Chữa táo bón bao lâu thì khỏi? Bật mí 5 mẹo chữa nhanh khỏi, đơn giản

Táo bón là tình trạng rối loạn hoạt động tiêu hoá cực kỳ phổ biến, người bệnh sẽ đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần; phân bị khô cứng khó đẩy ra khiến người bệnh luôn phải cố rặn mạnh và đau đớn. Chữa bệnh bằng cách nào, táo bón bao lâu thì khỏi là câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay. 

Một số thông tin về táo bón 

Trước khi biết được táo bón bao lâu thì khỏi bạn cần biết về nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại khi bị táo bón lâu ngày. Ai cũng là đối tượng dễ mắc táo bón nếu sinh hoạt không lành mạnh và vi phạm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, nữ giới thường bị táo bón nhiều hơn nam do đặc trưng cấu tạo bộ phận sinh sản có nhiệm vụ sinh nở và chăm sóc con cái. 

1. Nguyên nhân gây ra táo bón 

Nguyên nhân gây ra táo bón

Nguyên nhân gây ra táo bón

Các nguyên nhân gây ra táo bón chính là:

  • Chế độ ăn uống: Thừa đạm thiếu chất xơ và thiếu nước thường là nguyên nhân chính gây ra táo bón. 
  • Thói quen ngồi lâu: Dân văn phòng, giáo viên và tài xế lái xe thường phải ngồi rất lâu lại thiếu vận động nên có tỷ lệ táo bón dẫn đến trĩ rất cao. 
  • Mắc một trong các bệnh tiểu đường, tuyến giáp hoạt động kém, bệnh về đại tràng và hậu môn trực tràng như bệnh trĩ, bệnh polyp hậu môn…
  • Rối loạn tiêu hoá gây giảm hoạt động ở nhu động ruột khiến phân bị cứng và khô, đại tiện khó và táo bón. 
  • Nhóm đối tượng người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có hoạt động tình dục qua đường hậu môn cũng có nguy cơ bị táo bón cao hơn bình thường. 

2. Những dấu hiệu cho thấy bạn bị táo bón

Táo bón được nhận biết khi: 

  • Số lượng đi đại tiện với người trưởng thành dưới 3 lần/tuần; với trẻ nhỏ dưới 2 lần/tuần; với trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày. 
  • Kết cấu phân khô và cứng, có khi viên nhỏ tròn rất khó để đại tiện được phân ra ngoài. 
  • Cảm giác căng tức và khó chịu hậu môn khi đại tiện, mót rặn nhưng gặp khó khăn khi rặn. 
  • Vài ngày mới đại tiện một lần nhưng mất nhiều lần để đại tiện hết số phân của một đợt. 
  • Chướng bụng và đau quặn bụng do phân tích tụ lâu ngày gây ra viêm nhiễm và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ bài tiết. 
  •  Sau khi đại tiện bị đau và rát hậu môn do nứt kẽ, có thể bị chảy máu khi đại tiện do phân kích thước lớn và cứng. 
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị táo bón

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị táo bón

3. Táo bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ

Táo bón vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ và các bệnh lý khác tại hậu môn trực tràng. Táo bón kéo dài khiến trẻ mệt mỏi và không thể phát triển khoẻ mạnh, bình thường. 

Người lớn bị táo bón thường xuyên dễ mệt mỏi, tâm lý cáu gắt khó chịu và sinh ra tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng hoặc bị đau bụng do tắc phân, tắc ruột phải cấp cứu. 

[Shortcode tư vấn 1]

Chữa táo bón bao lâu thì khỏi, 5 mẹo đơn giản dễ làm 

Chữa táo bón bao lâu thì khỏi? – Các chuyên gia cho biết: “Tuỳ theo mức độ táo bón cũng như tuỳ theo nguyên nhân gây táo bón mà quyết định bệnh chữa trong bao lâu.” 

  • Nếu chỉ do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Thay đổi chế độ kèm theo vài loại men vi sinh bạn có thể thấy tình trạng táo bón của mình được cải thiện rõ rệt sau 1 tuần.
  • Tuy nhiên khi táo bón do các bệnh lý thì không nhanh chóng như vậy, bạn cần kết hợp chữa bệnh và cải thiện táo bón bằng phác đồ của bác sĩ: thời gian sẽ kéo dài theo đơn thuốc và mất khoảng hơn 2 tuần để cải thiện bệnh. 

