Đi đại tiện ra máu cục là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Đi đại tiện ra máu cục khiến nhiều người lo lắng không biết sức khỏe có đang gặp vấn đề gì không. Trên thực tế, hiện tượng này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh đường tiêu hóa – hậu môn trực tràng cần thăm khám và điều trị sớm. Vậy nguyên nhân đi đại tiện bị ra máu cục là do đâu, có sao không và cách khắc phục thế nào cùng tìm hiểu trong bài dưới đây. 

Đi đại tiện ra máu cục là bệnh gì? 

Đi đại tiện ra máu cục (máu đông) là hiện tượng trong phân có lẫn cục máu đông. Nguyên nhân gây ra có rất nhiều, có thể do chế độ ăn uống đồ cay nóng, dầu mỡ…hoặc nếu kéo dài có thể do bệnh lý gây ra. Vậy bị đại tiện ra máu cục là do bệnh gì? 

1. Đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ 

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ

Thống kê cho thấy, có đến khoảng 55% dân số Việt Nam mắc phải bệnh trĩ. Đây là bệnh lý hình thành do hệ thống tĩnh mạch hậu môn sa giãn và phình to tạo nên búi trĩ. 

Bệnh trĩ gây ra tình trạng đi ngoài ra máu cục không kèm theo triệu chứng đau bụng, lượng máu nhiều hay ít sẽ còn tùy thuộc vào cấp độ bệnh nhẹ hay nặng. 

  • Bệnh trĩ giai đoạn đầu, đại tiện ra máu tươi, máu chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. 
  • Bệnh trĩ cấp độ nặng, đại tiện ra máu cục kèm theo triệu chứng sa búi trĩ, hậu môn sa nghẹt tắc mạch, viêm nhiễm ngứa rát…

Nếu không điều trị sớm, bệnh trĩ có thể gây thiếu máu mạn tính, búi trĩ tím đen hoại tử, thậm chí biến chứng ung thư hậu môn trực tràng.

2. Đại tiện ra cục máu đông do ung thư đại trực tràng 

Đi đại tiện ra máu cục cũng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng. Khối u hình thành trong lòng trực tràng, có khả năng phát triển và di căn sang các bộ phận xung quanh. Nếu không điều trị sớm sẽ nhanh chóng dẫn đến tử vong. 

Bệnh không có triệu chứng sớm, khi chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây ra một số bất thường như rối loạn đại tiện, ra máu cục khi đại tiện, có cục cứng tức nặng hậu môn, sút cân nhanh…

3. Ra máu cục khi đại tiện do nứt kẽ hậu môn 

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cũng là bệnh lý gây hiện tượng đi đại tiện ra máu cục. Nguyên nhân gây nứt hậu môn chủ yếu do bệnh nhân bị táo bón kéo dài, phân khô cứng và to khi ma sát làm tổn thương hậu môn gây nên các vết nứt rách chảy máu. 

Đại tiện ra máu do nứt kẽ hậu môn, máu thường là màu đỏ tươi không chảy nhiều như bệnh trĩ, máu chỉ dính trên giấy vệ sinh hoặc trên phân. Các triệu chứng khác thường gặp là đau rát hậu môn, ngứa ngáy kích thích hậu môn, vết nứt nặng có thể hình thành tổn thương viêm loét bội nhiễm. 

4. Ra máu đông khi đại tiện do xuất huyết tiêu hóa 

Đi đại tiện ra máu cục còn có thể do người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa gây ra. Xuất huyết tiêu hóa thường là dấu hiệu của các bệnh lý tiêu hóa hậu môn trực tràng như viêm loét dạ dày tá tràng, lỵ trực tràng, bệnh Crohn, ung thư đại tràng…

Các dấu hiệu khác bao gồm chóng mặt, nôn ra máu, da nhợt nhạt tái xanh, vã mồ hôi…

5. Đi đại tiện bị ra máu cục do viêm loét đại trực tràng 

Đi đại tiện ra máu cục do viêm loét đại trực tràng

Đi đại tiện ra máu cục do viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại trực tràng cũng là bệnh lý gây triệu chứng đại tiện ra máu cục. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau quặn bụng, chướng bụng, mót rặn khi đại tiện. 

