Mách bạn cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả nhất

Giang mai là căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và có thể đe dọa tới tính mạng con người. Hiện nay, trong lối sống nhanh, gấp của giới trẻ thì căn bệnh này đang dần bùng phát trở lại. Vậy làm cách nào để phòng tránh bệnh giang mai này?

Vì sao phải phòng tránh bệnh giang mai

Xét về mức độ nguy hiểm thì giang mai chỉ xếp sau HIV. Bệnh có nhiều thời gian ẩn bệnh nên có thể khiến cho người bệnh chủ quan, lơ là dẫn tới những biến chứng nặng. Đặc biệt căn bệnh này rất khó chữa khỏi dứt điểm, người bệnh thường phải sống chung với nó từ 10 tới 30 năm, thậm chí suốt đời. Một số biến chứng mà bệnh giang mai có thể gây ra là:

Mức độ nguy hiểm của giang mai chỉ xếp sau HIV

Mức độ nguy hiểm của giang mai chỉ xếp sau HIV

Bệnh có thể gây ra rối loạn chức năng co thắt

Bệnh giang mai có thể gây ra những tổn thương cho hệ thần kinh, cụ thể là tổn thương các đốt sống lưng thứ 2 và thứ 4. Điều này dẫn tới ảnh hưởng tới sự co thắt bàng quang, gây ra chứng thường xuyên buồn tiểu trong khi tiểu không ra nước, bí tiểu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

Bệnh gây ra các biến chứng ở mắt

Có thể nói trên 90% người bệnh giang mai sẽ bị ảnh hưởng tới đồng tử mắt. Nguyên nhân là do thần kinh thị giác bị tổn thương gây nhỏ hẹp đồng tử. Lâu dần người bệnh sẽ mất phản xạ với ánh sáng, mù lòa.

Bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở nội tạng

Người bị giang mai lâu năm sẽ bị tổn thương nội tạng nặng nề như: dạ dày bị tổn thương gây ra những cơn đau bụng đột ngột, buồn nôn, lồng ngực bị co thắt. Người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, thường xuyên buồn vệ sinh, thanh quản khó nuốt…

[Shortcode tư vấn 1]

Phải làm gì khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu mắc bệnh giang mai?

Khi nghi ngờ mình bị nghi nhiễm hoặc thấy một số các dấu hiệu sau đây bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám bệnh.

Các dấu hiệu của bệnh giang mai qua 3 giai đoạn

Các dấu hiệu của bệnh giang mai qua 3 giai đoạn

Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn một

Giai đoạn này nếu phát hiện được bệnh được coi là thời điểm vàng để chữa trị. Sau một khoảng thời gian ủ bệnh từ 1 tới 3 tháng người bệnh sẽ có những biểu hiện của bệnh tại vị trí tiếp xúc với nguồn bệnh. Điển hình là các vết lở loét tại nơi tiếp xúc do xoắn khuẩn gây ra. Thông thường các vị trí đó sẽ là: quy đầu, môi lớn, môi bé, trực tràng, cổ tử cung… các vết tổn thương này gọi chung là săng giang mai.

Các tổn thương nông này thương không gây đau, ngứa, không có mủ, có viền màu đỏ có kích thước từ 0,3 cho đến 3cm. Nếu dùng miệng quan hệ với nguồn bệnh thì các vết này sẽ xuất hiện quanh ở miệng. Chúng sẽ tự lành sau 4 đến 8 tuần và không để lại sẹo. Nhiều người bệnh lầm tưởng là đã khỏi nhưng thực chất bệnh dần chuyển sang giai đoạn 2.

Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn hai

Giai đoạn hai sẽ bắt đầu sau giai đoạn 1 khi không được chữa trị từ 4 tới 10 tuần. Người bệnh đã có những biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết như lòng bàn tay và chân xuất hiện vết mẩn màu nâu. Cơ thể xuất hiện nốt sần phỏng nước, các nốt sần có viền da xung quanh. Dịch của các nốt này có chứa rất nhiều các vi khuẩn xoắn giang mai, dễ lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc.