Và dưới đây sẽ là 5 mẹo đơn giản giúp bạn giảm hẳn tình trạng táo bón 

1. Massage bụng 

Massage bụng

Massage bụng

Bài tập massage bụng giúp cải thiện và chống táo bón một cách hiệu quả bằng các bước kích thích nhu động ruột như sau: 

  • Chuẩn bị: Bạn nằm ngửa trên mặt phẳng như giường, sô pha, thảm tập, mặt sàn nhà thoải mái để xuôi tay theo người. 
  • Vuốt xuôi chiều kim đồng hồ: Lấy rốn làm trung tâm bạn lấy 3 ngón tay giữa xoay theo chiều kim đồng hồ ở bụng từ 30 lần trở lên.
  • Vuốt ngược chiều kim đồng hồ: Tiếp tục vuốt ngược chiều kim đồng hồ hơn 30 vòng. 
  • Vuốt từ 2 bên vào bụng: Bạn lấy 2 tay vuốt từ 2 bên vào bụng nhẹ nhàng. 

Thực hiện bài tập này hàng ngày và tình trạng táo bón của bạn sẽ được cải thiện. 

2. Uống dầu oliu và chanh tươi vào sáng sớm 

Sử dụng một cốc nước ấm thêm vào 1 thìa cà phê dầu oliu và 1 thìa nhỏ nước chanh tươi. Uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng sẽ hỗ trợ nhu động ruột và hệ tiêu hoá, giảm táo bón và giúp phân được mềm hơn, bạn sẽ đại tiện dễ hơn và đều đặn hơn. 

Một số loại nước như nước chanh mật ong, giấm táo cũng có thể được sử dụng vào trước khi ăn để kích thích tiêu hoá và hỗ trợ giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị các bệnh lý mãn tính như bệnh về dạ dày, tim mạch, thần kinh, răng miệng thì nên liên hệ bác sĩ chủ trị để tham khảo và chắc chắn rằng áp dụng loại nước uống này vào sáng sớm không gây hại đến cơ thể của bạn. 

3. Cháo mè đen

Chuẩn bị nguyên liệu cần dùng: 100g gạo tẻ, 100g thịt nạc băm, 30g mè đen, gia vị. Cách làm đơn giản, ninh gạo tẻ với 300ml nước đến khi nhừ. Thêm mè đen và thịt băm vào, ninh thêm khoảng 15 phút. Múc cháo ra bát và thưởng thức khi còn nóng. Nếu không có thời gian làm bạn có thể mua cháo nấu sẵn ở các quán cháo dinh dưỡng hoặc sử dụng cháo tươi đóng hộp. Ngoài cháo mè đen thì cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo hạt sen cũng mang lại hiệu quả tương đương. Bạn nên ăn cháo vào buổi sáng để giúp dạ dày khởi động nhẹ nhàng và giảm nguy cơ táo bón. 

Cháo mè đen

Cháo mè đen

4. Canh rau dền tôm khô

Chuẩn bị rau và tôm theo định lượng tương ứng 200g rau dền, 50g tôm khô, gia vị.

Ngâm tôm khô trong nước ấm cho mềm khoảng 10 phút, nếu tôm to bạn nên giã nát trước khi nấu. Sau đó phi thơm tỏi, cho tôm vào xào sơ, thêm nước và đun sôi. Thêm rau dền, nêm gia vị vừa ăn, đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. 

5. Sinh tố chuối và sữa chua

Chuối là loại quả rất tốt cho hệ tiêu hoá bởi có các chất giúp làm mềm phân và giúp phân di chuyển từ đại tràng xuống trực tràng và ra ngoài dễ dàng hơn. Sữa chua cũng hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá nên sự kết hợp của hai loại thực phẩm này sẽ giúp bạn giảm số lần táo bón hẳn. 

Cần chuẩn bị 1 quả chuối chín, 1 hộp sữa chua, 1 thìa mật ong. Xay nhuyễn chuối với sữa chua và mật ong. Uống ngay sau khi xay để đạt hiệu quả tốt và tránh uống khi quá no, nên uống trước hoặc giữa 2 bữa ăn. 

Ngoài ra, bạn không quên: 

  • Uống đủ lượng nước lọc mỗi ngày, hạn chế sử dụng trà, cà phê hoặc các loại thức uống đóng lon, nhiều đường, nhiều chất bảo quản. 
  • Ăn nhiều và thật nhiều rau luộc, rau salad và hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, đạm từ hải sản có vỏ. 
  • Tập thể dục thể thao và tránh ngồi lâu một tư thế, không cố nhịn đi vệ sinh, tập đi vệ sinh đúng giờ.
  • Sử dụng quần lót chất liệu vải thoáng mát, dễ chịu và không gây tổn thương hậu môn. 
  • Đi khám và kiểm tra ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như đại tiện ra máu, sưng và đau rát hậu môn, khó chịu và đau quặn bụng. 
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Táo bón bao lâu thì khỏi? là nội dung đã được cung cấp thông tin trong bài viết ngày hôm nay. Liên hệ các bác sĩ chuyên môn 0243 9656 999 để được tư vấn chi tiết và cụ thể các triệu chứng của bạn. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.