Vi khuẩn lậu chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, có tốc độ lây lan nhanh. Để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm bệnh lậu, bạn cần nắm vững một số kiến thức cần thiết về bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vi khuẩn bệnh lậu thông qua bài viết sau đây.
Danh mục bài viết
Đặc điểm khái quát của vi khuẩn lậu
Vi khuẩn lậu có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae, là tác nhân gây ra bệnh lậu khi xâm nhập vào cơ thể. Khi soi dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy một số đặc điểm sinh học vi khuẩn lậu cầu như sau:
- Vi khuẩn bệnh lậu xếp thành từng cặp như hạt cà phê nên còn được gọi là song cầu khuẩn lậu gram âm.
- Lậu cầu khuẩn có chiều dài 1.6μm và rộng 0.8μm.
- Cấu tạo lớp vỏ song cầu khuẩn lậu: Lớp ngoài cấu tạo từ lipoprotein, màng trong chứa chất polysacarit.
- Khi ra môi trường bên ngoài, lậu khuẩn chỉ có thể tồn tại trong vài phút.
- Môi trường trong cơ thể là lý tưởng nhất cho lậu cầu khuẩn phát triển mạnh mẽ trong thời gian dài.
- Ở môi trường nuôi cấy chứa các chất dinh dưỡng thích hợp, vi khuẩn bệnh lậu tồn tại ở điều kiện nhiệt độ 35-37 độ C, với 5-10% CO2, độ ẩm 70% và độ pH 7.3.
- Tùy vào từng điều kiện và chất xúc tác mà khả năng sinh tồn của vi khuẩn cũng thay đổi theo.
Vi khuẩn bệnh lậu chủ yếu lây qua đường quan hệ tình dục, phổ biến nhất là nhiễm trùng niệu đạo và cổ tử cung. Nếu giao hợp bằng miệng hoặc hậu môn, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện ở hầu họng hoặc trực tràng. Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bệnh lậu từ người mẹ khi sinh thường, dẫn đến viêm kết mạc mắt.
Các dấu hiệu cho thấy người bị nhiễm vi khuẩn lậu
Vi khuẩn lậu khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua thời gian ủ bệnh thông thường là từ 2-14 ngày đối với nam giới và từ 10 ngày trở lên đối với nữ giới. Bệnh lậu giai đoạn đầu thường không cho các dấu hiệu rõ ràng, thậm chí có nhiều trường hợp nhiễm bệnh mà không có triệu chứng.
- Viêm niệu đạo ở nam giới
Khi bệnh lậu khởi phát, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở lỗ niệu đạo, sau đó cảm giác đau nhức dương vật tăng dần, khó tiểu và tiểu ra mủ màu vàng hoặc xanh. Tần suất tiểu tiện trong ngày tăng cao khi nhiễm trùng lan tới niệu đạo sau.
- Viêm mào tinh hoàn
Dấu hiệu thường gặp là đau, sưng một hoặc hai bên bìu, có thể dẫn đến apxe ở lỗ niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh…
- Viêm cổ tử cung
Các triệu chứng bao gồm khó tiểu, tăng tiết dịch âm đạo. Cổ tử cung chảy dịch nhầy hoặc mủ, có thể chảy máu khi bị chạm vào khi thăm khám. Bệnh nhân có thể mắc đồng thời bệnh viêm niệu đạo.
- Viêm vùng chậu
Đây là bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản, bao gồm viêm vòi trứng, viêm phuc mạc vùng chậu, apxe vùng chậu… có thể gây đau bụng dưới, thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục.
- Lậu ở trực tràng
Tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng, bao gồm ngứa hậu môn, tiết nhiều dịch màu đục, chảy máu khi đi đại tiện. Khi nội soi có thể phát hiện sung huyết hoặc có dịch mủ đọng lại trên thành trực tràng.
- Viêm họng do lậu cầu:
Triệu chứng thường gặp là đau, viêm họng, viêm amidan có mủ,… có thể gây sốt cao, nôn mửa, ớn lạnh.
- Hội chứng lậu cầu lan tỏa
Đây là hội chứng viêm da khớp, nhiễm khuẩn huyết và thường có biểu hiện như sốt, đau khi di chuyển, sưng khớp, mọc mụn mủ trên da, …
Biến chứng xảy đến nếu bị lây nhiễm song cầu khuẩn lậu
Người bị nhiễm vi khuẩn lậu nếu không được can thiệp chữa trị sớm có nguy cơ sẽ phải đối mặt với một hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Khó có con
Vi khuẩn bệnh lậu lây lan vào tử cung và ống dẫn chứng, gây viêm vùng chậu, từ đó dẫn đến hình thành mô sẹo ở vòi trứng. Việc này làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ và vô sinh ở nữ giới.
