Táo bón ăn khoai lang được không là mối quan tâm của không ít người đang gặp tình trạng táo bón. Khoai lang không chỉ là loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn là một vị thuốc có công dụng nhuận tràng. Vậy ăn khoai lang trị táo bón hiệu quả không, ăn như thế nào thì tốt cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
Công dụng của khoai lang đối với sức khỏe
Trước khi tìm hiểu táo bón ăn khoai lang được không, hãy tìm hiểu những công dụng của khoai lang với sức khỏe con người.
Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn khoai lang hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm viêm, dễ tiêu hoá, giữ làn da trông trẻ hoá hơn. Có những công dụng như vậy là nhờ những dưỡng chất rất tốt có trong khoai lang:
- Hàm lượng beta – carotene cao đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da khỏi tia UV, từ đó giúp làn da được trẻ hoá hơn.
- Khoai lang rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hoá, hàm lượng chất xơ sẽ hút các phân tử nước, giúp phân trở nên mềm hơn, dễ đào thải hơn. Từ đó phát huy công dụng phòng ngừa táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
- Khoai lang giúp giảm cân, khi ăn vào sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và đói. Khoai lang cũng chứa hàm lượng chất béo thấp nên thường là món ăn ưa chuộng của những người đang giảm cân.
- Khoai lang không chứa gluten, nhờ đó những người có cơ địa dị ứng gluten có thể ăn khoai lang thay thế thực phẩm chứa gluten như bánh mì, lúa mì, ngũ cốc, khoai tây, mạch nha, bánh kẹo ngọt…
Bị táo bón ăn khoai lang được không?
Trong đông y, khoai lang có tính bình và vị ngọt, công dụng kiện vị và nhuận tràng. Đây cũng là lý do nhiều người băn khoăn bị táo bón ăn khoai lang được không.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong lá và củ khoai lang chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như chất xơ, protit, xenlulozo, canxi, vitamin C, gluxit, vitamin PP…rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Do đó, ngoài giá trị thực phẩm thì khoai lang còn được coi là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Ăn khoai lang trị táo bón là một biện pháp dân gian trị táo bón tại nhà tuy đơn giản nhưng hiệu quả khá tốt và an toàn. Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp làm mềm và xốp phân, giúp phân thành khuôn để dễ di chuyển hơn trong đường ruột.
Lá khoai lang chứa chất tẩy tự nhiên có khả năng kích thích nhu động ruột, rất tốt cho hệ bài tiết cũng như chuyển hoá chất thải, từ đó giúp phân được đào thải dễ dàng hơn. Nhờ công dụng giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón nên khoai lang còn được sử dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
Cách ăn khoai lang trị táo bón nhanh chóng, cực đơn giản
Táo bón ăn khoai lang được không và nên ăn như thế nào để đạt được hiệu quả mong muốn. Lá và củ khoai lang đều có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị táo bón, một số cách được áp dụng như sau:
1. Cách trị táo bón bằng khoai lang sống
Nước ép từ khoai lang sống có công dụng trị táo bón khá hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch củ khoai lang, gọt bỏ vỏ. Thái miếng nhỏ, sau đó dùng để ép lấy nước uống.
Hàng ngày nên uống 1-2 cốc nước ép từ khoai lang. Trường hợp táo bón nhẹ sẽ thấy được hiệu quả sau vài ngày, những người bị táo bón nặng, táo bón mãn tính sẽ cần nhiều thời gian hơn, thậm chí phải kết hợp phương pháp điều trị táo bón khác.
2. Cách trị táo bón bằng khoai lang luộc
Nếu không uống được nước ép từ khoai lang sống, bạn có thể luộc chín củ khoai lang và ăn thay cơm hoặc ăn trong bữa nhẹ trong ngày. Cách này vừa thuận tiện, vừa đơn giản lại giúp bổ sung hàm lượng chất xơ trực tiếp, giúp nhuận tràng thông tiện.
Cách thực hiện: Rửa sạch củ khoai lang, cho vào nồi hấp hoặc luộc đến khi chín. Hàng ngày ăn 1 củ vào bữa sáng để giúp cải thiện các triệu chứng táo bón.
