Tất tật thông tin về giang mai bẩm sinh cần biết

Giang mai bẩm sinh được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Giang mai bẩm sinh thường diễn ra ở trẻ nhỏ, thai nhi trong bụng mẹ. Vì thế nếu mắc phải căn bệnh này sẽ nguy hiểm thậm chí có thể tử vong nếu không biết và không có biện pháp kịp thời. Cùng Chào Bác Sĩ tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh giang mai này bẩm sinh sẽ như thế nào, điều trị khắc phục ra sao ngay dưới đây.

Nguyên nhân nào dẫn tới giang mai bẩm sinh?

Giang mai bẩm sinh có thể diễn ra vì một vài nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân chính được hiểu là do lây truyền từ mẹ sang con. Tức người mẹ đang mang thai mắc phải giang mai và truyền cho con thông qua nhau, cuống rốn. Thai nhi mắc phải giang mai cực kỳ nguy hiểm nếu mẹ không biết và không có biện pháp xử lý kịp thời. 

Giang mai bẩm sinh có thể do lây truyền từ mẹ sang con

Giang mai bẩm sinh có thể do lây truyền từ mẹ sang con

Giang mai bẩm sinh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như thế nào?

Giang mai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người lớn mà trẻ nhỏ, thai nhi mắc giang mai bẩm sinh cũng cực kỳ nguy hiểm. Giang mai bẩm sinh được phân thành 2 trường hợp và có tác động cụ thể như sau:

Giang mai bẩm sinh ở phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ đang mai thai khi mắc giang mai có nguy cơ cao lây từ mẹ sang con. Vì thế khả năng thai nhi trong bụng mẹ mắc phải bệnh này cũng cực lớn. Vì thế trường hợp thai nhi mắc giang mai nếu không được can thiệp kịp thời có thể gặp phải rất nhiều vấn đề như:

  • Sảy thai
  • Thai chết lưu trong bụng mẹ
  • Mẹ có thể sinh non
  • Thai nhi bị nhẹ cân
  • Ngay sau khi sinh ra trẻ có thể tử vong ngay

Theo thống kê thì có tới 40% trẻ em được sinh ra từ những phụ nữ mắc giang mai bị tử vong do sinh non hoặc tử vong do bị nhiễm trùng. Vì thế mẹ luôn phải hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai. Đặc biệt nên hạn chế quan hệ tình dục không an toàn trong giai đoạn này. Luôn phải dùng bao cao su để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và em bé trong bụng.

Giang mai gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi và trẻ sau khi sinh ra

Giang mai gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi và trẻ sau khi sinh ra

Giang mai bẩm sinh ở trẻ sau khi được sinh ra

Với trẻ sau khi được sinh ra và mắc giang mai bẩm sinh sẽ gặp phải những nguy cơ sau về sức khỏe:

  • Xương bị biến dạng
  • Thiếu máu nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tuần hoàn cơ thể.
  • Gan và lá lách có thể bị phì đại.
  • Vàng mắt, vàng da
  • Gặp phải các vấn đề về não, thần kinh như bị điếc hoặc mù lòa.
  • Viêm màng não có thể gây các biến chứng lâu dài về sau
  • Da bị viêm

Trẻ mắc phải giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ rất nguy hiểm. Một phần vì chúng không có sức đề kháng tốt, còn cực kỳ yếu nên chỉ cần những tác động nhỏ của bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy nên các mẹ khi mang thai cần hết sức cẩn thận để tránh ảnh hưởng tới con.

[Shortcode tư vấn 1]

Vậy có phải trẻ em bị giang mai bẩm sinh sẽ có tất cả các dấu hiệu của bệnh?

Trẻ sơ sinh mắc phải giang mai sau khi sinh không có bất cứ biểu hiện nào của bệnh. Tuy nhiên vì sự nguy hiểm của bệnh có thể dẫn tới những tác hại nguy hiểm nên cần hết sức chú ý. Trẻ em không được điều trị giang mai có thể sẽ gặp phải nhiều biến chứng, chậm phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nguy hiểm hơn có thể tử vong do nhiễm trùng.

Vậy làm sao để biết trẻ có mắc giang mai hay không?

Vì dấu hiệu mới sinh của trẻ bị giang mai không có biểu hiện nên việc chẩn đoán bằng mắt thường là cực kỳ khó. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để xác định xem trẻ có mắc phải bệnh này hay không. Cụ thể là làm xét nghiệm cho mẹ để xác định mẹ có bị hay không. Sau đó sẽ tiến hành xét nghiệm máu cho trẻ, khám và làm các xét nghiệm có liên quan để biết em bé có thực sự mắc giang mai hay không.

