Táo bón do đâu, vì sao mắc táo bón… là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều người. Táo bón là vấn đề về tiêu hóa vô cùng phổ biến và có nguy cơ xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào ở mọi độ tuổi. Do đó, ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa khỏi bị táo bón sẽ được giải đáp bởi các chuyên gia đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu táo bón là hiện tượng gì?
Muốn biết táo bón do đâu thì trước hết bạn đọc cần hiểu tình trạng táo bón là gì. Tỷ lệ mắc phải chứng táo bón ở nữ giới có thể cao gấp 3 lần so với nam giới. Táo bón có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi, đặc biệt những đối tượng trên 65 tuổi có nguy cơ bị táo bón là rất cao.
Tần suất đi đại tiện bình thường của một người khỏe mạnh có thể dao động từ 1-2 lần mỗi ngày, phân mềm và đóng thành khuôn. Khi gặp phải tình trạng táo bón, một người có thể mất tới 2-3 ngày mới đi đại tiện, mỗi lần đi ngoài rất khó khăn do phân bị khô cứng hoặc lượng phân thải ra ít hơn bình thường.
Táo bón có thể xuất hiện độc lập như một bệnh lý về chức năng hoặc là một triệu chứng của các bệnh khác như ung thư đại tràng, suy giáp… Tình trạng táo bón kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên bệnh trĩ.
Thỉnh thoảng, chúng ta có khả năng bị táo bón do nhiều nguyên nhân khách quan như ăn ít chất xơ, không uống đủ lượng nước cần thiết… Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải tình trạng này trong thời gian dài và táo bón dần trở thành mãn tính.
Hầu hết các trường hợp táo bón chỉ diễn ra một vài ngày và không gây ra vấn đề nghiêm trọng gì đối với sức khỏe. Thế nhưng, nếu táo bón kéo dài trong vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn, tình trạng này có thể đã tiến triển thành mãn tính. Người bị táo bón mãn tính sẽ cảm thấy rất khó chịu, căng thẳng quá mức, điều này càng gây ức chế hoạt động bình thường của nhu động ruột.
Trong một số trường hợp, táo bón cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh trĩ, polyp trực tràng, ung thư… Chính vì vậy, bạn cần theo dõi sát sao về các dấu hiệu bất thường của cơ thể mình, từ đó sớm có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Chuyên gia giải đáp nguyên nhân táo bón do đâu?
Vậy nguyên nhân táo bón do đâu, theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng táo bón có thể được chia làm 2 nhóm chính với những yếu tố nguy cơ không giống nhau, cụ thể như sau:
1. Táo bón chức năng
Loại táo bón này rất thường gặp, có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
- Ăn uống không khoa học
Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả tươi, có công dụng giúp làm mềm phân. Thông thường, cơ thể con người cần dung nạp 30-40g chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tình trạng ăn thiếu chất xơ thường gặp ở những có thói quen sử dụng thức ăn nhanh, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa. Người cao tuổi dễ bị táo bón cũng bởi khó nhai nuốt nên họ ngại ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
Bên cạnh đó, uống ít nước cũng là một yếu tố nguy cơ góp phần gây táo bón. Việc sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê cũng sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
- Do thói quen
Người có thói quen đi đại tiện không đúng giờ giấc, thường xuyên quên hoặc nhịn đi ngoài sẽ gây rối loạn phản xạ mót rặn của hậu môn, từ đó dẫn đến hiện tượng táo bón.
- Do đặc trưng công việc
Các đối tượng có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi nhiều, ít vận động như nhân viên văn phòng, nghề thường xuyên phải tiếp xúc với chì có thể bị ngộ độc chì mãn tính, những yếu tố này sẽ ảnh hưởng xấu tới nhu động ruột.
- Suy giảm chức năng
Những người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể đều phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nhu động ruột và trương lực cơ thành bụng, hệ quả chính là chứng táo bón.
- Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây giảm nhu động ruột hoặc làm phân khô lại như tanin, thuốc an thần, thuốc chứa thành phần chất sắt, lạm dụng thuốc kích thích nhuận tràng cũng dẫn đến táo bón.
- Nguyên nhân khác
Tình trạng sốt cao do nhiễm khuẩn, mất nhiều máu sau phẫu thuật,… là những lý do khiến cơ thể bị mất nước, từ đó khiến phân bị khô cứng và gây ra táo bón.
2. Táo bón thực thể
Đây là tình trạng người bệnh bị táo bón do những tổn thương thực thể trong đại trực tràng và hậu môn, cụ thể:
- Dị vật gây cản trở đường di chuyển của phân ra khỏi cơ thể như các khối u ở trực tràng, đại tràng, dẫn đến triệu chứng táo bón, đôi khi kèm theo đi ngoài ra dịch nhầy hoặc máu.
- Các dạng tổn thương bẩm sinh như phình giãn đại trực tràng.
- Do bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn gây tổn thương trực tràng và hậu môn. Người bệnh bị đau mỗi lần đi ngoài nên sợ đi đại tiện và gây ra táo bón. Ngoài ra, hẹp trực tràng và hậu môn là di chứng của bệnh viêm nhiễm cũng có thể dẫn đến táo bón.
- Các áp lực từ bên ngoài gây cản trở đại tiện như phụ nữ mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, bào thai phát triển lớn đè vào trực tràng. Ngoài ra, khối u vùng chậu, các dây chằng dính hoặc viêm nhiễm làm có hẹp đại trực tràng cũng có thể gây ra khó đi ngoài.
- Nếu gặp tổn thương ở não, màng não có thể gây táo bón do rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Khắc phục và phòng ngừa táo bón như thế nào?
Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc táo bón do đâu, chắc hẳn điều mà các bạn đọc đều muốn biết chính là biện pháp cải thiện cũng như phòng tránh tình trạng này.
Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, bạn nên thay đổi lối sống bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám… cũng như hạn chế dung nạp chất béo động vật, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt, bia rượu.
Tiếp theo, bạn cần chăm chỉ vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, tập các môn thể thao phù hợp với sức mình. Việc hạn chế căng thẳng, stress bằng cách cân đối thời gian cho công việc và nghỉ ngơi cũng là cách hiệu quả để phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, hãy tạo cho mình thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tốt hơn hết là buổi sáng.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu đã tuân thủ các biện pháp trên mà tình trạng táo bón không được cải thiện thì bạn cần đi khám. Nếu bị táo bón kèm theo hiện tượng đi ngoài có máu trong phân, đau bụng dữ dội, sút cân nhanh, sốt, nôn mửa… hãy tìm tới cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng.
Khi đó, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chính là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua nếu cần giải quyết tình trạng táo bón kinh niên. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám, tiến hành nội soi hậu môn kỹ càng, sau đó hỗ trợ điều trị hiệu quả bằng công nghệ tiên tiến.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề táo bón do đâu mà các chuyên gia muốn gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc khác cần được hỗ trợ tư vấn, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới số hotline 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.