Bệnh lậu là căn bệnh xã hội được xếp vào hàng nguy hiểm bởi biến chứng để lại rất nguy hiểm và có tốc độ lây truyền cực nhanh. Bệnh lậu được phát hiện do song cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra, đây là một loại khuẩn có thể làm tình trạng viêm nhiễm tại vùng bị lậu rất nặng nề. Vậy không biết bệnh lậu có thể bị lây nhiễm như thế nào, bệnh lậu có lây qua đường miệng không? Để có được câu trả lời chính xác nhất, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Danh mục bài viết
Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?
Trên thực tế, bệnh lậu xảy ra do người có quan hệ tình dục không an toàn, trong đó bao gồm cả quan hệ tình với gái mại dâm, quan hệ tình dục thông thường, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Ngoài khả năng lây truyền từ việc quan hệ tình dục không lành mạnh, bệnh lậu còn có thể lây truyền cả từ mẹ sang con và lây truyền gián tiếp qua việc sử dụng chung đồ cá nhân.
Nếu có quan hệ tình dục bằng đường miệng với người khác, nhất là người đang mắc bệnh lậu thì nguy cơ bị lây bệnh lậu qua đường miệng sẽ rất cao. Những người bị lậu ở miệng cũng sẽ có nguy cơ lây cho người khác qua đường hôn, thơm, ăn uống chung hoặc sử dụng khăn mặt, bàn chải, cốc uống nước…
Ngoài ra, nếu tay bị dính mủ của người bị lậu mà vô tình chạm vào vùng miệng hoặc mủ lậu xâm nhập tới miệng thì chắc chắn nguy cơ lây bệnh cũng cực kỳ cao. Nhất là đối với những ai đang có vết thương hở ở miệng hoặc bị bệnh răng miệng thì càng dễ bị lây nhiễm hơn. Như vậy chúng ta đã biết bệnh lậu có lây qua đường miệng không rồi chứ? Vậy người bị nhiễm bệnh lậu ở miệng sẽ có biểu hiện như thế nào?
Các triệu chứng cơ bản của bệnh lậu ở miệng
Sau khi đã biết bệnh lậu có lây qua đường miệng không chúng ta cần phải nắm được các triệu chứng của căn bệnh mày. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu ban đầu của bệnh lậu sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời và tốt hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản của bệnh lậu ở miệng bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn:
- Cổ họng của bạn sẽ có cảm giác bị đau rát, vùng khoang miệng có thể sẽ bị sưng đỏ, sưng hạch bạch huyết ở cổ họng gây ra tình trạng ho dai dẳng. Ban đầu có nhiều người sẽ nghĩ đó chỉ là chứng viêm họng bình thường.
- Phần amidan sẽ xuất hiện cả tình trạng ngứa rát, khó chịu.
- Phần trên và dưới lưỡi, vòm khoang miệng, khoang miệng xuất hiện những nốt mụn trắng nhỏ li ti, sau đó sẽ dần lan rộng ra thành từng mảng trắng lớn màu trắng.
- Khi tình trạng bệnh lậu nặng hơn khoang miệng sẽ xuất hiện các triệu chứng như viêm loét niêm mạc, những mảng trắng sẽ chuyển thành mủ trông rất kinh và có cả mùi hôi khó chịu.
- Người bị bệnh lậu sẽ có cảm giác chán ăn hoặc khi ăn sẽ không thấy ngon miệng.
- Miệng càng ngày sẽ có mùi hôi càng nặng do xuất hiện mủ, mủ vỡ ra và do những vết loét gây nên bởi vi khuẩn lậu.
Người bị bệnh lậu cần có chế độ ăn uống như thế nào?
Sau khi đã xác định bệnh lậu có lây qua đường miệng không, vấn đề tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm là khi bị lậu ở miệng thì chế độ ăn sẽ như thế nào để đảm bảo sức khỏe tốt và tăng khả năng chống lại bệnh.
