Người bị táo bón ăn đu đủ có tốt không? Chế biến món ăn như thế nào?

Táo bón là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc và mắc rất nhiều lần trong đời. Nhiều người bệnh đặt câu hỏi “Bị táo bón ăn đu đủ được không, có tốt cho tình trạng bệnh không?” về cho phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng và mong nhận được câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón là gì? 

Táo bón là tình trạng khó đẩy phân ra ngoài hậu môn do phân bị cứng, chắc và khô trong hậu môn – trực tràng. Người bị táo bón thường xuyên bị kèm theo khó tiêu, đau bụng quằn quại, số lần đại tiện ít hơn 2 ngày một lần. Đu đủ là loại quả được truyền lại từ ngày xưa trong dân gian nên người thường xuyên gặp phải tình trạng khó khăn khi đại tiện thường đặt câu hỏi táo bón ăn đu đủ có được không và có tốt không. 

Bệnh lý táo bón

Bệnh lý táo bón

Nguyên nhân gây táo bón chủ yếu do chế độ ăn uống, do lịch trình sinh hoạt thiếu khoa học, phần nhỏ do gen và các yếu tố khác: 

  • Ăn uống: Ăn quá ít chất xơ, nhiều đạm và thức ăn dầu mỡ chiên rán, thức ăn nhanh; Uống ít nước lọc, nhiều đồ uống nước ngọt có ga và các loại đồ uống chứa cồn. 
  • Thói quen ngồi lâu một chỗ hoặc mang vác vật nặng lâu ngày, sinh hoạt ngủ nghỉ không điều độ, thiếu hoạt động thể thao ảnh hưởng đến quá trình làm việc của nhu động ruột. 
  • Tăng cân đột ngột làm áp lực lên ống trực tràng và ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. 
  • Khi phụ nữ mang thai do em bé chèn ép lên bàng quang và trực tràng cũng gây ra tình trạng táo bón thường xuyên hơn. 
  • Lạm dụng hoặc do đề kháng yếu thường xuyên bị ốm và phải sử dụng nhiều kháng sinh, thuốc Tây gây mất nước và ảnh hưởng đến quá trình đại tiện. 
[Shortcode tư vấn 1]

Hướng dẫn cách người bị táo bón ăn đu đủ để cải thiện

Đu đủ là một loại trái cây rất tốt để cải thiện tình trạng táo bón nhờ vào hàm lượng chất xơ cao và enzyme papain giúp hỗ trợ tiêu hóa. Dưới đây là một số cách người bị táo bón ăn đu đủ để đạt hiệu quả:

1. Ăn gỏi đu đủ 

Bị táo bón ăn đu đủ có tốt không? - Ăn gỏi đu đủ

Bị táo bón ăn đu đủ có tốt không? – Ăn gỏi đu đủ

Khi đu đủ còn xanh có rất nhiều enzim hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá ở dạ dày và chuyển hoá phân. Giúp cho phân bớt cứng do được bọc một lớp màng mỏng hỗ trợ quá trình đào thải phân của người bệnh dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng rặn nên giảm nguy cơ hình thành búi trĩ. 

Để làm gỏi đu đủ rất dễ dàng, bạn chỉ cần chuẩn bị một quả đu đủ xanh hoặc hơi ương để đảm bảo đủ độ cứng sau khi làm đu đủ sẽ giòn và ăn ngon hơn. 

Nguyên liệu có thể chuẩn bị được tất cả các nguyên liệu sau thì tốt, còn nếu không bạn chỉ cần có chủ yếu là đu đủ, cà rốt + một loại thịt như bò khô, cá, để rắc vào ăn cho ngon và ít lạc rang cán vỡ là đã có món ăn vừa ngon lại hỗ trợ giảm táo bón. 

  • 1 quả đu đủ xanh (khoảng 500g)
  • 1 củ cà rốt
  • 100g tôm khô hoặc tôm tươi
  • Rau thơm (rau răm, húng lủi)
  • Đậu phộng rang

Đầu tiên,  bạn gọt vỏ, rửa sạch và bào sợi đu đủ và cà rốt. Ngâm trong nước đá khoảng 10 phút để giữ độ giòn, sau đó vớt ra để ráo. Tôm luộc vừa chín tới, bỏ đoạn phân và cắt miếng vừa ăn. Nếu sử dụng tôm khô bạn ngâm tôm khoảng 10 phút. 

Đến công đoạn pha nước trộn gỏi: Bạn chú ý sử dụng công thức 3 nước: 1 mắm: 1 đường: 0.5 chua (sử dụng chanh, quất, giấm) tuỳ theo khẩu vị gia đình. Sau đó rưới nước trộn gỏi lên và trộn đều đu đủ, cà rốt, tôm và rắc lạc rang lên trên cùng rau thơm. 

