Bệnh giang mai giai đoạn đầu và những thông tin cơ bản

Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn lại có biểu hiện và phác đồ điều trị khác nhau. Vì thế nếu bạn nghi nhiễm giang mai hoặc có kết quả xét nghiệm ở giai đoạn 1 cần tìm hiểu để chủ động chữa trị. Cùng Chào Bác Sĩ tìm hiểu kỹ hơn về bệnh giang mai giai đoạn đầu qua bài viết này nhé.

Giang mai giai đoạn đầu có biểu hiện như thế nào?

Giai đoạn đầu giang mai sẽ có những biểu hiện cơ bản nhất. Tuy nhiên giai đoạn đầu chủ yếu là thời gian ủ bệnh nên thường không có quá nhiều triệu chứng. Tùy theo từng đối tượng mà biểu hiện giang mai có thể khác nhau. Tuy nhiên sẽ cơ bản với các dấu hiệu gồm:

Săng giang mai

Giai đoạn 1 sẽ xuất hiện săng giang mai, hạch bạch huyết…

Giai đoạn 1 sẽ xuất hiện săng giang mai, hạch bạch huyết…

Săng giang mai xuất hiện sau khi ủ bệnh khoảng 10 ngày. Có những trường hợp ủ bệnh sau khoảng 3 tháng mới bắt đầu xuất hiện các vết này. Săng giang mai là các vết trợt nông, có gờ xung quanh và bên trong nền cứng hơn, màu đỏ hồng. Người có những vết săng giang mai không cảm thấy đau rát, ngứa ngáy vì những vết này. 

Săng giang mai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Có thể là ở bộ phận sinh dục nữ như mép âm đạo, môi lớn, môi bé, mông… Nếu là nam giới thì có thể xuất hiện ở mông, bìu, dương vật, quy đầu và vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Các vết săng giang mai này sẽ tự biến mất và không cần phải điều trị. Sau khi biến mất cũng không để lại sẹo.

Nổi hạch

Nổi hạch cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc giang mai giai đoạn 1. Trong giai đoạn 1, hạch bạch huyết xuất hiện theo dạng chùm ở vùng bẹn, háng. Giai đoạn 1 chưa phì đại và chỉ trong số chùm hạch sẽ có 1 hạch to hơn gọi là hạch chúa. Lâu dần hạch sẽ sưng to và gây khó chịu.

Mệt mỏi, khó chịu

Ngoài 2 biểu hiện chính và rõ rệt là săng giang mai và hạch bạch huyết, cơ thể người mắc giang mai có thể sẽ mệt mỏi, khó chịu. Thậm chí có người bị sốt, rụng tóc. Đó là những dấu hiệu của giang mai mà bạn cần hết sức chú ý.

Giai đoạn 1 của giang mai là giai đoạn sớm, chưa thực sự gây nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều người chủ quan và có tâm lý e ngại nên đôi khi không tới khám. Một phần khi các dấu hiệu của giang mai biến mất nên cho rằng không có vấn đề gì. Chỉ khi xuất hiện tái lại nhiều lần, cơ thể có nhiều dấu hiệu rõ rệt hơn mới bắt đầu thăm khám. 

[Shortcode tư vấn 1]

Bệnh giang mai giai đoạn 1 có thật sự nguy hiểm không?

Giang mai giai đoạn 1 là giai đoạn sớm và có những dấu hiệu cụ thể như đã nêu trên. Những biến chứng của giang mai là vô cùng nguy hiểm với sức khỏe nên việc thăm khám, chữa trị là điều cần thiết. Tuy nhiên nhiều người chủ quan, coi thường bệnh và đôi khi nhầm lẫn với bệnh khác nên để bệnh diễn tiến sang những giai đoạn nguy hiểm hơn. 

Giang mai giai đoạn 1 chưa thật sự nguy hiểm và dễ điều trị

Giai đoạn 1 của giang mai các xoắn khuẩn mới chỉ tồn tại trên niêm mạc da. Lúc này chúng chưa di chuyển vào trong cơ thể, máu và phủ tạng nên chưa nguy hiểm. Tuy nhiên đây là giai đoạn chữa bệnh dễ dàng, nhanh khỏi và dứt điểm, phác đồ điều trị cũng đơn giản hơn. Vì thế người bệnh không nên chủ quan và cần phải thăm khám ngay, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm chấm dứt tình trạng này.

Bệnh giang mai giai đoạn 1 điều trị dễ dàng và chưa thật sự nguy hiểm

Bệnh giang mai giai đoạn 1 điều trị dễ dàng và chưa thật sự nguy hiểm

Vậy làm thế nào để biết mình mắc giang mai giai đoạn 1

Ngay khi nghi ngờ mắc bệnh giang mai giai đoạn đầu hoặc có những biểu hiện rõ rệt như trên, bạn cần tới thăm khám ngay tại các cơ sở y tế. Việc thăm khám sẽ giúp bạn xác định xem mình có mắc phải giang mai hay không. Các bác sĩ sẽ có những phương pháp xét nghiệm chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra lời khuyên và hướng chữa trị phù hợp.