Vì khoang miệng là nơi khá ấm ướt và khó có thể điều trị bằng thuốc trực tiếp, việc ăn uống kiêng khem sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị. Vậy khi bị lậu ở miệng nên ăn những loại thực phẩm nào và cần kiêng gì?
Thực phẩm tốt cho người bị lậu ở miệng
Thực phẩm luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh, trong đó có bệnh lậu. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ người bệnh chống lại vi khuẩn lậu hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số loại thực phẩm hỗ trợ cho người bị bệnh lậu sau:
Các loại thức ăn thanh đạm
Người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu mỗi khi ăn uống khi mắc phải bệnh lậu ở vùng miệng. Thông thường, với người bị bệnh lậu cần phải lựa chọn những món ăn thanh đạm, lành tính với cơ thể như cháo, mì sợi, đậu xanh và các loại hoa quả luôn là lựa chọn hàng đầu.
Không chỉ có vậy, người bị lậu ở miệng cũng cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau ngót, cải xanh, bí xanh, các loại trái cây như lê, táo, nho…
Các thực phẩm giàu protein
Protein từ trước đến nay luôn là một hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các axit amin. Chúng được xem là nguồn quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể tăng trưởng, phát triển và phục hồi một cách toàn diện. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm giàu protein tốt cho người bị bệnh lậu như ngũ cốc, sữa, đậu nành, thịt nạc… Với các thực phẩm này, dù bệnh lậu có lây qua đường miệng không thì cơ thể của bạn vẫn sẽ được chăm sóc tốt.
Uống nhiều nước hàng ngày
Việc uống nhiều nước trong một ngày chưa bao giờ là thừa, nước cực kỳ quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là với người bị bệnh lậu ở miệng. Bởi được biết, khi vi khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể (vùng miệng), người bệnh sẽ có những dấu hiệu đau rát họng, khô họng, ngứa cổ… Việc uống nước nhiều sẽ giúp khắc phục được tình trạng đó và còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt.
Thực phẩm người bị lậu ở miệng cần kiêng
Bên cạnh các thực phẩm cần phải bổ sung cho người bị bệnh lậu ở miệng cũng cần phải quan tâm đến các thực phẩm cần kiêng để bảo đảm sức khỏe. Cụ thể:
Các thực phẩm cay nóng
Phần lớn những loại thực phẩm cay nóng đều góp phần khiến cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn lậu gia tăng. Các loại thực phẩm này không những làm giảm tác dụng điều trị bệnh mà còn khiến cho cầu khuẩn lậu hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với những người bị bệnh lậu ở miệng.
Nếu không kiêng được các thực phẩm cay nóng trong thời gian điều trị sẽ càng khiến cho vết sưng, oét nặng thêm và lâu hỏi hơn. Từ đó càng làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn, bất tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Những thực phẩm thuộc top cay nóng người bị lậu ở miệng cần kiêng như:
- Các gia vị cay nóng, các loại thực phẩm có tính kích thích cao như hạt tiêu, hành tây, tỏi, ớt, nước chè đặc…
- Các thực phẩm có tính nóng như thịt dê, thịt chó, rau răm, rau mùi…
Các thực phẩm nhiều dầu mỡ
Tất cả những người bị bệnh lậu nói chung và bị bệnh lậu ở miệng nói riêng đều cần phải tránh xa các thực phẩm chiên, rán và đồ ngọt. Bởi chúng là các loại thực phẩm tạo điều kiện cho cầu khuẩn lợi phát triển và sinh sôi rất tốt. Thậm chí, những loại thực phẩm này còn có khả năng kích thích các vết loét trong miệng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Lời kết
Bạn tìm được lời giải cho thắc mắc bệnh lậu có lây qua đường miệng không rồi chứ? Việc thực hiện quan hệ tình dục không lành mạnh bằng đường miệng hoặc việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước… đều rất dễ dẫn đến việc lậu ở miệng. Do đó, nếu phát hiện miệng xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lậu hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám từ đó điều trị càng nhanh càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.