Cùng tìm hiểu căn bệnh giang mai lây lan qua đường nào? 

Giang mai là một bệnh đáng sợ lây lan qua con đường tình dục vì các biến chứng gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh khi mắc phải. Nếu như bản thân không phổ cập và trang bị đầy đủ kiến thức cho mình để biết cách phòng chống như: bệnh giang mai lây lan qua đường nào? Nếu bạn cứ dửng dưng và không quan tâm vấn đề này, nguy cơ cao bạn sẽ mắc phải căn bệnh nguy hiểm trên.   

Giang mai lây lan qua đường nào? 6 Con đường lây lan của bệnh

Giang mai lây lan qua đường nào? Xoắn khuẩn giang mai thông thường có nhiều trong các tổn thương như săng, mảng niêm mạc,…, Vì thế bệnh rất dễ lây lan khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc căn bệnh này. Giang mai lây truyền mạnh nhất ở thời kỳ 1 và thời kỳ 2, tại các tổn thương da và niêm mạc chứa nhiều các xoắn khuẩn giang mai. Khi mắc phải bệnh này, cơ thể bệnh nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc miệng.

Giang mai có khả năng lây lan qua nhiều con đường

Giang mai có khả năng lây lan qua nhiều con đường

Tên y học của những vết loét này gọi là “săng giang mai”, các vết loét này không gây đau đớn nhưng cực kỳ dễ lây truyền sang cho người khác. Có rất nhiều những bệnh nhân giang mai mắc phải căn bệnh này từ các vết loét ban đầu, bệnh nhân chỉ nghĩ đơn giản đó là những vết loét thông thường nên không có bất kỳ ý thức nào phòng ngừa sự lây lan ra cộng đồng. Cùng đi sâu hơn để nói về 6 con đường gây lây lan căn bệnh này nhé!

No1: Giang mai lây lan qua đường nào? – Lây lan qua đường quan hệ tình dục 

Bệnh giang mai lây nhiễm từ người bệnh sang người khác cực kì dễ dàng khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các vết loét giang mai, thường xuất hiện nhiều ở bộ phận sinh dục. Chính vì thế, quan hệ tình dục là một con đường lây nhiễm phổ biến nhất của căn bệnh giang mai. 

Khả năng cao nhất lây lan giang mai là do QHTD.

Khả năng cao nhất lây lan giang mai là do QHTD.

Ở nữ giới và nam giới, bệnh giang mai lây nhiễm không chỉ qua đường quan hệ tình dục dị tính, giữa nam và nữ mà còn lây nhiễm qua bất cứ hình thức tiếp xúc tình dục nào với người mắc bệnh đều sẽ bị lây lan. Bao gồm như quan hệ đồng tính, quan hệ bằng lỗ hậu môn, hay kể cả quan hệ bằng miệng, … Ngoài ra, những tiếp xúc thân mật khác với người nhiễm bệnh giang mai như tiếp xúc da thịt (có những vết loét) hoặc ôm hôn , … đều có thể xảy ra khả năng lây nhiễm căn bệnh này.

No2: Lây lan qua đường tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai 

Giang mai lây lan qua đường nào? Có một số trường hợp ghi nhận các khả năng lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai qua các tiếp xúc đối với những đồ vật đã sử dụng của bệnh nhân giang mai như quần áo, chăn gối, … khi có sự hiện diện của dịch tiết, mủ và máu của người bệnh. 

No3: Lây lan qua đường máu 

Lây lan qua đường máu rất khó phát hiện.

Lây lan qua đường máu rất khó phát hiện.

Toàn bộ các hình thức truyền máu, tiêm chích,… đều có khả năng xâm nhiễm vào cơ thể là một điều kiện rất tốt và thuận lợi để vi khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể bạn. Nếu như các y bác sĩ hoặc cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh mũi tiêm vô trùng một cách cẩn thận. Tại phương thức lây nhiễm này, vi khuẩn giang mai sẽ tiềm ẩn trong mạch máu của người bệnh nhưng không có các biểu hiện lâm sàng. Hơn nữa, nếu như không có sự kiểm tra kỹ càng, chặt chẽ người bệnh có thể đi hiến máu và người được truyền máu cũng bị lây nhiễm giang mai theo con đường tương tự. Ngoài ra, bệnh giang mai cũng lây lan qua hành động tiêm chích chung ma túy.

[Shortcode tư vấn 1]

No4: Giang mai lây lan qua đường nào? – Qua đường di truyền từ mẹ sang con 

Đây là con đường lây truyền nguy hiểm nhất vì nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất cơ thể cho trẻ sơ sinh, thậm chí có thể gây tử vong. Đồng thời, mắc bệnh giang mai cũng làm tăng khả năng nhiễm virus HIV, vì thế việc xét nghiệm các loại bệnh xã hội như giang mai, HIV trong thời kỳ mang thai là hành động hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn tốt nhất cho quá trình chăm sóc thai nhi được toàn diện và an tâm.

