Táo bón đi ngoài ra máu tươi là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên đa số các trường hợp triệu chứng kéo dài đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hậu môn trực tràng. Trong đó cần đặc biệt chú ý bệnh ung thư đại trực tràng vì nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Vậy đi ngoài táo bón ra máu tươi là bị bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa như thế nào sẽ được chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng giải đáp dưới đây.
Danh mục bài viết
Hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu tươi như thế nào?
Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương – Phụ trách chuyên môn tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: Táo bón đi ngoài ra máu tươi là tình trạng người bệnh bị táo bón kéo dài, mỗi lần đi đại tiện đều bị chảy máu hậu môn, máu tươi dính trên phân hoặc thành giọt thành tia…mức độ tùy thuộc vào bệnh lý.
Trong số ít trường hợp, đi ngoài táo bón ra máu tươi thực sự là do táo bón nên sẽ không quá nguy hại, có thể tự khỏi thông qua việc cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày và kèm theo các triệu chứng bất thường như có cục cứng hậu môn, chảy dịch hậu môn, ngứa ngáy đau rát hậu môn…thì cần nhanh chóng đi thăm khám vì rất có thể đây là dấu hiệu các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm.
Táo bón đi ngoài ra máu tươi là bị gì?
Như đã chia sẻ, hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu tươi kéo dài cần được thăm khám càng sớm càng tốt để xác định được nguyên nhân bệnh lý. Căn cứ vào đó để bác sĩ chỉ định điều trị, tránh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Bị bón đi ngoài ra máu tươi – Ung thư đại trực tràng
Táo bón đi vệ sinh ra máu tươi có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư đại trực tràng. Khối u phát triển lớn gây chèn ép lòng trực tràng – ống hậu môn gây ra tình trạng táo bón và chảy máu khi đi ngoài, máu có thể là máu tươi, máu đen hoặc sẫm màu. Ban đầu lượng máu ít hơn, khi khối u xâm lấn lan rộng khu vực đại tràng lượng máu nhiều hơn.
Đây là bệnh lý ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Khối u giai đoạn cuối di căn sang các khu vực khác và tỷ lệ chữa khỏi rất thấp. Do đó, nếu đang gặp phải các triệu chứng bao gồm táo bón kéo dài, đi ngoài ra máu, thói quen đại tiện thay đổi, đau bụng, đau tức hậu môn…cần nhanh chóng đi thăm khám, nội soi hậu môn để được điều trị kịp thời.
2. Đi ngoài táo bón chảy máu tươi –
Táo bón đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Tình trạng các tĩnh mạch hậu môn bị sa giãn quá mức, sưng phồng hình thành nên các búi trĩ, bên trên đường lược gọi là trĩ nội và bên dưới đường lược gọi là trĩ ngoại.
- Ở mức độ nhẹ, táo bón đi ngoài chảy máu tươi số lượng ít, có thể chỉ phát hiện máu dính trên phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Triệu chứng đi kèm bao gồm đau rát nhẹ hậu môn, ngứa hậu môn.
- Ở cấp độ nặng, táo bón đi ngoài chảy máu số lượng nhiều, máu chảy thành giọt hoặc thành tia, kể cả khi đi lại, ngồi xổm. Triệu chứng đi kèm sa búi trĩ, đau rát hậu môn, chảy dịch viêm ngứa hậu môn…
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ đầu. Tâm lý chủ quan, xấu hổ và ngại cắt xén khiến nhiều người chỉ muốn tự bôi đắp thuốc tại nhà dẫn đến biến chứng viêm loét, hoại tử hậu môn. Búi trĩ càng lớn trước sau gì cũng phải làm thủ thuật cắt bỏ, do đó trong mọi trường hợp cần phải đi khám và điều trị theo chỉ định bác sĩ.
3. Polyp trực tràng
Polyp hậu môn trực tràng là những khối u lồi trong lòng trực tràng, có khuynh hướng phát triển kích thước và có khả năng di động. Khối polyp phát triển lớn khi cọ xát với chất thải dẫn đến trầy xước và chảy máu, gây tình trạng táo bón đi ngoài ra máu tươi.
Các triệu chứng đi kèm bao gồm đi ngoài ra máu tươi, có khối u trong lòng hậu môn trực tràng, đau quặn bụng dưới,…
Không phải tất cả các khối polyp hậu môn đều là lành tính, trong nhiều trường hợp khối u có thể tiến triển thành ung thư hậu môn trực tràng. Polyp hậu môn cũng chỉ có cách điều trị duy nhất là cắt bỏ và cũng chỉ được phát hiện thông qua nội soi hậu môn trực tràng. Do đó, cần hết sức chú ý triệu chứng để đi khám chuyên khoa sớm nhất.
