Rửa lá trầu không khi mang thai là một việc làm được nhiều mẹ bầu áp dụng. Bởi từ xưa đến nay, lá trầu không được biết đến là có nhiều công dụng trong làm đẹp và trị nhiều bệnh lý. Vậy bà bầu rửa lá trầu không trong thời gian đang mang thai thì có tốt hay không?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng của lá trầu không đối với bà bầu và cách sử dụng lá trầu không khi mang thai. Để từ đó có được cho mình lời giải đáp cho thắc mắc trên.
Danh mục bài viết
Tác dụng của lá trầu không
Trước khi giải đáp cách rửa lá trầu không khi mang thai, mẹ bầu nên nắm rõ tác dụng của thảo dược dân gian này.
Lá trầu không có chứa một số phenol, trong đó bao gồm: hydroxychavicol, etanol, và chavicol. Đây đều là các hợp chất chống oxy hóa cực cao và có tính kháng khuẩn mạnh.
Ngoài ra thì lá trầu không còn có chứa vitamin C và một lượng lớn caroten, cùng 36 nguyên tố vi lượng,… Vì thế, lá trầu không mang đến nhiều tác dụng như:
- Chữa bệnh phụ khoa: Lá trầu không có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Vì thế có thể chữa một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm âm đạo – âm hộ, viêm đường tiết niệu, viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung,…
- Giúp làm lành vết thương: Lá trầu không có chứa chavicol và các chất chống oxy hóa nên có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra, lá trầu không có thể chữa bệnh chàm ở mặt cho trẻ em, chữa ho hen, viêm phế quản, táo bón, bệnh trĩ, khử trùng, giảm đau, trị viêm tấy, trị nấm,…
Mẹ bầu tìm hiểu cách rửa lá trầu không khi mang thai
Với những công dụng trên, lá trầu không được nhiều người lựa chọn sử dụng để làm nguyên liệu chữa bệnh tại nhà. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu còn xông rửa lá trầu không khi mang thai nhằm điều trị một số bệnh lý như:
- Rửa lá trầu không chữa viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Khi mang thai, sự rối loạn và mất cân bằng nội tiết tố, môi trường âm đạo thay đổi, ra nhiều dịch âm đạo, cộng với việc vệ sinh không đảm bảo,… Điều này khiến cho các bà bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, trị nấm của lá trầu không. Vì thế, nhiều mẹ bầu bị viêm ngứa phụ khoa đã sử dụng lá trầu không để rửa vùng kín nhằm hạn chế và điều trị viêm nhiễm.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch và vò nát và cho vào nồi đun với 2 lít nước để sôi 5 phút. Sau đó đổ ra chậu để nguội hoặc hòa thêm với nước lạnh cho bớt nóng rồi dùng rửa bên ngoài vùng kín.
Áp dụng cách này thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của viêm ngứa phụ khoa khá tốt.
- Rửa lá trầu không khi mang thai để trị mụn trứng cá
Khi mang thai, do rối loạn hormone nội tiết tố nên các mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng nám da, sạm da, mụn trứng cá,… Vì thế, để cải thiện tình trạng nám, sạm da và trị mụn trứng cá, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn sử dụng lá trầu không.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun với 0,5 lít nước cho sôi. Dùng nước lá trầu không để rửa mặt hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu trị mụn trứng cá rất hiệu quả và giúp giảm bớt tình trạng nám, sạm da.
- Rửa lá trầu chữa bệnh trĩ khi mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường bị nóng trong và bị táo bón, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai. Đây là tình trạng rất nhiều mẹ bầu gặp phải và nó là nỗi ám ảnh đối với các mẹ bầu.
Các bà bầu bị bệnh trĩ trong thai kỳ có thể rửa lá trầu không để cải thiện các triệu chứng của bệnh cũng khá là hiệu quả.
Cách rửa lá trầu không chữa bệnh trĩ khi mang thai được thực hiện như sau: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch rồi vò nát và đem đun cùng với 1 lít nước cho sôi, có thể cho thêm một chút muối trắng vào. Sau khi nước sôi thì đổ ra chậu chờ cho nước nguội bớt và vẫn còn âm ấm thì lấy nước đó ngâm hậu môn hoặc rửa hậu môn.
Cách làm này nếu được áp dụng thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Một số lưu ý khi rửa lá trầu không khi mang thai
Như vậy, rửa lá trầu không khi mang thai như thế nào đã có lời giải đáp. Mặc dù lá trầu không lành tính, ít gây tác dụng phụ nhưng khi sử dụng lá trầu không trong quá trình mang thai để chữa bệnh thì mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không được lạm dụng lá trầu không quá nhiều lần, chỉ nên thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.
- Lựa chọn những lá trầu không bánh tẻ, tươi và an toàn, không nên sử dụng lá quá già hoặc quá non, bị ủng, bị héo,…
- Cần rửa lá trầu không sạch sẽ trước khi cho vào nồi đun nước, có thể ngâm lá trầu không với nước muối loãng trước khi chế biến.
- Bà bầu không được sử dụng nước lá trầu không để xông quá lâu.
- Chỉ nên dùng nước lá trầu không rửa một lần. Không nên hâm lại nước lá trầu không để dùng và cũng không nên để nước qua đêm.
- Sau một thời gian rửa lá trầu không mà không thấy tiến triển thì mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp phù hợp, hiệu quả hơn.
- Chỉ dùng nước lá trầu không để rửa bên ngoài, đặc biệt là đối với vùng kín thì không dùng nước lá trầu không để thụt rửa bên trong vùng kín. Bởi việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khiến tình trạng viêm nhiễm vùng kín càng nghiêm trọng hơn.
Vậy rửa lá trầu không khi mang thai có có tốt?
Đối với băn khoăn của các mẹ bầu về vấn đề rửa lá trầu không khi mang thai có hiệu quả không, có tốt không? Thì các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa cho biết:
Lá trầu không là một nguyên liệu, dược liệu tự nhiên lành tính và an toàn khi sử dụng. Do đó, khi rửa lá trầu không để chữa trị một số bệnh lý thì hầu hết đều không xảy ra tác dụng phụ. Vì thế, mọi người có thể yên tâm sử dụng, kể cả các bà bầu nhưng nhớ chỉ sử dụng 2-3 lần/ tuần.
Bên cạnh đó thì đây là một nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ mua ở khắp mọi nơi của đất nước ta và nó có chi phí khá rẻ. Do đó, khi chữa bệnh bằng lá trầu không sẽ giúp mọi người tiết kiệm được chi phí.
Tuy nhiên thì cách chữa bệnh bằng lá trầu không cho hiệu quả chậm nên người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới có tác dụng và hiệu quả. Bên cạnh đó, rửa lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh chứ không thể điều trị bệnh một cách triệt để, tận gốc.
Do đó, để chữa bệnh một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất thì người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ, chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Đối với các mẹ bầu bị viêm ngứa phụ khoa hay mắc bệnh trĩ trong thai kỳ rửa lá trầu không không có tiến triển thì có thể lựa chọn đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng – 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để thăm khám và điều trị.
Sau khi thăm khám, dựa vào từng bệnh lý cụ thể, mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn và có chỉ định điều trị phù hợp và hiệu quả nhất mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hi vọng với những thông tin được cung cấp và chia sẻ trong bài viết này đã giúp các mẹ bầu biết được việc rửa lá trầu không khi mang thai có tốt không? Nếu còn có thắc mắc gì về các vấn đề sản phụ khoa, sức khỏe sinh sản thì có thể gọi điện thoại cho chúng tôi theo số: 0243.9656.999 để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ cụ thể, chi tiết hơn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.