Bệnh lý này không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như chảy máu ồ ạt khiến cơ thể mất máu đột ngột, phình giãn đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng…

6. Đi ngoài ra máu cục do polyp hậu môn 

Khối polyp hậu môn trực tràng khi cọ xát với phân dễ bị trầy xước dẫn đến chảy máu, gây ra hiện tượng đi cầu ra máu cục. Khối polyp được hình thành do sự phát triển quá mức niêm mạc hậu môn, có khả năng di động trong đường ruột và có nguy cơ tiến triển ung thư hóa. 

Các triệu chứng polyp hậu môn bao gồm: đi vệ sinh ra máu cục, đau quặn bụng dưới, cơ thể mệt mỏi khó chịu, đau hậu môn…

[Shortcode tư vấn 1]

Bị đi đại tiện ra máu cục phải làm sao khắc phục?

Các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, hiện tượng đi đại tiện ra máu cục cảnh báo những vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa. Vậy đi đại tiện bị ra máu cục phải làm sao? 

1. Thăm khám điều trị y tế ngay 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Khi hiện tượng đại tiện ra cục máu đông kéo dài quá 2 ngày, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám chẩn đoán nguyên nhân bệnh. Bởi việc chảy máu cho thấy đường tiêu hóa hậu môn trực tràng đã bị tổn thương, có thể bị chảy máu từ niêm mạc hoặc chảy máu từ khối u. Vấn đề quan trọng cần xác định được nguyên nhân chảy máu từ đâu, loại trừ nguy cơ ung thư và điều trị đúng bệnh từ đầu. 

Người bệnh tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, điều này sẽ càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, điều trị sai thuốc dẫn đến biến chứng đáng tiếc.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – Trung tâm Hậu môn trực tràng Hà Nội là cơ sở y tế được Sở Y tế cấp phép trong lĩnh vực thăm khám, điều trị các bệnh hậu môn trực tràng. Phụ trách chuyên môn của Phòng khám là Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), đội ngũ bác sĩ đều từng công tác tại các bệnh viện đầu ngành, giàu kinh nghiệm nên người bệnh có thể yên tâm. 

Tùy từng bệnh lý gây đại tiện ra máu cục mà bác sĩ sẽ tư vấn chỉ định điều trị phù hợp nhất. 

  • Điều trị bằng thuốc với bệnh trĩ nhẹ, nứt kẽ hậu môn
  • Kết hợp thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa với polyp hậu môn, bệnh trĩ, ung thư…
[Shortcode bác sĩ Tùng]

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày

Thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống hàng ngày

Bên cạnh việc thăm khám điều trị y tế, tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần chú ý đến việc thay đổi chế độ sinh hoạt ăn uống hàng ngày để giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đi đại tiện ra máu cục. 

  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin trong bữa ăn hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa táo bón, kích thích nhu động ruột tích cực. 
  • Nên bổ sung các thực phẩm giàu magie (ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ xanh, bí đỏ, rau bina…); thực phẩm giàu rutin (nụ hòe, lúa mạch, cam, bưởi, diếp cá, tam giác mạch…) hay thực phẩm giàu vitamin C (cam chanh, súp lơ, bưởi, ổi, táo…)
  • Hạn chế nạp vào cơ thể thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích hay bia rượu thuốc lá…
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp lượng nước cần thiết, giúp làm mềm phân ngăn ngừa táo bón.
  • Không bỏ thuốc hoặc tự ý sử dụng nhóm thuốc khác không được kê đơn, nhất là nhóm thuốc kháng viêm. 
  • Không được nhịn đại tiện, cố gắng duy trì thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định, tốt nhất là buổi sáng. 
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, không để tâm lý bị stress căng thẳng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. 
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đại tiện.
[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Như vậy, hiện tượng đi đại tiện ra máu cục đa phần là dấu hiệu các bệnh lý hậu môn trực tràng cần được phát hiện điều trị sớm. Để tư vấn và đặt lịch khám, hãy liên hệ đến hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.