Bầu đi đại tiện ra máu có sao không và cách điều trị như thế nào?

Bầu đi đại tiện ra máu do đâu và cách khắc phục như thế nào là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm. Phụ nữ mang thai do áp lực thai nhi xuống vùng chậu, thay đổi nội tiết tố dễ dẫn đến táo bón, thiếu chất xơ…rất dễ dẫn đến đại tiện ra máu. Dưới dây là tổng hợp nguyên nhân gây đại tiện ra máu ở bà bầu cũng như gợi ý cách khắc phục an toàn, hiệu quả mà mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng. 

Bà bầu đi đại tiện ra máu do đâu? 

bầu đi đại tiện ra máu là tình trạng đi ngoài có máu lẫn trong phân hoặc phủ trên bề mặt phân. Tùy từng bệnh lý, tình trạng bệnh, thời gian tồn tại máu trong ống tiêu hóa mà lượng máu, màu sắc và tính chất phân sẽ thay đổi, màu đỏ sẫm, đỏ tươi hoặc màu đen. Những nguyên nhân gây hiện tượng đại tiện ra máu ở bà bầu thường gặp bao gồm:

1. Đi đại tiện ra máu ở bà bầu – Do táo bón

Đi đại tiện ra máu ở bà bầu - Do táo bón

Đi đại tiện ra máu ở bà bầu – Do táo bón

Phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ, ít vận động hay sự rối loạn progesterone trong quá trình mang thai làm giảm nhu động ruột. Hơn nữa chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước…rất dễ khiến bà bầu bị táo bón. 

Táo bón khiến phân bị khô và cứng, rất khó đẩy ra ngoài khi đi qua niêm mạc ống hậu môn sẽ bị ma sát dẫn đến trầy xước, chảy máu gây nên hiện tượng đại tiện ra máu. 

2. Mang bầu đi đại tiện ra máu – Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là triệu chứng sớm và điển hình của bệnh trĩ. Các búi trĩ được hình thành do sự sa giãn quá mức các tĩnh mạch trong và xung quanh ống hậu môn – trực tràng. Bà bầu là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ, kích thước thai ngày càng lớn gây áp lực lên vùng chậu, giảm lưu thông máu cùng chế độ ăn thiếu chất xơ rất dễ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai, nhất là những tháng cuối thai kỳ. 

Những triệu chứng bệnh trĩ khi mang thai điển hình bao gồm đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau tức hậu môn, chảy dịch ngứa ngáy hậu môn.

3. Đi đại tiện ra máu khi mang thai – Nứt kẽ hậu môn 

Vết rách ở hậu môn

Vết rách ở hậu môn

Đây cũng là bệnh lý hậu môn trực tràng gây tình trạng đại tiện ra máu ở bà bầu. Nứt kẽ hậu môn là hậu quả của quá trình táo bón hoặc mắc bệnh trĩ kéo dài, phân khô và cứng khiến bà bầu phải cố rặn để đẩy phân ra ngoài, niêm mạc hậu môn rất dễ bị tổn thương dẫn đến các vết nứt rách, hậu môn chảy máu và đau rát. 

Các vết nứt không được khắc phục sớm tiếp xúc lâu ngày với môi trường không sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, chảy mủ thậm chí hình thành ổ áp xe – đường rò.

4. Mẹ bầu đi đại tiện ra máu – Do màu thức ăn

Một số trường hợp bà bầu bị đại tiện ra máu còn có thể do chế độ ăn uống gây ra. Màu đỏ lẫn trên phân không phải là máu, mà chỉ là do màu sắc một số loại thực phẩm nạp vào cơ thể trước đó như củ cải đường, quả thanh long, rau dền…

Với trường hợp này, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì màu sắc phân sẽ nhanh chóng trở lại bình thường khi được tiêu hóa hết.  

5. Bầu đại tiện ra máu –

Polyp đại trực tràng

Polyp đại trực tràng

Sự hình thành các khối polyp trong lòng trực tràng ống hậu môn cũng có thể khiến bà bầu bị đại tiện ra máu. Khối polyp có khuynh hướng gia tăng kích thước, bị cọ xát với phân khi đại tiện rất bị trầy xước và chảy máu, gây ra hiện tượng đi ngoài ra máu.

Không phải tất cả các khối polyp có thể chuyển thành ác tính, tuy nhiên nếu khối polyp đặc trưng bị tổn thương lâu ngày hoàn toàn có thể tiến triển ác tính thành ung thư hậu môn trực tràng. 

