Không đi vệ sinh được phải làm sao là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là khi bị táo bón kéo dài, khổ sở trong nhà vệ sinh hàng giờ liền. Vậy nên làm gì khi không đi vệ sinh được, dưới đây là những mẹo nhỏ được bác sĩ chia sẻ mà người bệnh có thể tham khảo.
Danh mục bài viết
Nguyên nhân không đi vệ sinh được là bị sao?
Các bác sĩ hậu môn trực tràng Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, trung bình mỗi ngày một người bình thường cần đi vệ sinh ít nhất một lần. Do đó, khi gặp phải tình trạng không đi vệ sinh được, buồn đại tiện nhưng không đi được, không đi nặng được…có thể là dấu hiệu bất thường tại hệ tiêu hóa và bài tiết.
Không đi vệ sinh được phải làm sao? Người bệnh thường có triệu chứng không đi vệ sinh được hoặc ra rất ít phân, đau tức hậu môn, đại tiện ra máu, rất buồn vệ sinh nhưng không đi được…Trong y học gọi đây là hội chứng lỵ hay hội chứng trực tràng mà không đơn giản chỉ là táo bón.
Nguyên nhân không đi nặng được có thể xuất phát từ một số yếu tố dưới đây:
- Táo bón: Người bệnh bị táo bón lâu ngày gây tình trạng buồn vệ sinh nhưng không đi được. Táo bón khiến phân khô và cứng, người bệnh sẽ phải dùng sức cố gắng rặn, thậm chí không rặn được. Táo bón xảy ra chủ yếu do chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ, ăn quá nhiều đồ dầu mỡ cay nóng, là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý hậu môn trực tràng.
- Nhu động ruột hoạt động kém: Người không thường xuyên vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu, khiêng vác vật nặng…có thể ảnh hưởng đến chức năng nhu động ruột, nhịn đại tiện kéo dài rất dễ mẫn cảm với phân.
- Mắc các bệnh lý hậu môn trực tràng: Mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, ung thư đại trực tràng, polyp hậu môn…cũng có thể khiến người bệnh không đị vệ sinh được, đi đại tiện ra máu, phân có lẫn dịch nhầy và dịch máu, đau rát hậu môn…
- Hội chứng ruột kích thích: Đại tràng bị viêm loét và bị rối loạn chức năng gây ra tình trạng cảm giác không đi vệ sinh được.
Bị không đi vệ sinh được phải làm sao?
Như đã chia sẻ, tình trạng không đi vệ sinh được kéo dài không chỉ đơn thuần là do táo bón mà còn có thể do các bệnh lý gây ra. Vậy không đi vệ sinh được phải làm sao?
Phải làm sao khi không đi vệ sinh được? – Thăm khám chuyên khoa
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tình trạng không đi vệ sinh được kéo dài lâu ngày thì nên đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu do bệnh lý sẽ cần tiến hành điều trị kịp thời, hiệu quả cao, hạn chế biến chứng xảy ra.
Tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
- Điều trị bằng thuốc: Với trường hợp mắc bệnh trĩ nhẹ, táo bón kinh niên. Thuốc sẽ được chỉ định cụ thể với từng tình trạng bệnh khác nhau, không phải ai cũng giống ai.
- Điều trị thủ thuật: Với trường hợp bệnh trĩ nặng, polyp hậu môn…cần thiết phải phẫu thuật sẽ được chỉ định thực hiện ngay, tránh kéo dài bệnh gây biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tại nhà hay tham khảo thuốc bán trên mạng để tránh gây hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, không tự ý bôi đắp thuốc vào hậu môn để tránh gây biến chứng viêm loét, nhiễm trùng hoại tử nguy hiểm cho sức khỏe.
Không đi vệ sinh được thì ăn gì tốt? – Thực phẩm giàu chất xơ
Người bị táo bón kéo dài, không đi vệ sinh được nên bổ sung nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, tăng hoạt động nhu động ruột và kích thích đẩy phân dễ dàng hơn ra khỏi cơ thể.