Đối với nam giới, bệnh lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt,… có thể dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị.
- Nhiễm trùng tại các bộ phận khác trong cơ thể
Lậu cầu khuẩn có thể theo đường máu và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây sốt, phát ban, lở loét da, sưng đau và cứng khớp, viêm khớp phản ứng, viêm gan B, nhiễm trùng não mô cầu…
- Nguy cơ nhiễm HIV/ AIDS tăng cao
Nhiễm vi khuẩn lậu cầu khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm virus HIV gây suy giảm miễn dịch và dần diễn biến thành AIDS.
- Biến chứng bệnh lậu ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị lây bệnh lậu từ người mẹ trong quá trình sinh nở, có thể bị dị tật bẩm sinh, lở loét da đầu, mù lòa do viêm kết mạc hoặc nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Bệnh lậu và giang mai có giống nhau không, có chữa được không?
Nhiễm lậu cầu khuẩn làm sao để phát hiện?
Phát hiện sớm vi khuẩn lậu sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, đồng thời ngăn các biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe. Hiện nay có nhiều hình thức xét nghiệm nhằm tìm ra khuẩn bệnh lậu, bao gồm:
1. Quan sát màu nhuộm gram
Đây là hình thức xét nghiệm phổ biến nhằm phát hiện song cầu khuẩn lậu. Kỹ thuật này sử dụng thuốc nhuộm gram để quan sát rõ nét hình thái của vi khuẩn trên kính hiển vi.
Phương pháp này giúp việc chẩn đoán mắc bệnh lậu rõ ràng ở nam giới. Tuy nhiên, đối với nữ giới thì cách này lại kém chính xác và chỉ có vai trò hỗ trợ định hướng, khó có thể chẩn đoán bệnh.
2. Nuôi cấy khuẩn lậu
Phương pháp này có giá trị chẩn đoán cao. Mẫu dịch sinh dục, dịch mắt hoặc trực tràng thu được sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng thích hợp.
Sau khi xác định được vi khuẩn, bác sĩ tiến hành làm kháng sinh đồ để tìm ra loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là thời gian cho kết quả lâu, thường kéo dài từ 5-7 ngày. Ngoài ra, khả năng vi khuẩn phát triển còn phụ thuộc vào thao tác lấy mẫu cũng như bảo quản bệnh phẩm.
3. Xét nghiệm PCR
Cách xét nghiệm này nhằm phát hiện trình tự gen của lậu cầu khuẩn có trong mẫu bệnh phẩm, có độ chính xác cao và thời gian thực hiện nhanh chóng, cho phép phát hiện khuẩn lậu ngay từ giai đoạn sớm của bệnh.
Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm là dịch tiết sinh dục hoặc nước tiểu, kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích trên máy nhằm phát hiện DNA của lậu khuẩn. Thời gian trả kết quả nhanh chóng giúp bác sĩ sớm chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.
Để phát hiện chính xác vi khuẩn lậu, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm đặc hiệu.
Hiện nay, một trong những địa chỉ chuyên khoa chất lượng giúp chẩn đoán chính xác bệnh lậu có thể kể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Phòng khám đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ đội ngũ y bác sĩ, qua đó giúp chẩn đoán chính xác và đem lại hiệu quả điều trị cao.
Đối với bệnh lậu giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, với thực trạng người bệnh kháng thuốc tăng cao, phòng khám ưu tiên áp dụng phương pháp CRS II nhằm tác động trực tiếp vào các ổ bệnh nhằm tiêu diệt hiệu quả khuẩn bệnh lậu, điều tiết dịch viêm ra khỏi cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đây là phương pháp tiên tiến với độ an toàn cao, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tái phát bệnh.
Có thể nói, hy vọng những thông tin về vi khuẩn lậu và những dấu hiệu, biến chứng và cách phát hiện bệnh lậu sẽ giúp bạn đọc nhận biết để phòng tránh hoặc điều trị kịp thời. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, vui lòng gọi tới hotline 0243.9656.999 để được tư vấn.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.