6. Mẹ bầu đi cầu ra máu tươi – Ung thư đại trực tràng 

Dạng ung thư phổ biến thứ hai trong nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa và là bệnh lý xếp thứ 3 với tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Khối ung thư phát triển lớn chèn ép và di căn sang các bộ phận xung quanh, rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. 

Đa phần các trường hợp đều chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn 3,4 với nguy cơ tử vong cao. Một số triệu chứng sớm mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý bao gồm đại tiện ra máu đen/ đỏ nâu/ đỏ sẫm, tiêu chảy xen kẽ táo bón, cảm giác tức nặng hậu môn, sờ thấy cục cứng hậu môn…

7. Bà bầu bị đi đại tiện ra máu – Viêm loét đại tràng 

Chảy máu khi đi đại tiện khi mang thai cũng có thể do mẹ bầu mắc bệnh viêm loét đại tràng. Tổ chức loét ở thành đại tràng chảy máu, máu sẽ được đào thải ra ngoài theo phân với các triệu chứng điển hình như đại tiện ra máu, có dịch và máu lẫn trong phân, đau bụng…

[Shortcode tư vấn 1]

Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không? 

Trường hợp bà bầu đi đại tiện ra máu kéo dài quá 2 ngày không chỉ tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nguy hiểm. 

Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không? 

Bà bầu đi đại tiện ra máu có sao không?

  • Đại tiện ra máu kéo dài khiến cơ thể bị mất máu rơi vào tình trạng thiếu máu, mệt mỏi…Lượng máu không thể cung cấp đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, trẻ rất dễ bị nhẹ cân, kém phát triển, suy dinh dưỡng khi sinh ra. 
  • Đại tiện ra máu do táo bón cũng rất nguy hiểm. Vào những tuần đầu thai kỳ, thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, nếu cố gắng rặn để đại tiện rất dễ gây tình trạng sảy thai. 
  • Đại tiện ra máu do chảy máu từ niêm mạc trực tràng đa phần là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Mẹ bầu cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị an toàn, tránh kéo dài gây ra biến chứng nguy hiểm. 
[Shortcode bác sĩ Vân]

Đi đại tiện ra máu khi mang thai phải làm sao? 

Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm nên việc khắc phục bệnh lý hay các vấn đề sức khỏe có phần khó khăn hơn. Bởi nếu điều trị không đúng cách, không cần thận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu đi đại tiện ra máu phải làm sao? 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu kéo dài mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám. Đặc biệt là khi đại tiện ra máu kèm theo búi trĩ sa, các vết nứt rách hay chảy máu quá nhiều, cơ thể mệt mỏi chán ăn…

Để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện một số vấn đề dưới đây. 

  • Giảm áp lực cho vùng chậu
Giảm áp lực cho vùng chậu

Giảm áp lực cho vùng chậu

Mẹ bầu có thể giảm áp lực cho vùng chậu giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện tình trạng đại tiện ra máu khi hậu môn và hệ thống tĩnh mạch bị tổn thương. 

Mẹ bầu có thể ngồi xổm khi đi đại tiện để giảm áp lực vùng chậu, vận động nhẹ nhàng không nên ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu, luyện tập một số bài tập nhẹ như đi bộ, yoga…

  • Thay đổi chế độ ăn uống

Bà bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị đại tiện ra máu bởi chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hệ tiêu hóa. Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để cải thiện chức năng đại trang, cải thiện và ngăn ngừa táo bón, giảm tình trạng đại tiện ra máu.

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống

Mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn hay nội tạng động vật để tránh gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 

  • Uống nhiều nước

Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Mẹ bầu khi bị đại tiện ra máu nên bổ sung từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, việc uống nhiều nước còn giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón, kích thích quá trình chuyển hóa, làm mềm phân nên hỗ trợ điều trị táo bón rất tốt. 

  • Duy trì thói quen đại tiện khoa học 

Mẹ bầu nên thiết lập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định có thể giúp giảm áp lực lên hậu môn trực tràng. Mẹ bầu không nên nhịn đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu tránh nguy cơ gây bệnh hậu môn trực tràng. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây, bác sĩ đã chia sẻ cụ thể về tình trạng bà bầu đi đại tiện ra máu và cách khắc phục an toàn hiện nay. Các vấn đề cần giải đáp vui lòng liên hệ về số 0243.9656.999 để bác sĩ có thể tư vấn sớm nhất.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.