Giải đáp: Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới khác nam giới như thế nào?

Giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì căn bệnh này vẫn hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì vậy bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh. Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới như thế nào ngay bài viết sau đây nhé!

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới cũng giống như ở nam giới. Bệnh phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau. Cụ thể là:

Bệnh giang mai phát triển qua ba giai đoạn

Bệnh giang mai phát triển qua ba giai đoạn

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn một

Bệnh giang mai cũng giống như các bệnh xã hội khác thời gian ủ bệnh khá dài thông thường sẽ là từ 3 đến 4 tuần. sau thời gian này, nữ giới bắt đầu xuất hiện các vết trượt gọi là săng giang mai. Các đặc điểm của vết săng giang mai này là:

  • Các vết săng giang mai này có hình tròn hoặc hình elip, bầu dục, khi chạm vào có cảm giác gai và nông. Quanh viền của các săng này trợt mỏng, phần trung tâm da cứng và sậm màu hơn. Các vết này không gây đau đớn hay ngứa ngáy cho dù người bệnh có bóp mạnh vào.
  • Vị trí xuất hiện của các vết này thường là ở mép bộ phận sinh dục, môi lớn, môi bé,…
  • Nổi hạch ở những vị trí nhiễm khuẩn như bẹn, có thể tạo thành cụm với các kích thước khác nhau. Trong đó sẽ có một hạch trung tâm có kích thước lớn nhất.
  • Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ biến mất sau một thời gian nhất định. Nhiều chị em chủ quan tưởng bệnh tự khỏi nhưng thực chất nó đang dần bước vào giai đoạn nặng hơn.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới trong giai đoạn hai

Sau khi giai đoạn 1 kết thúc khoảng 7 đến 8 ngày, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn hai. Giai đoạn 2 này sẽ có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai như:

  • Vùng da trên khắp cơ thể xuất hiện các vùng có màu trắng hoặc hồng gọi là đào ban. Chúng nổi thành từng mảng riêng biệt, ở các vị trí khác nhau trên cơ thể chứ không liền nhau. Các vết này khi bị chạm mạnh vào và kéo căng ra chúng sẽ biến mất, không gây cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu.
  • Người bệnh xuất hiện các vết sẩn dạng vảy nến hoặc trứng cá. Các vết mẩn lớn sẽ xuất hiện quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
  • Hạch sẽ nổi to hơn và lan sang các khu vực khác, kèm theo đó là tình trạng rụng tóc.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn ba

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tới tính mạng người bệnh như:

Bệnh giang mai có thể dẫn tới viêm màng não

Bệnh giang mai có thể dẫn tới viêm màng não

  • Dấu hiệu phổ biến giang mai ở giai đoạn cuối là giang mai thần kinh. Chúng gây ra những tổn thương tới hệ thần kinh như viêm não, bại liệt…
  • Xuất hiện các gôm và củ giang mai trên da và nhiều bộ phận trên cơ thể như cơ, xương…Trên da có những vết tổn thương hình tròn có kích thước như hạt ngô không liền nhau. Sau dần chúng sẽ lở loét và gây ra hoại tử.
  • Xuất hiện triệu chứng giang mai tim mạch làm tổn thương đến hệ tim mạch, phổ biến nhất là chứng phình mạch.

Tuy nhiên ở rất nhiều trường hợp các giai đoạn 1,2 và 3 bệnh không có các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện ra khi đi khám và làm các xét nghiệm chuyên môn. Những trường hợp này thường được gọi là giang mai kín.

[Shortcode tư vấn 1]

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai ở nữ giới

Nếu các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới không được phát hiện sớm và điều trị chúng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Phá hủy, gây tổn thương và làm hoại tử các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể do do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
  • Chúng gây ảnh hưởng xấu tới da, nhất là vùng mắt và các cơ quan nội tạng như tim, gan, phổi, não, gây viêm, phình động mạch chủ…
  • Nếu mẹ bầu mắc phải căn bệnh này có thể gây tử vong, dị dạng thai nhi sau khi sinh vì có thể truyền bệnh từ mẹ sang con.

