Táo bón bị chảy máu: Đừng chủ quan, nguy cơ bệnh lý nguy hiểm

Hiện nay, tình trạng táo bón bị chảy máu không phải là biểu hiện hiếm gặp khi số lượng người bị ngày càng tăng. Dấu hiệu này có thể do những nguyên nhân sinh lý nhưng chủ yếu triệu chứng bất thường táo bón ra máu đều cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm sao để biết chính xác nguyên nhân bệnh lý là gì? Có biện pháp nào điều trị hiệu quả không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây.

Táo bón bị chảy máu biểu hiện như thế nào?

Táo bón bị chảy máu được biết đến là tình trạng đi ngoài ra máu, thấy có máu lẫn trong phân hoặc dễ dàng nhận biết qua biểu hiện thấy có máu dính trên giấy vệ sinh. Tùy vào mức độ táo bón chảy máu tươi mà tình trạng chảy máu cũng khác nhau, có thể chảy máu ít, chảy máu nhỏ giọt hoặc chảy thành tia.

Táo bón có lẫn máu tươi nếu như tự khỏi sau vài ngày thì đây là vấn đề không đáng lo ngại, tuy nhiên, khi táo bón bị chảy máu kéo dài dai dẳng kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón bị chảy máu

Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón bị chảy máu khác nhau, gồm cả nguyên nhân sinh lý (nguyên phát) và nguyên nhân bệnh lý (thứ phát). 2 nhóm nguyên nhân gây ra táo bón ra máu được phân chia cụ thể như sau:

1. Nguyên nhân sinh lý

Nguyên nhân sinh lý dẫn đến tình trạng táo bón bị chảy máu

Nguyên nhân sinh lý dẫn đến tình trạng táo bón bị chảy máu

Nếu tình trạng táo bón thuộc nhóm nguyên nhân sinh lý hay còn gọi là nguyên nhân nguyên phát thì không phải vấn đề đáng lo ngại bởi triệu chứng này có thể tự hết sau vài ngày. Có các nguyên nhân sinh lý chính như sau:

  • Do nhu động bình thường bị ảnh hưởng: Cơ thể gặp các rối loạn khi tống phân ra ngoài mà chủ yếu là do cơ thắt và cơ vòng hậu môn gặp vấn đề. Loại táo bón này thường không mấy được chú ý do không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 
  • Do nhu động hoạt động chậm: Trường hợp này chủ yếu xuất hiện do nhu động ruột hoạt động kém gây ra tình trạng táo bón bị chảy máu kèm theo các triệu chứng chướng bụng, không có nhu cầu đi đại tiện.
  • Do rối loạn chức năng sàn chậu: Do các khối cơ và dây chằng bị thoái hóa, các cơ quan ở vùng sàn chậu không thể nằm đúng vị trí, gây ra rối loạn chức năng sàn chậu. Táo bón cũng liên quan đến hậu môn và trực tràng. Táo bón ở nguyên nhân này là do rặn nhiều, đại tiện không hết phân và cần hỗ trợ để loại bỏ hết.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Đây là nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón bị chảy máu tương đối phổ biến và rất nguy hiểm nếu như không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bởi đây là những bệnh lý gây táo bón chảy máu tươi gây nên nhiều biến chứng nếu như phát hiện muộn và không can thiệp điều trị kịp thời. Cụ thể những bệnh lý đó là:

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân bệnh lý

  • Bệnh trĩ: Nhiều người bị trĩ gặp phải tình trạng táo bón ra máu, phân có máu hoặc giấy lau có máu có thể là những dấu hiệu của táo bón. Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn biểu hiện qua một số dấu hiệu cụ thể như xuất hiện cục thịt thừa ở hậu môn, đau rát hậu môn khi đi đại tiện, hậu môn tiết dịch nhiều bất thường và có mùi hôi,… Bệnh trĩ nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
  • Nứt kẽ hậu môn: Triệu chứng táo bón ra máu, chảy thành giọt máu tươi sau khi đi đại tiện, có thể do nứt kẽ hậu môn. Đau vùng hậu môn khi đi đại tiện thường là triệu chứng của bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra loét và nhiễm khuẩn hậu môn.
  • Apxe hậu môn: Cũng tương tự như trĩ, apxe hậu môn thường gây ra tình trạng táo bón bị chảy máu, đặc biệt ở giai đoạn bệnh nặng. Apxe hậu môn thường biểu hiện xuất hiện cục u ở hậu môn, chứa nhiều mủ, gây đau đớn cho người bệnh. Khi bị cọ sát mạnh sẽ dễ bị vỡ, chảy mủ kèm theo máu đặc biệt nguy hiểm.
  • Polyp hậu môn: Đây cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ra máu phổ biến. Các khối u polyp hậu môn xuất hiện, gây chèn ép lên ống hậu môn, cản trở việc đi đại tiện. Do đó, khi người bệnh đi đại tiện sẽ dễ bị chảy máu hay thường xuyên có thấy máu lẫn trong phân.
  • Viêm đại trực tràng: Đại tràng, đoạn cuối của ống tiêu hóa, là nơi gần hậu môn nhất và dễ bị viêm nhiễm. Táo bón, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn là một số nguyên nhân gây viêm đại trực tràng mà biểu hiện chính là táo bón bị chảy máu kéo dài. Thuốc và thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có thể cải thiện triệu chứng đi ngoài ra máu do viêm đại trực tràng.
  • Ung thư đại tràng: Khi các tế bào bất thường phát triển ở đó và hình thành khối u ác tính, bệnh xảy ra. Chảy máu có thể xảy ra do viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng. Khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều hơn vào đại tràng, lượng máu thường chảy nhiều hơn. Các biểu hiện của ung thư đại tràng bao gồm đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột và thay đổi thói quen ăn uống.  