Các phương pháp xét nghiệm giang mai giai đoạn 1

Thường thì các bác sĩ sẽ có các phương pháp xét nghiệm giang mai dựa theo tình trạng bệnh nhân. Cụ thể:

Xét nghiệm giang mai bằng soi kính hiển vi trực tối

Xét nghiệm giang mai bằng soi kính hiển vi trực tối

Soi kính hiển vi trực tối sẽ giúp xác định bệnh nhanh chóng. Thường chỉ khoảng 30 phút tính từ lúc lấy mẫu xét nghiệm bạn sẽ biết kết quả. Tuy nhiên đây là phương pháp xét nghiệm vật lý nên đôi khi cho kết quả chưa chính xác. Bác sĩ có thể sẽ kết hợp thêm các biện pháp xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán cụ thể.

Phương pháp này bác sĩ sẽ soi trong mẫu xét nghiệm lấy từ vết lở loét hoặc dịch âm đạo, niệu đạo. Nếu trong dịch có vi khuẩn dạng lò xo hay gọi là xoắn khuẩn giang mai thì đồng nghĩa người đó bị giang mai.

Xét nghiệm bệnh giang mai giai đoạn đầu bằng một số phương pháp khác

Trong trường hợp sử dụng soi kính hiển vi không tìm ra xoắn khuẩn nhưng vẫn nghi ngờ nhiễm giang mai sẽ được kết hợp các phương pháp khác. Bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như:

  • Xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ tìm ra trong cơ thể bệnh nhân có kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai hay không.
  • Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu với giang mai để xem cơ thể có phản ứng với các xoắn khuẩn giang mai hay không.

Giai đoạn 1 việc xét nghiệm giang mai cũng dễ dàng hơn so với các giai đoạn bệnh nặng hơn. Nhất là giai đoạn bệnh kín. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị hợp lý để đảm bảo bệnh nhân được chữa trị kịp thời.

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Vậy giang mai giai đoạn 1 chữa trị như thế nào?

Ở mỗi giai đoạn giang mai khác nhau các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Tùy theo tình trạng của bệnh mà phác đồ sẽ được điều trị phù hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra sự ưu tiên theo thứ tự các phác đồ dưới đây:

Phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 1 thứ nhất

Đây là phác đồ được áp dụng nhiều nhất đối với bệnh giang mai giai đoạn 1. Phác đồ thứ nhất này sẽ được sử dụng kháng sinh để tiêm bắp và tiêm 1 liều duy nhất chia thành 2 lần. 

Có nhiều phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 1

Có nhiều phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 1

Loại thuốc kháng sinh được sử dụng là Benzathin penixilin G. Liều tiêm 2.400.000 đơn vị. Thực hiện tiêm 2 lần/ ngày và mỗi lần sẽ tiêm mông 1.200.000 đơn vị.

Phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 1 thứ 2

Sau phác đồ 1 thì phác đồ thứ 2 sẽ được sử dụng tiếp theo. Kháng sinh được dùng Penixilin procain G. Thời gian tiêm liên tục trong vòng 15 ngày. Mỗi ngày chia thành 2 lần tiêm với  500.000 đơn vị. Tổng liều tiêm của loại thuốc này với bệnh nhân là 15.000.000 đơn vị.

Phác đồ điều trị giang mai giai đoạn 1 thứ 3

Phác đồ thứ 3 dành cho giai đoạn 1 sẽ được sử dụng Benzyl penixilin G hòa tan trong nước. Bệnh nhân sẽ được tiêm liên tục trong 30 ngày. Mỗi ngày tiêm thành nhiều lần, mỗi lần sẽ tiêm từ 100.000 đến 150.000 đơn vị và cách nhau từ 2 – 3 giờ đồng hồ.

Cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi chữa giang mai

Cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ khi chữa giang mai

Với 3 phác đồ điều trị khác nhau, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh mà lựa chọn phù hợp. Sau đó xem tình trạng thích ứng với thuốc kháng sinh ra sao để có hướng điều trị tiếp theo. Đa phần bệnh nhân không phản ứng với thuốc kháng sinh penixilin nên sẽ khỏi ở ngay phác đồ 1 dành cho giai đoạn này.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Bệnh giang mai giai đoạn 1 điều trị đơn giản và dễ dàng hơn nhiều khi bước sang các giai đoạn khác. Vì thế bạn cần phải chú ý khi thấy cơ thể có các dấu hiệu giang mai đã nếu bên trên. Càng thăm khám sớm bạn sẽ càng đảm bảo chữa khỏi sớm và tránh những biến chứng của bệnh. Nếu cần tư vấn hay có thêm thắc mắc gì về giai đoạn 1 của bệnh có thể để lại thắc mắc, đội ngũ Chào Bác Sĩ sẽ giải đáp giúp bạn.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.