Các phương pháp điều trị giang mai ở nữ giới phổ biến hiện nay.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi nghi ngờ hoặc có một số biểu hiện của bệnh giang mai là đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh bằng các phương pháp sau:

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai

Thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai

  • Lấy mẫu bệnh phẩm – dịch tiết ở các vết loét, sẩn giang mai hay các mảng niêm mạch, chọc hạch rồi đem soi trên kính hiển vi. Nếu có xuất hiện của xoắn khuẩn giang mai thì người bệnh đã bị nhiễm giang mai.
  • Phương pháp xét nghiệm máu: có thể áp dụng sau 2 tuần phát hiện các vết săng giang mai người bệnh có thể làm các xét nghiệm máu để phát hiện các xoắn giang mai. Ngoài ra còn một số phương pháp khác để xác định có bị giang mai thần kinh hay tim mạch hay không thì cần lấy mẫu dịch não, dịch tủy để làm các xét nghiệm.

Khi đã xác định được người bệnh đã bị nhiễm giang mai thì tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến ở nữ giới hiện nay là:

Điều trị giang mai ở nữ giới bằng thuốc

Sau khi có dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới và xét nghiệm thấy các xoắn giang mai ở giai đoạn đầu các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Loại thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc kháng sinh đặc trị bệnh giang mai để khống chế và kiểm soát sự phát triển của xoắn khuẩn.

Nếu bệnh chuyển nặng thì ngoài việc uống thuốc, người bệnh sẽ được kết hợp phương pháp chiếu sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại để tiêu diệt và khống chế vi khuẩn.

Điều trị giang mai ở nữ giới bằng phương pháp miễn dịch cân bằng

Đây được coi là phương pháp hiện đại và tiên tiến nhất hiện nay trong việc điều trị bệnh giang mai. Phương pháp này ngoài khả năng tiêu diệt khuẩn giang mai còn có thể kết hợp gen sinh vật nâng cao khả năng miễn dịch của người bệnh.

Phương pháp miễn dịch cân bằng có nhiều ưu điểm như an toàn, chính xác, điều trị nhanh chóng, tăng cường khả năng miễn dịch giúp phá hủy cấu trúc gen để tiêu diệt xoắn khuẩn. Vì vậy có thể tiêu diệt bệnh tận gốc, ít có nguy cơ tái phát.

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Cách phòng chống bệnh giang mai ở nữ giới.

Qua các dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới và tác hại của chúng gây ra ta thấy đây là một bệnh xã hội rất nguy hiểm. Chúng có thời gian ủ bệnh lâu dài, khả năng lây lan nhanh. Do đó bạn cần trang bị những kiến thức và biện pháp phòng chống bệnh như:

Biện pháp phòng chống giang mai ở nữ giới

Biện pháp phòng chống giang mai ở nữ giới

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tình dục an toàn như: sử dụng bao cao su, màng chắn miệng khi quan hệ, chung thủy lối sống một vợ, một chồng.
  • Các chị em đang mang thai cần thực hiện những xét nghiệm phản ứng với huyết thanh để kịp thời phát hiện sớm bệnh, giúp điều trị sớm không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
  • KHông sử dụng đồ cá nhân với người khác, nhất là đối với người lạ như khăn mặt, đồ lót, bàn chải, đồ dùng trang điểm…
  • Xây dựng lối sống khoa học, thể dục thể thao tạo đề kháng tốt cho thể trước những tác nhân gây bệnh.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Kết luận

Như vậy bạn có thể thấy dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới cũng giống như ở nam giới. Bệnh sẽ được điều trị dứt điểm và không gây ra những biến chứng nguy hiểm khi được phát hiện sớm. Do đó khi có các dấu hiệu bất ngờ bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Không nên vì xấu hổ, lo lắng mà tự chữa bệnh tại nhà có thể làm bệnh ngày càng trầm trọng và khó chữa hơn.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.