4. Táo bón đi cầu ra máu tươi – Nứt kẽ hậu môn
Táo bón lâu ngày khiến phân khô và cứng, kích thước lớn nên người bệnh phải cố rặn tống chất thải ra ngoài. Quá trình này có thể khiến ống hậu môn sưng phù, hình thành các vết nứt rách chảy máu tươi, đau rát, thậm chí viêm loét nhiễm khuẩn.
Nứt kẽ hậu môn không điều trị sẽ không thể tự khỏi. Mặc dù vết nứt nhỏ có thể tự lành sau 4-6 tuần nhưng sẽ nhanh chóng tái phát trở lại với mức độ tổn thương sâu hơn, nghiêm trọng hơn. Do đó, tuyệt đối không được chủ quan khi có triệu chứng, nên đi khám chuyên khoa sớm điều trị hiệu quả.
5. Viêm túi thừa
Túi thừa là bộ phân phồng lên bắt nguồn từ ruột kết. Viêm nhiễm ruột thừa chủ yếu là do nhiễm khuẩn, do sự ứ đọng chất thải lâu ngày bị đông cứng lại gây áp lực lên vách túi, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công gây viêm.
Viêm túi thừa gây đi ngoài táo bón có lẫn máu tươi, đau hậu môn, đau bụng…và cần phải phẫu thuật cắt bỏ ngay để tránh biến chứng về sau.
6. Đi ngoài táo bón ra máu tươi – Sa trực tràng
Sa trực tràng cũng là nguyên nhân gây tình trạng táo bón đi ngoài ra máu tươi, kèm theo hiện tượng đau bụng dưới, có khối sưng phồng, lộn ngược quá mức mỗi khi đi ngoài.
Cần đến gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán chính xác bệnh lý, cần thiết sẽ phẫu thuật điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến chức năng hậu môn và sinh hoạt hằng ngày.
Các triệu chứng sa trực tràng bao gồm: Đi nặng không kiểm soát, trong phân dính dịch nhầy, đau buốt khi đại tiện, táo bón đi ngoài chảy máu tươi, tiêu chảy…
7. Táo bón đi ngoài lẫn máu tươi – viêm đại trực tràng
Đại tràng là bộ phận nằm cuối ống tiêu hóa đại tràng, gần ống hậu môn nên gọi là trực tràng. Viêm đại trực tràng xảy ra do nhiễm khuẩn hoặc sự tấn công của ký sinh trùng, tác dụng phụ sau hóa trị xạ trị, hội chứng ruột kích thích…
Phải làm sao khi đi ngoài táo bón ra máu tươi?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người bệnh khi gặp phải hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu tươi cần đi thăm khám ngay, thực hiện nội soi hậu môn để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời bác sĩ cũng thăm khám chuyên sâu nhằm loại trừ nguy cơ ung thư đại trực tràng, ngăn ngừa tối đa biến chứng có thể xảy ra.
Căn cứ vào bệnh lý cũng như mức độ bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị an toàn, hiệu quả.
- Điều trị nội khoa: chỉ định với các trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, bệnh trĩ độ nhẹ. Thuốc chuyên khoa được bác sĩ kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc bôi, đắp vào hậu môn hay đơn thuốc tham khảo trên mạng để tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện thủ thuật, phẫu thuật: Với các trường hợp bệnh trĩ nặng, polyp hậu môn trực tràng hay ung thư.
Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế táo bón như sau:
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh: Người bị táo bón nên ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả trái cây để bổ sung chất xơ và khoáng chất để hạn chế và khắc phục táo bón, làm mềm phân đồng thời tăng cường nhu động ruột.
- Tạo thói quen đại tiện mỗi ngày và lựa chọn một thời điểm nhất định (buổi sáng là tốt nhất), không nên rặn mạnh, không đi ngoài quá lâu đồng thời vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, đồ ngọt…
- Ăn uống đúng giờ – khoa học, ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi một chỗ quá lâu chèn ép hậu môn gây các bệnh lý hậu môn trực tràng.
Nói chung, hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu tươi cần được phát hiện và thăm khám ngay từ đầu, điều trị hiệu quả. Nếu cần giải đáp băn khoăn, người bệnh có thể liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được giải đáp.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.