Để biết trẻ có mắc giang mai hay không cần làm xét nghiệm cho mẹ bầu và chính em bé sau sinh

Để biết trẻ có mắc giang mai hay không cần làm xét nghiệm cho mẹ bầu và chính em bé sau sinh

Vậy trong quá trình mang thai mẹ có cần làm xét nghiệm giang mai?

Thông thường phụ nữ khi mang thai sẽ được khuyên nên xét nghiệm giang mai ở những tuần thai đầu tiên. Cụ thể là lần khám thai đầu tiên bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên làm xét nghiệm. Nếu mẹ mang thai khám lần đầu tiên không làm xét nghiệm nên thực hiện ở lần thứ 2. Sau đó ở những lần tiếp theo, nếu có nghi ngờ hoặc việc quan hệ tình dục diễn ra thường xuyên hay có các dấu hiệu của giang mai mẹ cũng nên tiến hành làm xét nghiệm.

Mẹ bầu không nên chủ quan vì các triệu chứng của giang mai đôi khi không xuất hiện hoặc xuất hiện muộn. Mẹ có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác khi dấu hiệu của bệnh còn nhẹ. Vì thế mẹ hãy chú ý nghe theo lời khuyên của bác sĩ và nếu có bất cứ nghi ngờ nào hãy làm xét nghiệm ngay.

Vậy giang mai bẩm sinh có thể điều trị khỏi hoàn toàn?

Giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dù giang mai nguy hiểm và gây nhiều biến chứng nhưng đây là bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chỉ cần mẹ bầu thăm khám thường xuyên, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo điều trị nhanh chóng. Với những trẻ mắc giang mai sau khi sinh sẽ được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để giúp đảm bảo điều trị khỏi bệnh cho bé một cách an toàn nhất. Vì vậy điều mẹ cần làm là thành thực khai báo và luôn cẩn trọng tuân thủ theo bác sĩ.

[Shortcode bác sĩ Thế]

Điều trị giang mai bẩm sinh ở trẻ như thế nào?

Thông thường phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh sẽ được thực hiện ở mẹ đang mang thai. Nếu sau sinh trẻ mắc phải giang mai, bác sĩ cũng có hướng điều trị phù hợp để nhanh chóng điều trị dứt điểm bệnh ở bé. Các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh penixilin để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào từng tình trạng cơ thể sẽ có các phác đồ khác nhau. Cụ thể:

Giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

Giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

  • Trường hợp trẻ sinh ra mắc giang mai nhưng dịch não tủy bình thường: Đối với những trẻ dưới 2 tuổi mắc giang mai sẽ được dùng Benzathin penixilin G. Liều lượng sử dụng sẽ tính theo cân nặng 50.000 đơn vị/kg cân nặng. Trường hợp này chỉ cần tiêm một liều duy nhất ở bắp.
  • Trường hợp trẻ em mắc giang mai bẩm sinh nhưng dịch não tủy bất thường: Đối với trẻ em mắc giang mai bẩm sinh dưới 2 tuổi cũng được dùng Benzathin penixilin G. Tuy nhiên liều tiêm và số lầ tiêm sẽ khác với trẻ có dịch não tủy bình thường. Liều lượng cũng được tính theo cân nặng cụ thể là 50.000 đơn vị /cân nặng.  Cũng áp dụng tiêm cho tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Thời gian tiêm sẽ được chia thành 2 lần và thực hiện tiêm trong vòng 10 ngày. Có thể dùng procain penixilin G thay thế cho Benzathin penixilin G và tiêm tương tự.
  • Trường hợp giang mai muộn ở trẻ từ 2 tuổi trở lên: Bác sĩ cũng sử dụng Benzathin penixilin G. Tuy nhiên liều lượng tiêm sẽ sử dụng từ 20.000 – 30.000 đơn vị/kg/ ngày. Tiêm 2 lần 1 ngày và tiêm cho vùng bắp hoặc tĩnh mạch. Thời gian tiêm sẽ liên tục trong 2 tuần.
  • Với những trẻ bị dị ứng với kháng sinh penixilin sẽ thay thế erythromycin. Liều dùng sẽ 7.5 – 12.5mg/kg chia thành 4 lần/ ngày trong thời gian 30 ngày.
[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Trẻ em mắc giang mai bẩm sinh rất nguy hiểm và cần được điều trị để tránh những biến chứng. Vì thế các mẹ bầu luôn hết sức cẩn thận trong quá trình mang thai. Đồng thời chú ý cho trẻ mới sinh ra nếu mẹ có tiền sử giang mai hoặc đang bị giang mai. Không nên chủ quan và luôn thành thật với bác sĩ để bảo vệ cho thai nhi và sức khỏe của trẻ khi mới sinh ra. Nếu cần giải đáp bất cứ thông tin nào, ban có thể để lại câu hỏi, Chào Bác Sĩ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.