Phương pháp xét nghiệm giang mai là việc làm cần thiết để các bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện ra tình trạng bệnh trong cơ thể và giai đoạn phát triển của bệnh. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp và an toàn cho bệnh nhân. Vậy phương pháp này được tiến hành như thế nào, chi phí ra sao mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Danh mục bài viết
Khi nào thì nên đi xét nghiệm giang mai?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc thời gian xét nghiệm giang mai bao lâu là chính xác? Thời gian xác định bệnh và xét nghiệm phụ thuộc vào thời gian ủ bệnh của giang mai. Ở mỗi người thời gian ủ bệnh có thể ngắn hoặc dài khác nhau. Thông thường thời gian ủ bệnh của giang mai là từ 1 tuần đến 3 tháng, trung bình từ 3 – 4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Do vậy xét nghiệm cho kết quả âm tính thì bạn nên tiến hành xét nghiệm giang mai sau 3 tháng để có thể đảm bảo chắc chắn rằng mình có mắc bệnh hay không. Đặc biệt khi người bệnh có dấu hiệu mắc bệnh như lở loét bộ phận sinh dục, phát ban khắp người thì khả năng cao là bạn đã bước qua giai đoạn ủ bệnh. Lúc này kết quả xác định giang mai đã có tính chính xác cao người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp để xét nghiệm bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có sức phát triển chậm nhưng lại vô cùng bền bỉ, khó điều trị dứt điểm và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe sinh sản thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.
Dù cho bệnh nhân không có đời sống tình dục phức tạp cũng có nguy cơ mắc bệnh giang mai. Bởi giang mai có rất nhiều con đường lây truyền khác nhau như lây qua tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở, lây qua vật dụng cá nhân, lây từ mẹ sang con, sử dụng chung bơm kim tiêm,… Hiện nay có 5 Phương pháp xét nghiệm giang mai điển hình bao gồm:
Xét nghiệm giang mai qua kính hiển vi
Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn đầu. Khi bệnh nhân đến khám các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là các vết loét săng giang mai trên cơ thể dịch âm đạo nữ giới hoặc niệu đạo của nam giới. Sau đó đặt dưới kính hiển vi để tìm ra sự tồn tại của xoắn khuẩn.
Xét nghiệm máu
Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong giai đoạn nặng hơn. Trong giai đoạn này, khi xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu. Do đó chỉ cần thông qua xét nghiệm máu có thể phát hiện được sự tồn tại của loại khuẩn này.
Xét nghiệm qua dịch não tủy
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng với bệnh nhân giang mai ở giai đoạn cuối khi xoắn khuẩn đã ăn sâu vào bên trong hệ thần kinh trung ương. Xét nghiệm dịch não tủy vẫn có trường hợp cho kết quả dương tính giả do các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, ung thư hoặc các vấn đề khác. Do đó nếu kết quả xét nghiệm giang mai là dương tính bệnh nhân cần tiến hành điều trị và theo dõi diễn biến bệnh. Đồng thời nên làm xét nghiệm 1 tháng/ lần để đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác nhất.
Xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm giang mai VDRL được biết đến là phương pháp xét nghiệm được nhiều người lựa chọn hiện nay. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh ở tĩnh mạch sau đó sử dụng các thiết bị chuyên dụng để xét nghiệm. Phương pháp này giúp tìm ra các kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh. Kháng thể có thể là một loại Protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên phương pháp VDRL không phải lúc nào cũng chính xác. Nhiều trường hợp các chuyên gia phải thực hiện phương pháp xét nghiệm giang mai sau 3 tháng thì mới thấy kháng thể chống bệnh.
Xét nghiệm giang mai RPR và TPHA
Xét nghiệm RPR là xét nghiệm sàng lọc kháng thể giang mai trong tế bào máu. Cơ chế xét nghiệm này là khi xoắn khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân. Nhờ một phản ứng tự nhiên trên cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể nhằm ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của xoắn khuẩn. Chỉ thông qua xét nghiệm xem có sự tồn tại kháng thể kháng giang mai trong não hoặc dịch tủy không là có thể nhận biết được nguy cơ mắc bệnh.
Xét nghiệm RPR âm tính nghĩa là bạn không bị giang mai ngược lại nếu kết quả là dương tính thì bạn đã mắc bệnh. Một số trường hợp cơ thể không tạo ra kháng thể nên dù RPR âm tính người bệnh vẫn có thể bị giang mai. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi xoắn khuẩn chưa ăn sâu vào máu nên kết quả xét nghiệm RPR sẽ bị sai lệch. Ngoài ra một số trường hợp RPR dương tính giả do ung thư, phản ứng đặc biệt của cơ thể, tuổi tác, rối loạn miễn dịch, phụ nữ mang thai,…gây ảnh hưởng đến kết quả.
Xét nghiệm TPHA là phương pháp kiểm tra sự hiện diện của kháng thể giang mai trên huyết tương bệnh nhân. Phương pháp này dựa trên cơ chế của nguyên lý ngưng kết. Các bác sĩ tiến hành cho tế bào hồng cầu gắn với kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai tiếp xúc cùng huyết tương của bệnh nhân. Trường hợp có phản ứng ngưng kết thì có thể kết luận là bệnh nhân bị mắc bệnh giang mai.
Xét nghiệm RPR và TPHA được đánh giá là hai loại xét nghiệm hiện đại cho kết quả chính xác nhất được các bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên hai phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có trình độ tay nghề cao và trang thiết bị tiên tiến. Vì vậy không phải cơ sở y tế nào cũng có điều kiện để thực hiện mà bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế thế chuyên khoa ra để thực hiện 2 phương pháp này.
Quy trình xét nghiệm giang mai
Để phương pháp xét nghiệm giang mai có kết quả chính xác nhất người bệnh cần tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Tiến hành làm thủ tục, hồ sơ đăng ký xét nghiệm giang mai ở quầy y tế.
- Bước 2: Thăm khám và kiểm tra tình hình sức khỏe tổng quát và tiến hành một số xét nghiệm giang mai.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan để đánh giá cơ bản về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Một số câu hỏi thường gặp như:
- Cân nặng cụ thể và chiều cao của bệnh nhân?
- Đời sống quan hệ tình dục?
- Với nữ chu kỳ kinh nguyệt?
- Bạn có cảm thấy những thay đổi bất thường của cơ thể trong thời gian gần đây không?
- Ở bộ phận sinh dục, bạn có thấy xuất hiện những vết loét không?
Người bệnh cần trả lời chính xác các câu hỏi của bác sĩ để xác định tình trạng sức khỏe từ đó đưa ra những phương án xét nghiệm bệnh giang mai phù hợp. Sau khi có các thông tin về tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm giang mai như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não, tủy xét nghiệm sàng lọc RPR.
- Bước 3: Thông báo kết quả đến người bệnh. Nếu bệnh nhân dương tính với xoắn khuẩn giang mai các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về phương pháp xét nghiệm giang mai nhanh chóng và chính xác. Hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp này. Nếu bạn còn thắc mắc và muốn tìm ra cho mình phương pháp phù hợp hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia bác sĩ của các phòng khám y tế để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.