Có thể thấy những bệnh lý gây nên tình trạng táo bón bị chảy máu thường tương đối quen thuộc mà tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu như không phát hiện và điều trị sớm. 

[Shortcode tư vấn 1]

Táo bón bị chảy máu có nguy hiểm không?

Táo bón do thay đổi sinh lý thường không có gì đáng lo ngại nhưng khi bạn gặp tình trạng táo bón chảy máu tươi do bệnh lý thì đây không phải là vấn đề có thể chủ quan. Khi tình trạng này kéo dài lâu ngày thì tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường như:

Táo bón bị chảy máu có nguy hiểm không?

Táo bón bị chảy máu có nguy hiểm không?

  • Viêm nhiễm hậu môn: Ví dụ như các bệnh trĩ, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn lâu ngày sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các búi trĩ, vết nứt. Khi tình trạng viêm nhiễm không được khắc phục nhanh có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ, hoại tử hậu môn.
  • Nhiễm trùng máu: Táo bón bị chảy máu thường xuyên sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm tới tính mạng. Đặc biệt khi tình trạng đại tiện ra máu này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu cục bộ, sức khỏe giảm sút.
  • Tắc nghẽn hậu môn: Các búi trĩ, khối apxe lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra tình trạng sa ra ngoài, chèn ép ống hậu môn gây tắc nghẽn ống hậu môn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi đại tiện cũng như chức năng sinh lý co bóp của hậu môn.
  • Ung thư hậu môn: Trĩ hay các bệnh apxe hậu môn, polyp hậu môn khi ở giai đoạn nặng có thể chuyển biến thành các khối u ác tính, tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, không được chủ quan với tình trạng táo bón bị chảy máu, đặc biệt là khi táo bón ra máu kèm theo những triệu chứng bất thường ở hậu môn. Thăm khám sớm, điều trị nhanh sẽ ngăn ngừa những ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng.

[Shortcode bác sĩ Thế]

Biện pháp điều trị táo bón bị chảy máu hiệu quả

Táo bón bị chảy máu có thể dễ dàng điều trị, khắc phục ngay từ giai đoạn đầu. Bác sĩ chỉ ra những hướng điều trị bệnh hiệu quả như:

Biện pháp điều trị táo bón bị chảy máu hiệu quả

Biện pháp điều trị táo bón bị chảy máu hiệu quả

  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ là một thành phần tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau củ, đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón. Chất xơ làm cho phân mềm, xốp và giữ lại nước trong phân, giảm thời gian vận chuyển qua ruột và thúc đẩy quá trình đào thải phân.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng: Đây là nhóm thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất thải. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế đồ uống có cồn như rượu bia hay đồ uống như cà phê.
  • Tập thể dục đều đặn: Thói quen tập thể dục đều đặn kết hợp vận động nhẹ nhàng sẽ hạn chế những ảnh hưởng đến trực tràng, tốt cho quá trình tiêu hóa. Bạn cũng nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để tốt cho đại tràng.
  • Điều trị chuyên khoa: Khi tình trạng táo bón bị chảy máu do các bệnh lý gây ra thì cần thăm khám và điều trị với phác đồ chuyên khoa cụ thể. Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc hoặc can thiệp điều trị ngoại khoa để khắc phục nhanh triệu chứng bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tìm cách điều trị tại nhà, tiềm ẩn nguy hiểm cao, bệnh không những không khỏi mà còn gây nhiều biến chứng nặng.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cụ thể về tình trạng táo bón bị chảy máu cũng như những ảnh hưởng nghiêm trọng khi không điều trị sớm. Mong rằng những thông tin trên đã giúp ích cho mọi người, ngoài ra, nếu bạn có biểu hiện bệnh lý cần giải đáp, hãy liên hệ đến 0243 9656 999 để được hỗ trợ giải đáp nhanh.  

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.