Biểu hiện bệnh lậu giai đoạn cuối là gì, có chữa được không? [Giải đáp]

Bệnh lậu giai đoạn cuối nếu không sớm điều trị sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm nhiễm cơ quan sinh sản, vô sinh hiếm muộn. Việc phát hiện triệu chứng để có hướng thăm khám, điều trị bệnh lậu ngay từ đầu vô cùng quan trọng, ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, hạn chế được những biến chứng không mong muốn. 

Nhận biết dấu hiệu bệnh lậu giai đoạn cuối

Bệnh lậu được chia thành 2 giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính. Người bệnh ban đầu sẽ gặp phải triệu chứng lậu cấp tính, việc điều trị lúc này đơn giản và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện, điều trị từ sớm, bệnh lậu cấp sẽ nhanh chóng tiến triển giai đoạn mạn tính và được gọi là bệnh lậu giai đoạn cuối. 

Khác với triệu chứng bệnh lậu cấp tính đột ngột và nặng nề, triệu chứng bệnh lậu ở giai đoạn cuối thường kéo dài dai dẳng nhưng mức độ nhẹ hơn. 

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới

Triệu chứng bệnh lậu mãn tính ở nữ giới tương tự giai đoạn cấp tính, điển hình là hiện tượng đau buốt khi đi tiểu, niệu đạo tiết mủ. Ngoài ra, các triệu chứng khác phải kể đến: 

  • Khí hư ra nhiều dạng mủ, có màu xanh vàng/ trắng đục cùng mùi hôi tanh. 
  • Vùng kín sưng đau, tấy đỏ, ẩm ướt khó chịu. 
  • Niệu đạo đau buốt, nhất là khi quan hệ tình dục. 
  • Vùng bụng dưới, vùng chậu đau âm ỉ kéo dài.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn đến mất sức, mệt mỏi, sốt cao và ớn lạnh.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng bệnh lậu nam giới thường điển hình và rõ ràng hơn ở nữ giới, bao gồm hiện tượng chảy mủ ở đầu dương vật và đau buốt khi đi tiểu. Cụ thể: 

  • Dương vật chảy mủ xanh vàng mùi tanh nồng, lượng mủ tiết ra nhiều hơn giai đoạn đầu, có màu xanh vàng và chảy nhiều nhất vào sáng sớm thức dậy (còn gọi là giọt mủ ban mai). 
  • Nóng rát, đau buốt dọc niệu đạo như kim châm, lỗ sáo sưng đau, phù nề. 
  • Nước tiểu đục màu, có lẫn mủ, thậm chí lẫn máu. 
  • Đau buốt khi quan hệ, khi xuất tinh, thậm chí bị xuất tinh ra máu. 
  • Xuất hiện cơn đau âm ỉ vùng thắt lưng, hạ vị.
  • Cơ thể sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi. 

Bệnh lậu giai đoạn cuối, vi khuẩn có thể đã tấn công vào các cơ quan bên trong và gây viêm nhiễm diện rộng. Ở nữ giới có thể dẫn đến viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu; ở nam giới có thể dẫn đến viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, viêm túi tinh…Do vậy, người bệnh cần hết sức chú ý và đi thăm khám sớm, điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. 

Bệnh lậu giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào, chữa được không? 

Bệnh lậu giai đoạn cuối nói riêng và bệnh lậu nói chung, nếu không được điều trị dứt điểm sớm từ đầu có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho người bệnh. 

Đối với nam giới, bệnh lậu mãn tính gây chít hẹp niệu đạo khiến việc tiểu tiện khó khăn và đau đớn. Một số trường hợp bị lậu cầu khuẩn tấn công lan rộng dẫn đến hẹp ống dẫn tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh và vô sinh là hệ quả tất yếu. Ngoài ra, bệnh lậu ở giai đoạn cuối còn gây viêm nhiễm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt…cũng đều gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới. 

Bệnh lậu giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Bệnh lậu giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Ở nữ giới, bệnh lậu mãn tính gây chứng viêm tiểu khung, dẫn đến sự hình thành túi mủ trong ổ bụng, gây đau đớn kéo dài ở tiểu khung. Không những vậy, viêm tiểu khung mãn tính còn gây xơ hóa hẹp ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung hoặc vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, lậu giai đoạn cuối còn có thể gây vô sinh do vi khuẩn lậu tấn công vào cơ quan sinh sản dẫn đến viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… 

Đối với phụ nữ có thai, việc nhiễm lậu mủ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, nhiễm khuẩn ối. Người mẹ mắc lậu mủ có thể lây nhiễm cho con khi sinh thường, trẻ sinh ra dễ bị lậu mủ ở mắt gây viêm giác mạc, thậm chí mù lòa. 

