Bệnh lậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên nếu điều trị sớm và đúng phương pháp căn bệnh này không quá nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến các bạn các loại thuốc chữa bệnh lậu hiệu quả!
Danh mục bài viết
Khái niệm về bệnh lậu
Bệnh lậu hay lậu mủ do một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm gây ra nhiều tác hại trực tiếp với người bệnh. Hơn nữa bệnh lậu còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân và gia đình, khả năng sinh sản sau này. Tỷ lệ mắc bệnh lậu khá cao, khả năng lây lan cao dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.
Vi khuẩn lậu được tìm thấy trong âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới, đường niệu đạo của nam giới. Vi khuẩn lậu phân chia rất nhanh và tồn tại thành từng cặp như giọt cà phê gọi là song cầu khuẩn lậu. Bệnh lậu có thể lây nhiễm tại nhiều vị trí khác nhau cũng như nhiều đối tượng khác nhau kể cả trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn lậu có khả năng sống sót ở môi trường bên ngoài rất kém không tồn tại được quá vài phút. Vi khuẩn cũng không sống được trên bề mặt da bàn tay, chân,…Nên con đường tiếp xúc dẫn đến bệnh lậu bao gồm:
Con đường tình dục không an toàn
Đây là con đường chủ yếu khiến bệnh lậu lây lan nhanh chóng. Quan hệ tình dục không an toàn dưới bất cứ hình thức nào khiến bệnh lậu có nguy cơ lây nhiễm cao. Ngoài quan hệ tình dục truyền thống thì quan hệ tình dục qua hậu môn, miệng đều có thể lây nhiễm vi khuẩn lậu. Do đó có thể tìm thấy các vị trí như cơ quan sinh dục, hậu môn, khoang miệng, mắt, tai,…
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh lậu thì nguy cơ lây nhiễm sang cho con là rất lớn. Do đó trước khi mang thai mẹ cần đi xét nghiệm và sàng lọc trước khi sinh. Trường hợp mắc bệnh cần điều trị khỏi bệnh sau đó mới mang thai để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó bệnh lậu có thể lây nhiễm qua con đường máu và lây truyền qua các vết thương hở khi tiếp xúc với người bệnh.
Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp
Trong quá trình sinh hoạt nếu bạn sử dụng đồ dùng sinh hoạt chung với người bệnh như khăn tắm, bồn tắm, bàn chải đánh răng,… thì khả năng lây truyền của bệnh là rất cao. So với 2 con đường trên thì con đường này hạn chế lây nhiễm hơn rất nhiều.
Triệu chứng của bệnh
Bệnh xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới với những biểu hiện khá rõ ràng. Cụ thể những triệu chứng của bệnh phải kể đến như:
Triệu chứng ở nam giới
Nếu nam nhiễm lây truyền virus lậu sẽ có những triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu ra mủ hoặc máu,… Nam giới có mủ chảy ra từ đường tiểu, mủ tiết ra khi đi tiểu, đau quanh vùng chậu, thắt lưng và dương vật khi quan hệ tình dục.
Nếu bệnh diễn biến nặng hơn người bệnh sẽ có tình trạng như giọt mủ trong như nhựa chuối chảy ra vào sáng sớm ở lỗ niệu đạo. Kèm theo những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, xuất hiện các nốt ban ở bẹn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hiệu quả nghiêm trọng như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, vô sinh.
Triệu chứng ở nữ giới
Nếu nam giới những biểu hiện bệnh khá rõ ràng thì nữ giới thường không rõ và chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng mới có những triệu chứng bệnh phát ra ngoài. Trong giai đoạn cấp tính, bệnh có diễn biến, triệu chứng khó nhận biết và gần giống với những biểu hiện của bệnh phụ khoa như viêm cổ tử cung hay viêm âm đọa,… Biểu hiện dễ nhận biết ở bệnh giai đoạn này là đái buốt, mủ trong cổ niệu đạo có mùi hôi màu nâu, vàng, xanh với số lượng nhiều.
Tuy nhiên khoảng 50% đến 80% trường hợp bệnh lậu ở nữ giới không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Chỉ khi bệnh diễn biến nặng mới phát hiện thì việc điều trị đã trở nên vô cùng khó khăn. Vào giai đoạn cuối bệnh nhân nữ có thể bị viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng dẫn đến vô sinh, mang thai ngoài tử cung. Phụ nữ bị lậu khi mang thai không được điều trị sớm có thể bị sảy thai, trẻ sinh ra có nguy cơ bị lậu mắt.
Chữa bệnh lậu bằng những loại thuốc nào?
Tùy vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp với bệnh nhân để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.
Các dạng thuốc chữa bệnh lậu
Thuốc chữa bệnh lậu có 2 dạng là dạng viên và dạng tiêm. Ở dạng viêm là những thuốc được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Có những loại thuốc chỉ cần uống 1 lần nhưng cũng có những loại thuốc phải uống nhiều lần trong ngày.
Với thuốc chữa bệnh dạng tiêm thì bệnh nhân nên đi khám để bác sĩ trực tiếp thể hiện. Việc sử dụng thuốc chữa bệnh dạng tiêm cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và liều lượng nhất định.
Các loại thuốc chữa bệnh lậu
Nhắc đến bệnh lậu chắc hẳn rằng các bạn đã không còn xa lạ với những loại thuốc đặc trị bệnh như:
- Azithromycin – Azithromycin là một loại thuốc trị bệnh lậu rất phổ biến. Loại thuốc ít có xu hướng gây ra các phản ứng phụ so với việc sử dụng kháng sinh như penicillin. Azithromycin trong bệnh lậu thường được sử dụng dưới dạng thuốc uống với 1 liều duy nhất. Loại thuốc này kết hợp với doxycycline có thể chữa đến 95% trường hợp nhiễm Chlamydia.
- Ceftriaxone là loại thuốc thường được kê đơn cùng với azithromycin trong trường hợp nhiễm trùng lậu với mức vi khuẩn cao hơn.
- Doxycycline được biết đến là kháng sinh phổ biến thứ hai được dùng trong việc điều trị bệnh lậu. Tuy nhiên loại thuốc này không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai vì nó có thể dẫn đến thai nhi dị tật bẩm sinh. Thuốc thường được dùng dưới dạng một liều mỗi ngày trong khoảng thời gian một tuần. Tuy nhiên nó sẽ làm cho người dùng nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy người bệnh nên thận trọng để tránh ánh nắng mặt trời đồng thời sử dụng kem chống nắng nếu bạn đang dùng loại thuốc này.
- Erythromycin là loại thuốc kháng sinh được sử dụng làm thuốc chữa bệnh lậu cho trẻ sơ sinh. Chủ yếu là những em bé bị bệnh lậu do nhiễm bệnh lây truyền từ mẹ.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh lậu
Khi sử dụng những loại thuốc chữa bệnh lậu sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng như:
- Cùng với những hiệu quả mà bệnh đem lại sẽ dẫn đến những tác dụng phụ đi kèm. Trường hợp tác dụng phụ không mất đi bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
- Khi có dấu hiệu của bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị, khi điều trị bệnh phải tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
- Trong quá trình điều trị cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh quan hệ tình dục, khi điều khỏi nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 4 đến 6 tháng.
- Khi điều trị bằng thuốc kháng sinh người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Một số loại thuốc điều trị bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Với phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lời kết
Bài viết trên đây đã chia sẻ với các bạn về các loại thuốc chữa bệnh lậu hiệu quả. Tuy nhiên bạn cần thăm khám tại những cơ sở uy tín để có pháp đồ điều trị hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.