếu đi, nước tiểu dễ bị rò rỉ từ bàng quang, mất kiểm soát đường tiểu.
Do đó, nếu không nhanh chóng điều trị các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng thì hệ lụy tổn thương sức khỏe ngày càng lớn.
Cách điều trị bệnh táo bón nặng hiệu quả
Việc điều trị các triệu chứng táo bón nặng cần kết hợp với việc kiểm tra trực tràng để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị:
- Sử dụng thuốc kê đơn: Đối với các loại thuốc điều trị bệnh táo bón cần có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ cụ thể về thời gian dùng và liều lượng sử dụng. Đó là các loại thuốc nhuận tràng sử dụng thời gian ngắn, có đi kèm một số tác dụng phụ không đáng kể.
- Thụt tháo phân nếu mức độ tắc nghẽn phân trong đường ruột quá nghiêm trọng nhằm loại bỏ các khối phân nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên tuân theo chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để khắc phục các dấu hiệu của bệnh táo bón nặng tốt hơn:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể, kết hợp uống nhiều nước sẽ giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
- Hạn chế ăn nhiều đạm, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng,… sẽ gây kích thích ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất thải.
- Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu bia
- Chú ý việc tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên vừa giúp khỏe mạnh, vừa nâng cao sức đề kháng.
Bài viết trên đã chỉ rõ những dấu hiệu của bệnh táo bón nặng mà mọi người cần chú ý để chủ động thăm khám, điều trị cũng như phòng ngừa tốt hơn. Ngoài ra, hãy liên hệ đến số hotline 0243 9656 999 nếu có vấn đề bệnh lý cần giải đáp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.