Đối với trường hợp, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao khi đang sống cùng với người mắc bệnh giang mai hoặc sống tại khu vực có tỷ mắc bệnh cao, … cần phải đi xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại thời điểm quan trọng như 3 tháng đầu, 6 tháng và 9 tháng. Nếu kết quả xét nghiệm bệnh là dương tính, thai phụ cần có những biện pháp điều trị ngay lập tức, tránh tối đa trường hợp lây nhiễm sang cho trẻ.

Khi mang thai cần đi xét nghiệm giang mai để an toàn cho trẻ.

Khi mang thai cần đi xét nghiệm giang mai để an toàn cho trẻ.

Trẻ sơ sinh sau khi sinh ra dù có hay không các triệu chứng biểu hiện của bệnh giang mai cũng đều cần cho trẻ đi kiểm tra và điều trị ngay lập tức. Nếu không, sẽ xuất hiện nhanh chóng các biến chứng nghiêm trọng phát triển mạnh chỉ trong vài tuần đầu đời như: bé sẽ bị chậm phát triển, co giật hoặc dẫn đến tử vong.

No5: Lây lan qua những vết thương hở

Tại những vết hở lở loét, chúng là môi trường thuận lợi phát triển của vi khuẩn giang mai và là con đường để xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Nếu bạn có vết thương hở ở trên da vô tình tiếp xúc với chất dịch nhầy có chứa vi khuẩn bệnh giang mai thì bạn sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao, và cần đi xét nghiệm lâm sàng bệnh càng sớm càng tốt.

No6: Lây lan bệnh khi sử dụng chung những đồ vật sinh hoạt thường ngày

Giang mai lây lan qua đường nào? Việc sử dụng chung những dụng cụ sinh hoạt riêng tư như: đồ lót, bàn chải đánh răng,.. cùng với người mắc bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm sang cho bạn. Cơ thể bạn có sức đề kháng và miễn dịch yếu, do đó mầm mống bệnh rất dễ xâm nhập vào thông qua việc dùng chung đồ có dính chất dịch nhầy của vi khuẩn giang mai. Trường hợp này rất ít có khả năng xảy ra, chỉ có một vài trường hợp hiếm hoi mắc phải. Vì xoắn khuẩn giang mai là một loại vi khuẩn yếu nếu tồn tại lâu ngoài cơ thể vật chủ.

[Shortcode bác sĩ Thế]

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh giang mai 

Có rất nhiều người biết rõ căn bệnh lây lan qua các con đường nào nhưng vẫn mắc phải giang mai với nguy cơ rất cao, như: 

Người hành nghề mại dâm 

Những đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh xã hội cao nhất, khi xoắn khuẩn giang mai thông qua những đối tượng trên sẽ có thể lây nhiễm qua rất nhiều người khác. Bằng khả năng xâm nhiễm rất cao vào cơ thể, bạn sẽ mắc giang mai dù có quan hệ tình dục với người bệnh bằng bất kỳ loại hình thức nào. 

Đối tượng có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi

Quan hệ tình dục an toàn sẽ tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm.

Quan hệ tình dục an toàn sẽ tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm.

Những người không chung thủy, có lối sống quan hệ tình dục phóng khoáng và bừa bãi với nhiều người cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh giang mai. Kể cả khi các đối tượng chỉ dừng lại với những hành động thân mật tiếp xúc cơ thể như ôm, hôn như đã nêu trên đều có khả năng cao lây bệnh từ người bệnh. Vì thế, nếu có lối sống quan hệ tình dục bừa bãi, họ cũng không thể xác minh được ai là đã lây bệnh cho họ và cũng nghiễm nhiên trở thành nguồn lây lan căn bệnh cho người khác.

Trẻ sơ sinh có mẹ là bệnh nhân giang mai 

Trong quá trình mang thai, xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công thai nhi khi xâm nhập vào cơ thể trẻ qua dây rốn, vì thế trẻ sinh ra có rất nhiều khả năng cao đã mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ. Ở trường hợp này, trẻ sơ sinh sẽ có các triệu chứng như sau: 

  • Xương biến dạng
  • Gan và lá lách mở rộng, vàng mắt, vàng da
  • Thiếu máu nghiêm trọng
  • Có khả năng gặp các vấn đề về thần kinh – não bộ như mù, điếc bẩm sinh 
  • Khả năng nguy hiểm nhất là dẫn đến tử vong
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Lời kết:

Bạn biết căn bệnh giang mai lây lan qua đường nào rồi chứ? Nhiều nhất là từ con đường quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra bệnh chủ yếu đến từ các môi trường và sinh hoạt không lành mạnh của con người. Vì vậy, để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh giang mai một cách tốt nhất, bạn cần phải sắp xếp, tổ chức thói quen cuộc sống thật tích cực, lành mạnh hơn. Đặc biệt nhất là trong đời sống quan hệ tình dục cần phải sử dụng các biện pháp an toàn và yêu cầu người bạn đời của bạn cũng cần có những ý thức cao về lối sống tình dục một cách đúng đắn và hiểu biết.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.