Vậy bệnh lậu giai đoạn cuối có chữa khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, bệnh lậu cầu giai đoạn cuối hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả, tuy nhiên việc điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn so với việc điều trị bệnh lậu giai đoạn đầu. 

Do đó, trong mọi trường hợp các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo người bệnh nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lậu cần chủ động đi thăm khám từ sớm, điều trị ở giai đoạn đầu sẽ đơn giản hơn, hiệu quả cao hơn và hạn chế tái phát tối đa. 

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Cách chữa bệnh lậu hiệu quả, hạn chế biến chứng

Hiện nay, nhiều người khi phát hiện mắc bệnh lậu thì e ngại, không dám đi khám, thay vào đó tự mua thuốc kháng sinh chữa lậu tại nhà. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, thuốc kháng sinh chữa lậu cần có sự chỉ định của bác sĩ để tránh được nguy cơ lậu đề kháng thuốc khiến việc điều trị thất bại. Do đó, tuyệt đối không tự mua thuốc chữa lậu tại nhà mà cần phải đi thăm khám cụ thể, trường hợp bệnh lậu giai đoạn cuối – mãn tính sẽ cần thực hiện kháng sinh đồ để tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Liệu pháp CRS II trị bệnh lậu

Liệu pháp CRS II trị bệnh lậu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đang là địa chỉ chuyên khoa bệnh xã hội uy tín, đã được Sở Y tế cấp phép về thăm khám, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, điển hình là bệnh lậu, sùi mào gà hay chlamydia…Các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám đang áp dụng phương pháp Đông Tây y chuyên khoa kết hợp hệ thống trị liệu quang dẫn CRS II với hiệu quả điều trị bệnh lậu mãn tính lên đến 99%. 

  • Thuốc chuyên khoa sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi bệnh nhân. Thuốc có công dụng tiêu diệt vi khuẩn lậu, tiêu viêm, giảm sưng đau, viêm nhiễm do khuẩn lậu gây ra. 
  • Hệ thống quang dẫn CRS II dưới nguyên lý dẫn nhiệt có khả năng tác động sâu vào tổ chức tế bào sâu nhất, tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn đến 99%. 
  • Tăng hiệu quả hấp thu thuốc, kích thích miễn dịch cơ thể từ đó ngăn ngừa bệnh lậu tái phát.
  • Phương pháp điều trị không xâm lấn, không gây đau đớn, không để lại biến chứng.
  • Thời gian thực hiện khoảng 30 phút, hồi phục nhanh và người bệnh không cần nằm viện.

Sau mỗi phác đồ điều trị, người bệnh sẽ được dùng thêm thuốc Đông y giúp tăng hiệu quả hấp thụ thuốc, tăng cường lưu thông máu đến tế bào giúp tổn thương mau lành hơn. 

Các biện pháp hạn chế lây nhiễm

Các biện pháp hạn chế lây nhiễm

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm cũng như nguy cơ mắc bệnh như sau: 

  • Giáo dục sức khỏe sinh sản cho mọi người, tuyên truyền về vấn đề phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể và vùng sinh dục sạch sẽ, nhất là trước & sau khi giao hợp. 
  • Không dùng chung đồ lót, khăn tắm, khăn mặt hay bàn chải đánh răng với người khác. 
  • Quan hệ tình dục an toàn, luôn dùng bao cao su để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và bạn tình, quan hệ chung thủy.
  • Nếu bản thân hoặc bạn tình có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lậu, cần kiêng quan hệ tình dục và tiến hành thăm khám/ điều trị song song để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. 
  • Nếu phát hiện triệu chứng bệnh lậu hoặc có nguy cơ mắc bệnh lậu, hãy chủ động đi xét nghiệm lậu, thăm khám chuyên khoa để có hướng điều trị sớm nhất, ngăn ngừa bệnh lậu biến chứng từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mạn tính. 
[Shortcode gói khám bệnh xã hội]
[Shortcode tư vấn 3]

Bệnh lậu giai đoạn cuối có thể chữa khỏi nhưng việc điều trị sẽ khó khăn và phác đồ điều trị phức tạp hơn, tốn kém thời gian và chi phí hơn. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh cần chủ động đi thăm khám sớm, tránh vì chủ quan, e ngại mà chậm trễ việc thăm khám dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Để đặt lịch khám trước, vui lòng gọi số máy 0243.9656.999 sẽ được các bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí. 

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.