Những loại thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung hàng ngày phải kể đến rau xanh, hoa quả, yến mạch, bánh mì, ngũ cốc…
Không đi vệ sinh được phải làm sao? – Uống nhiều nước
Nước chiếm đến 70% trọng lượng toàn cơ thể nên có vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động sống của con người. Với những người bị táo bón thì cần bổ sung lượng nước lớn giúp làm mềm phân và dễ được đào thải ra ngoài hơn.
Theo đó, mỗi ngày bạn nên bổ sung từ 2-2,5l nước để hoạt động của hệ tiêu hóa trơn tru hơn. Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại nước khác như nước ép trái cây, trà nóng/ cà phê/ trà chanh mật ong ấm…
Không đại tiện được phải làm sao? – Đổi tư thế ngồi khi đi đại tiện
Không đi vệ sinh được phải làm sao? Bạn có thể thay đổi tư thế khi ngồi đại tiện. Bởi nếu ngồi với tư thế bình thường, tổ chức cơ thắt hậu môn chỉ được thả lỏng một phần nên sẽ khiến việc đi vệ sinh khó khăn hơn. Khi đi vệ sinh ở tư thế ngồi xổm, cơ thắt hậu môn được thả lỏng tối đa nhờ đó mà việc đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
Bạn có thể đặt ghế nhỏ kê dưới chân, nâng cao đầu gối để tạo thành góc nghiêng khoảng 35 độ. Cách ngồi này còn giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn hay các bệnh lý đường ruột khác.
Đi vệ sinh không được phải làm sao? – Massage xoa bụng
Làm thế nào khi bị không đi vệ sinh được? Bạn có thể xoa nhẹ vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Việc massage bụng giúp kích thích hoạt động co bóp của nhu động ruột, giảm thời gian vận chuyển thức ăn qua đại tràng, phá vỡ phân cứng, đồng thời giải phóng khí CO2, từ đó giúp chất thải dễ dàng tống xuất ra ngoài.
Không đi vệ sinh được phải làm sao? – Thức dậy sớm
Một mẹo hay giúp việc vệ sinh dễ dàng hơn là thức dậy sớm vì đây là thời điểm đại tràng rất dễ bị kích thích nên sẽ phát ra tín hiệu muốn đại tiện.
Nếu thường xuyên lặp lại việc này, cơ thể sẽ ghi nhớ và tạo thành thói quen đại tiện đều đặn vào buổi sáng, từ đó bạn sẽ không còn bị ám ảnh vì tình trạng không đi vệ sinh được nữa.
Không đi vệ sinh được làm thế nào khắc phục? Luyện tập thể dục thường xuyên
Việc thường xuyên vận động cơ thể, luyện tập thể dục thể thao giúp hệ thống cơ đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, chất rắn thải ra dễ dàng hơn. Do vậy, hãy cố gắng tập luyện vận động hàng ngày, hàng tuần nếu bác sĩ không khuyên bạn hạn chế vận động.
Làm thế nào nếu không đi vệ sinh được? – Tưởng tượng đi đại tiện
Nghe có vẻ khó tinh nhưng việc tưởng tượng mình đang đi vệ sinh sau nhiều ngày không đi được lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Phương pháp này được nhiều chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân để trị chứng táo bón. Khi nhận thức và hành động của cơ thể kết hợp sẽ giúp xương sàn chậu được thư giãn, từ đó giúp trị chứng táo bón rất tốt.
Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây về vấn đề không đi vệ sinh được phải làm sao đã giúp bạn nắm được các biện pháp khắc phục chứng táo bón hiệu quả. Nếu còn bất kỳ vấn đề cần giải đáp, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 hoặc CLICK khung chat để bác sĩ tư vấn nhanh chóng, chính xác và miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.