Giang mai ở nữ giới và những điều bạn cần biết

Phụ nữ mắc giang mai cũng rất phổ biến và tác hại của bệnh cũng cực kỳ nguy hiểm. Nhất là với phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế cần chủ động tìm hiểu và nắm rõ hơn về bệnh và phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn cũng như em bé nếu đang có thai. Cùng Chào Bác Sĩ tìm hiểu kỹ hơn về giang mai ở nữ qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân nào dẫn tới giang mai ở nữ?

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiều con đường khác. Vì thế kể đến nguyên nhân nữ giới mắc phải căn bệnh này cũng rất đa dạng. Giang mai ở nữ giới có thể là do:

Nữ giới có thể mắc phải giang mai do nhiều nguyên nhân

Nữ giới có thể mắc phải giang mai do nhiều nguyên nhân

  • Lây truyền qua đường tình dục: Do xu hướng quan hệ tình dục phóng khoáng và nữ giới không thể chủ động như nam giới nên nguy cơ mắc phải giang mai khá cao. 
  • Lây truyền qua đường máu: Trường hợp nữ giới tiếp xúc với máu của người mắc phải giang mai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh. Chẳng hạn như qua việc hôn khi nữ giới đang có các vết thương ở miệng, viêm nướu, nhổ răng…
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: Trường hợp sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu… cũng là lý do khiến nữ giới mắc phải giang mai.
  • Truyền từ mẹ sang con: Nếu nữ giới đang mai thai, khả năng truyền từ mẹ sang con là rất lớn. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới giang mai ở nữ giới. Tuy nhiên giang mai là bệnh có thể chữa khỏi được nên có thể hoàn toàn yên tâm. Chào Bác Sĩ khuyên rằng khi có những dấu hiệu của giang mai cần tiến hành xét nghiệm ngay để giúp xử lý sớm. Từ đó tránh những tác hại của bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

[Shortcode tư vấn 1]

Dấu hiệu giang mai ở nữ giới cần biết

Thường thì giang mai sẽ có biểu hiện để nhận biết. Khi có những biểu hiện cụ thể, nữ giới cần tiến hành xét nghiệm tại các cơ sở y tế để kịp thời xử lý. Vậy giang mai ở nữ giới sẽ có những biểu hiện nào?

Biểu hiện giang mai ở chị em giai đoạn 1

Giai đoạn đầu được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Sau đó chị em sẽ thấy những dấu hiệu rõ rệt hơn của bệnh. Thông thường ở giai đoạn 1 sẽ có một vài biểu hiện sau:

  • Xuất hiện các vết trợt nhưng chạm vào không đau, không ngứa rát. Các vết trợt này nông, có nền cứng và màu đỏ hồng. Xung quanh các vết trợt có gờ nhưng mỏng. 
  • Các vết trợt sẽ xuất hiện ở các vị trí như quanh bộ phận sinh dục, mông, môi lớn, môi bé, mép âm đạo…
  • Có hạch xuất hiện ở các vị trí như bẹn, háng và tạo thành từng chùm. Trong đó có 1 hạch lớn nhất được gọi là hạch bạch huyết chúa.
Giang mai ở nữ giới biểu hiện bắt đầu bằng các săng giang mai

Giang mai ở nữ giới biểu hiện bắt đầu bằng các săng giang mai

Các dấu hiệu ở giai đoạn đầu này chỉ xuất hiện trong 1 thời gian sau đó tự lành. Những vết trợt sẽ biến mất và không để lại sẹo. Sau đó sẽ xuất hiện trở lại. Nhiều chị em khi thấy thế thường chủ quan và không tới thăm khám. Chỉ khi thấy những dấu hiệu ngày một rõ hơn, xuất hiện nhiều lần mới bắt đầu tiến hành thăm khám, xét nghiệm.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 2

Sau khoảng 7 đến 8 tuần tính từ thời điểm bắt đầu của giai đoạn 1 bệnh sẽ bắt đầu phát triển sang giai đoạn 2. Giai đoạn này sẽ xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt hơn. Cụ thể:

  • Đào ban: Các vết màu trắng hoặc đỏ xuất hiện trên da. Chúng tách rời nhau và tạo thành từng mảng. Khi chạm mạnh vào, da căng lên sẽ không nhìn thấy các vết ban. Các vết này không gây ngứa ngáy hay khó chịu cho người bệnh.
  • Sẩn: Trên da sẽ xuất hiện các vết sẩn với đủ hình dạng như trứng cá hoặc vảy nến.
  • Xuất hiện sẩn phì đại: Xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn sẽ xuất hiện các vết sẩn.
  • Hạch: Cũng tương tự như giai đoạn 1, giai đoạn 2 vẫn sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết nhưng phì đại và lan ra nhiều vị trí khác.
  • Giai đoạn này tóc sẽ rụng và rụng theo kiểu rừng thưa.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 3 ở nữ