3. Cách trị táo bón bằng lá khoai lang
Ngoài củ khoai lang, lá khoai lang cũng có tác dụng trị táo bón khá tốt. Bạn có thể sử dụng ngọn khoai lang để chế biến thành món ăn trong bữa cơm hàng ngày.
- Rau lang luộc
Chuẩn bị rau lang, đem rửa sạch. Cho nước vào nồi đun sôi, cho khoai lang vào luộc khoảng 1 phút thì tắt bếp, bỏ phần nước. Chắt nước mới và đun sô tiếp, đến khi rau chín thì tắt bếp, vớt ra đĩa và thưởng thức.
- Rau lang xào tỏi
Rau lang nhặt sạch, đem rửa sạch để ráo nước. Sau đó cắt khúc chừng 5cm, cho vào nước sôi chần sơ qua khoảng 2 phút để giảm độ chát.
Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn và cho vào chảo phi thơm, khi dậy mùi tỏi thì cho rau lang vào xào. Khi rau lang chín vừa thì nêm gia vị cho vừa rồi tắt bếp.
- Canh rau lang thịt bò
Thịt bò rửa sạch và tháo thành miệng nhỏ, đem ướp gia vị khoảng 15 phút. Hành tím lột vỏ băm nhuyễn.
Rau lang đem chần với nước sôi 2 phút, sau đó vớt ra để ráo nước rồi thái thành khúc ngắn.
Cho dầu ăn và hành tím lên chảo phi thơm, cho thịt bò vào và đảo đều. Khi thịt săn lại thì đổ nước vừa đủ vào nấu canh. Khi nước sôi thả rau lang vào, nêm nếm gia vị đến khi canh sôi thì tắt bếp và thưởng thức
- Cháo khoai lang
Rửa sạch củ khoai lang, gọt vỏ và cắt thành khúc nhỏ. Đem hấp cách thuỷ, sau đó cho vào hầm với cháo. Khi cháo nguội thì thưởng thức, ngày ăn khoảng 2 bữa sẽ giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
Lưu ý khi ăn khoai lang trị táo bón để đạt hiệu quả
Táo bón ăn khoai lang được không và cần lưu ý vấn đề gì. Khoai lang là thực phẩm tự nhiên nên hiệu quả cải thiện táo bón sẽ không nhanh chóng như thuốc Tây y. Do đó, bạn cần kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.
- Không ăn khoai lang trị táo bón lúc bụng đói vì có thể gây kích thích dạ dày tiết dịch vị gây khó chịu. Với những người có tiền sử mắc bệnh dạ dày khi ăn khoai lang lúc đói có thể gặp phải các cơn kích thích và đau, bị ợ chua, chướng bụng…
- Mọi người thường có thói quen bỏ vỏ khoai lang, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong vỏ khoai lang chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Do đó, nếu được bạn hãy tận dụng hết phần vỏ khoai lang để hỗ trợ cơ thể hấp thu hết dưỡng chất.
- Khoai lang có nhiều loại khác nhau nhưng mang lại hiệu quả chữa táo bón tốt nhất phải kể đến là khoai lang vỏ trắng – ruột trắng.
- Bổ sung khoai lang cùng chất đạm động vật giúp cân bằng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Khi ăn rau lang luộc hoặc uống nước canh rau lang để chữa táo bón, chỉ nên sử dụng nước luộc lần hai vì nước luộc lần đầu thường rất chát nên rất khó uống.
- Không ăn củ khoai lang đã có mầm, bị sùng hoặc có vỏ xanh. Vì lúc này, các thành phần dinh dưỡng đã biến chứng và biến thành độc tố có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Người mắc bệnh sỏi thận không nên sử dụng khoai lang trị táo bón thường xuyên. Thành phần canxi trong khoai lang có thể làm gia tăng kích thước sỏi thận khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Những trường hợp táo bón do trĩ cần tiến hành điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ để đẩy nhanh thời gian chữa khỏi bệnh.
Trên đây, thắc mắc vấn đề táo bón ăn khoai lang được không đã được giải đáp chi tiết. Để được tư vấn cụ thể về cách trị táo bón cũng như các bệnh lý hậu môn trực tràng, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.