Lúc này người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, đau cơ, sốt, lo âu kéo dài và có biểu hiện rụng tóc. Giai đoạn 2 này nếu không được chữa trị thì hầu hết người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó có thể chữa khỏi.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ là một biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Sử dụng bao cao su khi quan hệ là một biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả

Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn ba( giai đoạn tiềm ẩn)

Sau khi kết thúc giai đoạn hai mà không được chữa trị người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3. Các xoắn khuẩn vẫn tồn tại và phát triển trong cơ thể nhưng không gây ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Giai đoạn tiềm ẩn này có thể kéo dài rất nhiều năm. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối và gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh giang mai giai đoạn bốn

Giai đoạn này thường xảy ra sau 3 tới 15 năm sau giai đoạn 1, với 3 biến chứng có thể gây ra là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai. Tuy nhiên giai đoạn này không còn khả năng lây nhiễm, cụ thể là:

  • Giang mai thần kinh: người bệnh thường có dấu hiệu suy nhược, rối loạn ý thức, ảo giác. Triệu chứng này thường diễn ra sau 4 đến 25 năm nhiễm bệnh tùy vào sức khỏe của mỗi người.
  • Giang mai tim mạch: Người bệnh có dấu hiệu phình động mạch, xảy ra sau 10 tới 30 năm sau khi bị nhiễm bệnh.
  • Củ giang mai: Xuất hiện với hình cầu hoặc hình không đối xứng, có màu mận hơi tím với mật độ nhiều và ranh giới rõ ràng. Thời gian xuất hiện thường sau 15 năm nhiễm bệnh.
[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai

Với các tác hại như trên và khả năng khó điều trị khi không được phát hiện sớm, cả cộng đồng nên áp dụng phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sau đây là những cách phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả nhất:

Xây dựng lối sống khoa học giúp bạn đẩy lùi bệnh tật

Xây dựng lối sống khoa học giúp bạn đẩy lùi bệnh tật

  • Có biện pháp quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh với lối sống chung thủy một vợ, một chồng. Nên tránh lối sống tình dục buông thả, quan hệ với nhiều người, với những đối tượng nguy hiểm, đặc biệt là gái mại dâm, gái đứng đường vì các đối tượng này dễ nhiễm bệnh xã hội nhất. Biện pháp đơn giản là nên sử dụng bao cao su khi quan hệ, không làm rách bao hoặc sử dụng lại bao cao su.
  • Không nên dùng chung vật dụng và đồ dùng cá nhân như dao cạo, khăn mặt, bàn chải, đồ lót… với người khác nhất là với người lạ: Bởi đây là một trong những con đường lây lan giang mai phổ biến nhất. Bởi nếu chẳng may người khác bị mắc các bệnh xã hội thì việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm. Một số trường hợp giang mai có thể lây lan gián tiếp qua bồn cầu, do vậy khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng bạn cần phải hết sức chú ý.
  • Xây dựng lối sống khoa học như: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, có chế độ dinh dưỡng hợp lý đề rèn luyện sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vì nếu bạn có một sức khỏe cường tráng, sức đề kháng tốt sẽ tránh được sự xâm nhập của rất nhiều loại bệnh tật.
  • Người bị mắc giang mai tuyệt đối không nên mang thai vì giang mai có khả năng lây bệnh từ mẹ sang con. Bệnh giang mai có thể làm thai chết lưu hoặc dị tật cho thai nhi, nếu ở giai đoạn bệnh phát triển mạnh. Tốt nhất trước khi có ý định mang thai, bạn nên đi thăm khám sức khỏe trước khi mang thai.
  • Trước và sau khi quan hệ bạn cần vệ sinh các bộ phận vùng kín sạch sẽ bằng các loại dung dịch sát khuẩn, xà phòng hay nước muối loãng giúp làm sạch vi khuẩn, phòng tránh các bệnh viêm nhiễm và bệnh lây qua đường tình dục.
  • Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ bởi vì có thể giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe. Tốt nhất bạn nên kiểm tra định kỳ 3 tới 6 tháng một lần.
[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Kết luận

Với những gì mà giang mai gây ra thì đây là một căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm và khó chữa, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Qua bài viết trên chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất về các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.