Giai đoạn 3 của giang mai là giai đoạn nặng

Giai đoạn 3 của giang mai là giai đoạn nặng

Thực ra trước khi đến với giai đoạn 3 sẽ là một khoảng thời gian dài của giang mai giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp giữa 2 và 3 được gọi là giai đoạn kín của giang mai, Trong giai đoạn đó, bệnh nhân sẽ không có bất cứ dấu hiệu nào của giang mai. Thời gian đó có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm. Khi bước sang giai đoạn 3 tức là giang mai ở nữ đã nặng. Các xoắn khuẩn đã di chuyển và khu trú trong phủ tạng và bắt đầu phá hủy chúng. Vì vậy giai đoạn này chữa trị khó khăn hơn, phức tạp hơn. Cụ thể giai đoạn này có các dấu hiệu sau:

  • Giang mai thần kinh: Giang mai thần kinh sẽ biểu hiện qua các triệu chứng như bại liệt, viêm não…
  • Gôm và củ giang mai: Gôm và củ giang mai có thể sẽ xuất hiện ở xương, cơ.
  • Bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu liên quan tới tim mạch như bị phình động mạch.
  • Cơ thể suy yếu, mệt mỏi, sốt…

Giang mai xuất hiện với các dấu hiệu riêng ở từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế cần tới thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh như trên.

Giang mai ở nữ giới nguy hiểm thế nào?

Giang mai ở nữ giới cũng có mức độ nguy hiểm cao. Việc không kịp thời chữa trị và để tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng và gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể:

Làm nữ giới tăng khả năng nhiễm HIV và bệnh xã hội

Giang mai khiến chị em mất đi sức đề kháng rõ rệt. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Vì thế khi mắc phải giang mai đồng nghĩa với việc nữ giới giảm sút đề kháng với các loại bệnh khác. Các thống kê cho thấy việc mắc phải giang mai cũng khiến nguy cơ mắc phải HIV tăng cao hơn 3 lần so với người khỏe mạnh. Ngoài ra cũng khiến người bệnh có khả năng mắc phải nhiều bệnh xã hội khác.

Dẫn tới vô sinh – hiếm muộn

Giang mai ở nữ giới cũng là nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn. Việc khôgn điều trị sớm, để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản nữ giới như ống dẫn trứng, buồng trứng… Các cơ quan này có thể bị viêm, lâu dần dẫn tới tình trạng hỏng thậm chí có thể ung thư. Điều đó đồng nghĩa với việc nữ giới có thể sẽ bị vô sinh, hiếm muộn.

Giang mai khiến phụ nữ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Giang mai khiến phụ nữ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Ngoài ra khi mắc phải giang mai còn khiến nhiều chị em bị ảnh hưởng khi quan hệ. Trong quá trình quan hệ tình dục cảm thấy đau rát, khó chịu, giảm ham muốn và khoái cảm. Vì vậy cũng làm khả năng thụ thai giảm đi đáng kể.

Gây tê liệt não và ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Như đã nói, giang mai chuyển sang giai đoạn cuối tức là đã ở giai đoạn nặng. Giai đoạn này sẽ ảnh hưởng tới não và hệ thần kinh. Biến chứng của bệnh có thể là bị bại liệt, viêm màng não, đột quỵ, suy giảm trí nhớ…

Gây nguy hiểm cho thai nhi

Phụ nữ mắc giang mai cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm thai nhi bị dị tật hoặc tử vong. Vì vậy cực kỳ nguy hiểm và cần được thăm khám ngay.

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Vậy điều trị giang mai ở nữ như thế nào?

Tùy theo tình trạng bệnh, sức khỏe và các dấu hiệu bệnh của chị em sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên đa phần sẽ được dùng kháng sinh để điều trị. Với phụ nữ có thai sẽ được dùng loại kháng sinh chuyên dụng cho bà bầu để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Tùy theo tình trạng bệnh, đối tượng nữ giới mắc giang mai sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Tùy theo tình trạng bệnh, đối tượng nữ giới mắc giang mai sẽ có phương pháp điều trị phù hợp

Mắc phải giang mai là điều không ai muốn. Vì thế các chị em hãy chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Giang mai ở nữ giới cũng hoàn toàn có thể chữa khỏi được nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ cần tìm hiểu, tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị giang mai của bác sĩ là được. Cần thêm thông tin có thể liên hệ với Chào Bác Sĩ để được hỗ trợ ngay.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.