Bệnh Lậu Lây Qua Đường Nào Và Có Nguy Hiểm Đến Tính Mạng Không?

Lậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Nó có thể gây vô sinh hay hiếm muộn cho cả nam và nữ, đồng thời gây ra một số bệnh viêm nhiễm nam khoa hoặc phụ khoa khác. Vậy căn bệnh lậu lây qua đường nào? Nó có nguy hiểm đến tính mạng con người không? Chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm đáp án cho các câu hỏi này.

Khái niệm bệnh lậu là gì? 

Lậu là một trong những bệnh rất phổ biến ở xã hội hiện nay. Nó được gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae hay viết vắt là Gonococcus. Chúng thường xuất hiện ở âm đạo, hậu môn, cổ tử cung, mắt, miệng và nhất là trong đường niệu đạo của phái mạnh.

Hình 1: Vi khuẩn Gonococcus gây ra bệnh lậu

Hình 1: Vi khuẩn Gonococcus gây ra bệnh lậu

Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là nam nữ ở trong độ tuổi sinh sản thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Biểu hiện của bệnh lậu là gì?

Trong thời gian đầu bị nhiễm, bệnh nhân thường không có biểu hiện gì cụ thể. Sau khoảng 15 – 20 ngày sau, người bệnh mới thấy xuất hiện một số triệu chứng bất thường. Hơn nữa giữa nam và nữ cũng sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau như:

Nam giới mắc bệnh lậu

Thường có những triệu chứng như tiểu đau, buốt, đi nhiều lần. Nước tiểu có xen lẫn máu hoặc mủ trắng đục… Trường hợp nặng hơn còn xuất hiện nhiều mủ màu nhựa chuối ở lỗ niệu đạo vào thời gian sáng sớm. Ngoài ra, căn bệnh này còn khiến mọi người ăn không ngon, mệt mỏi, nổi hạch vùng bẹn… 

Nữ giới mắc bệnh lậu

Khác với nam giới, phái yếu mắc bệnh hầu hết là không có triệu chứng gì cụ thể. Chính vì thế nó thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh phụ khoa thông thường. Đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới có những biểu hiện như: Tiểu buốt, đau có mủ vàng xanh chảy ra từ niệu đạo, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường… 

Trường hợp nếu nữ giới không được phát hiện điều trị sớm thì có thể gây ra rất nhiều biến chứng như viêm ống dẫn trứng, chửa ngoài dạ con… Trong thời kỳ phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn lậu rất dễ bị sảy thai hoặc lây sang con.

Hình 2: Bệnh lậu ở nữ giới

Hình 2: Bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu lây qua đường nào? 

Bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai… đều là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm trong xã hội. Bởi vì chúng không chỉ có biến chứng khôn lường mà còn có thể truyền nhiễm nhanh chóng sang mọi đối tượng với nhiều hình thức không giống nhau.

Bệnh lậu lây qua việc quan hệ tình dục không an toàn

Có thể nói, quan hệ tình dục không an toàn chính là con đường lây lan chủ yếu và nhanh chóng nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì vi khuẩn lậu thường ký sinh chủ yếu trong cơ quan sinh dục của con người. Việc quan hệ không dùng các biện pháp ngăn ngừa thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. 

Vi khuẩn lậu sẽ thông qua những tinh dịch để xâm nhập và gây bệnh cho mọi người. Nếu một người có đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người, đồng giới hay bằng miệng đều có nguy cơ mắc bệnh và lây lan cho người khác. 

Lây qua đường máu

Thông thường những bệnh nhân nhiễm khuẩn lậu thường có thời gian ủ bệnh khá lâu. Hơn nữa, giai đoạn này lại không có triệu chứng đặc biệt để nhận biết. Nếu người bình thường được truyền máu từ những người có vi khuẩn lậu đều có nguy cơ lây nhiễm.

Hình 3: Vi khuẩn lậu lây qua đường máu

Hình 3: Vi khuẩn lậu lây qua đường máu

Lây nhiễm qua các vật trung gian

Theo nhiều bác sĩ chỉ ra rằng các vật trung gian cũng có khả năng lây truyền bệnh. Những vi khuẩn lậu sau khi ra khỏi cơ thể người nếu gặp một môi trường ẩm ướt sẽ tồn tại được vài giờ.

Nếu một cơ thể khỏe mạnh vô tình dùng chung món đồ với bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm lậu cầu khuẩn rất cao. Những vật dụng thường chứa nhiều vi khuẩn như bàn chải đánh răng, khăn tắm, quần áo, bồn vệ sinh…. 

Bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con

Như chúng ta đã biết thì môi trường cư trú chính của cầu khuẩn là ở âm đạo và cổ tử cung. Vì thế, nếu phụ nữ đang mang thai nhiễm lậu cầu khuẩn thì có khả năng lây qua thai nhi qua đường nước ối và nhau thai.

Bệnh này rất nguy hiểm bởi chúng có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra thường nhẹ cân. Khi thai nhi sinh ra qua đường âm đạo sẽ dễ bị lây vi khuẩn lậu từ dịch âm đạo.

Điều đó sẽ khiến trẻ có nguy cơ nhiễm trùng mắt, đục thủy tinh thể gây mù lòa bẩm sinh. Nhiều trường hợp còn có thể bị nhiễm trùng máu, viêm màng não dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Qua vết thương hở

Không ít người quan tâm tới bệnh lậu lây qua đường nào? Trên thực tế, những vết thương hở (nhất là vết thương trong cơ quan sinh dục) là nơi trực tiếp lây bệnh cho người khác. 

Lây qua đường miệng

Hình 4: Bệnh lậu lây qua đường miệng khi quan hệ tình dục

Hình 4: Bệnh lậu lây qua đường miệng khi quan hệ tình dục

Hiện nay có nhiều cặp đôi thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng để tìm cảm giác mới lạ. Việc này không có gì là xấu nếu cả hai đều có cơ thể khỏe mạnh và không ai mắc lậu cầu khuẩn.

Nếu 1 trong 2 người bị nhiễm lậu, khi quan hệ bằng miệng, dịch tiết ra sẽ đi vào khoang miệng và họng khiến cho vi khuẩn trú trong đó. Qua thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng của bệnh trong miệng. Điển hình là các vết loét ở khoang miệng và họng có mủ đau rát. 

Ngoài ra, bệnh lậu cũng có thể lây nhiễm khi 2 người hôn nhau. Nếu như bạn tình đang bị bệnh lậu ở miệng thì khả năng lây nhiễm vô cùng cao. Bởi vì vi khuẩn không chỉ ký sinh ở những nơi bị tổn thương mà còn có trong nước bọt hay kẽ chân răng. Vì vậy, chúng rất dễ lây qua cho đối phương khi âu yếm.

[Shortcode tư vấn 1]

Bệnh lậu có nguy hiểm đến tính mạng người nhiễm hay không?

Hiện nay, vẫn chưa những con số phản ánh về bệnh nhân chết vì vi khuẩn lậu. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh thì sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị suy giảm trầm trọng.

Qua đó tạo tiền đề cho những vi khuẩn khác xâm nhập trực tiếp vào cơ thể gây ra những tổn thương cho các bộ phận khác. Hơn nữa, nữ giới mắc bệnh lậu thường rất khó phát hiện, có trường hợp còn không có gì bất thường.

Đến khi nào bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì mới xuất hiện triệu chứng và phát hiện ra. Như vậy, không những khó khăn trong việc điều trị mà còn tốn kém rất nhiều chi phí trong thời gian dài.

Hình 5: Bệnh lậu có nguy hiểm không khi mắc phải?

Hình 5: Bệnh lậu có nguy hiểm không khi mắc phải?

Một số biện pháp phòng tránh bệnh lậu

Khi đã biết bệnh lậu lây qua đường nào rồi thì mọi người nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:

  • Giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục hay trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Hạn chế quan hệ bừa bãi với nhiều người, chung thủy 1 vợ 1 chồng
  • Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, điều đó sẽ giúp mọi người hạn chế lây lan không chỉ bệnh lậu mà còn nhiều bệnh khác

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả

Hình 6: DHA là phương pháp điều trị lậu được áp dụng hiện nay

Hình 6: DHA là phương pháp điều trị lậu được áp dụng hiện nay

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị khác nhau. Trong trường hợp giai đoạn đầu của bệnh thì mọi người có thể điều trị nội khoa bằng các loại thuốc theo đơn.

Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc khác sinh đặc trị để chống viêm và chống lại vi khuẩn lậu. Nếu người bệnh không được điều trị sớm thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bệnh nhân sẽ phải áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa thì mới có thể diệt tận gốc. Hiện phương pháp DHA được đánh giá là cách điều trị hiệu quả và triệt để nhất. Bởi vì cách này có thể phá hủy được nguyên thể của vi khuẩn, đồng thời ngăn ngừa tái phát của bệnh.

[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Trong bài viết trên đã chia sẻ các thông tin nhằm giải đáp thắc mắc bệnh lậu lây qua đường nào. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có thống kê cụ thể về số lượng người chết vì nhiễm khuẩn lậu. Nhưng mọi người hãy tự chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như người thân xung quanh nhé. Truy cập ngay vào website https://chaobacsi.com.vn/  để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.