2. Ăn đu đủ chín 

Ăn đu đủ chín

Ăn đu đủ chín

Người thường xuyên bị táo bón ăn đu đủ chín thì ăn trực tiếp là ngon và lành nhất. Bạn bổ đu đủ bỏ vỏ và bỏ hạt sau đó ăn trực tiếp, mỗi ngày ăn không quá 0.5kg. Đu đủ chín có tác dụng làm mềm phân và tăng cường hoạt động ở nhu động ruột rất tốt. 

Tuy nhiên đu đủ chính khá ngọt và có lượng đường rất cao, chính vì vậy những người đang mang thai nên ăn ở mức 1 – 200gr/ngày; người bị tiểu đường cần hạn chế ăn. 

3. Sinh tố đu đủ

Nhiều người không thích ăn trực tiếp đu đủ chín thì có thể tham khảo cách làm sinh tố đu đủ cũng rất dễ dàng như sau: 

Lựa chọn những quả đu đủ chín già, sau đó gọt vỏ, bỏ hạt và cắt đu đủ thành miếng nhỏ. Cho đu đủ vào máy xay sinh tố cùng với một ít sữa chua và mật ong tỉ lệ khoảng 300gr đu đủ + 1 hộp sữa đặc nhỏ và một thìa mật ong cùng với vài viên đá cho bớt ngọt. Đổ hỗn hợp sinh tố đu đủ ra cốc và thưởng thức, thức uống này không chỉ ngon mà còn hỗ trợ giảm tần suất bị táo bón rất tốt. 

4. Nước ép đu đủ 

Nước ép đu đủ

Nước ép đu đủ

Nếu vẫn thấy sinh tố quá khó làm thì bạn có thể đơn giản chỉ thực hiện nước ép đu đủ mà không cho thêm bất kỳ loại gia vị ngọt nào. Bạn gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng đu đủ cho vào máy ép và thưởng thức. Bạn còn có thể kết hợp ép cùng các loại rau củ quả để tăng hiệu quả giảm táo bón của đu đủ. Gợi ý vài loại rau có thể cho vào ép như cần tây, táo, dứa, gừng, diếp cá,… 

5. Hầm đu đủ với móng heo 

Món đu đủ hầm móng giò heo được nhiều người biết đến là món ăn dành cho các bà mẹ sau sinh với tác dụng lợi sữa. Tuy nhiên, món này cũng có hiệu quả để hỗ trợ tăng cường tiêu hoá. Móng giò và đu đủ được hầm nhừ ăn vừa ngon lại dễ tiêu hoá nên hạn chế gây ra táo bón cho người ăn. 

Ngoài móng heo thì bạn có thể hầm đu đủ với nhiều loại thịt và xương khác như hầm với bò, gà. Đu đủ lựa chọn cho món này nên lựa chọn quả đu đủ ương sờ vẫn cứng nhưng gọt vỏ có thấy màu vàng. Sau khi nấu lên đu đủ có vịt ngọt và kết cấu mềm mại dễ ăn. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

Lưu ý sử dụng đu đủ khi bị táo bón 

Táo bón ăn đu đủ mang lại hiệu quả rất tốt tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bị táo bón không nên quá lạm dụng loại quả này:

Lưu ý sử dụng đu đủ khi bị táo bón

Lưu ý sử dụng đu đủ khi bị táo bón

  • Chỉ nên ăn 1 món có sử dụng đu đủ trên một bữa ăn.
  • Không sử dụng quá nhiều đu đủ bởi sẽ dẫn đến mất cân bằng các nhóm chất trong cơ thể.
  • Không sử dụng thường xuyên đối với những người có bệnh lý nền khác như vàng da, tiểu đường,…Nếu muốn sử dụng đúng cách hãy liên hệ với bác sĩ điều trị bệnh của bạn. 
  • Quả đu đủ cần được lựa chọn và bạn cần biết chắc chắn về nguồn gốc đu đủ chín cây hay chín do bị tẩm hóa chất. Nếu không may mua phải đu đủ hoá chất lại sử dụng thường xuyên sẽ có hại cho cơ thể nhiều hơn có lợi. 

Táo bọn nếu thường xuyên xuất hiện thì bạn nên đi khám để nhận sự tư vấn có chuyên môn từ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng bởi táo bón là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý khác như polyp hậu môn, bệnh trĩ,… Tuyệt đối không nên tự ý mua bán và sử dụng các loại thuốc trôi nổi nguồn gốc trên thị trường được các bác sĩ online tư vấn và thuyết phục mua. Sức khỏe là chuyện cần nói với các bác sĩ đủ chuyên môn chứ không được “nhẹ dạ cả tin” với những chiêu trò mánh khóe của những kẻ lừa đảo. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Nếu đang gặp tình trạng táo bón ăn đu đủ cũng không thấy được cải thiện thì hãy nhanh chóng nhấc máy và gọi ngay đến 0243 9656 999. Không chỉ tổ tư vấn mà các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn trực tràng luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi. 

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.