[ GIẢI ĐÁP ] Bệnh lậu ủ bệnh bao lâu và các giai đoạn phát triển

Bệnh lậu là một trong các chứng bệnh xã hội lây lan thông qua quan hệ tình dục phổ biến nhất hiện nay. Đối tượng dễ mắc phải bệnh này thường là nam, nữ khi sinh hoạt chuyện “chăn gối” nhưng không áp dụng các biện pháp bảo hộ an toàn. Vậy bệnh lậu ủ bệnh bao lâu? Nó lây qua những con đường nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Chào Bác Sĩ để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này.

Một vài thông tin về bệnh lậu

Nguồn gốc của bệnh lậu là do một loại vi khuẩn có tên là Neisseria gonorrhoeae gây ra và nó thường lây truyền qua con đường tình dục. Khuẩn lậu thích sinh sống trong môi trường ấm và ẩm của cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ, ví dụ như:

  • Cổ tử cung
  • Ống dẫn trứng
  • Tuyến niệu đạo
  • Tuyến tiền liệt
  • Hậu môn
Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra bệnh lậu

Vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra bệnh lậu

Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này còn có thể sinh sôi và phát triển ở các bộ phận khác như vòm họng, xung quanh miệng hay mắt của người bệnh. Nó được xem là dạng lây nhiễm phổ biến nhất của các căn bệnh xã hội, đối tượng dễ mắc phải thường là nam, nữ từ 15 cho đến 25 tuổi.

Bạn có thể dễ dàng bị lây khuẩn lậu thông qua quan hệ tình dục bằng hậu môn, âm đạo hoặc bằng miệng với người mắc bệnh. Không chỉ vậy, phụ nữ đang trong thai kỳ cũng có thể lây bệnh cho con trong quá trình sinh nở và khiến cho bé bị nhiễm bệnh loại virus này.

Bên cạnh việc quan tâm đến bệnh lậu ủ bệnh bao lâu thì vẫn có người thắc mắc rằng liệu đã được điều trị bệnh có thể tái nhiễm lại hay không? Câu trả lời là có, vì nếu họ vẫn quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng đang mắc khuẩn lậu thì khả năng tái phát của bệnh là vô cùng cao.

[Shortcode tư vấn 1]

Thời gian ủ bệnh và các giai đoạn phát triển của bệnh lậu

Khuẩn lậu được lây lan trực tiếp qua đường tình dục kể từ khi bạn tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Thường thì thời gian ủ bệnh của nó khá ngắn, chỉ từ 2 cho đến 14 ngày là đã có các triệu chứng biểu hiện rõ ra bên ngoài.

Thời gian ủ bệnh lậu phát triển

Thời gian ủ bệnh lậu phát triển

Tuy nhiên, thời gian này còn phải phụ thuộc vào thể trạng của người mắc và độ mạnh hoặc yếu của khuẩn neisseria gonorrhoeae (vi khuẩn lậu). Nếu như sức đề kháng trong cơ thể của bạn khỏe mạnh đồng nghĩa với thời gian ủ bệnh sẽ dài hơn và ngược lại.

Do đó, bạn cần phải nắm rõ về việc bệnh lậu ủ bệnh bao lâu để chuẩn bị tâm lý điều trị chứng bệnh này. Ngoài ra, khi đã phát hiện mắc khuẩn lậu, hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Giai đoạn phát triển của khuẩn neisseria gonorrhoeae trong cơ thể

Tương tự như các chứng bệnh khác, một khi xâm nhập vào bên trong cơ thể, khuẩn lậu sẽ có từng bước phát triển một. Các giai đoạn từ thời kỳ ủ bệnh đến khi bộc phát ra bên ngoài bao gồm:

  • Giai đoạn thứ nhất: Khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể thông qua âm đạo hoặc dương vật. Sau 36 tiếng đồng hồ bắt đầu tấn công các tế bào bên trong bộ phận sinh dục của nam và nữ đồng thời sinh sôi, phát triển
  • Giai đoạn thứ hai: Vi khuẩn tăng dần lên theo cấp số nhân khiến cho ổ viêm xuất hiện và lây lan sang các khu vực khác của cơ quan sinh dục
  • Giai đoạn thứ ba: Người bệnh cảm thấy các triệu chứng bất thường ở vùng kín như sưng đau, chảy mủ hoặc đi tiểu ra máu

Các con đường lây truyền của vi khuẩn lậu 

Ngoài việc biết được bệnh lậu ủ bệnh bao lâu, bạn cũng nên nắm rõ các con đường lây lan của bệnh để có phương pháp phòng tránh thích hợp. Thông thường, căn bệnh xã hội này lây nhiễm qua những con đường sau:

Quan hệ tình dục không sử dụng đồ bảo hộ 

Có thể nói, quan hệ tình dục không an toàn là con đường dễ lây lan vi khuẩn lậu và các chứng bệnh khác như giang mai, sùi mào gà…. Do đó, bạn hãy nói chuyện cởi mở với bác sĩ chuyên khoa khi thăm khám để được chỉ định làm xét nghiệm bệnh lậu hoặc các bệnh xã hội khác.

Quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm bệnh lậu

Quan hệ tình dục không an toàn dễ lây nhiễm bệnh lậu

Ngoài ra, nếu bạn quan hệ đồng giới, tốt nhất là nên đi làm xét nghiệm STD (xét nghiệm các loại bệnh lây qua đường tình dục) hàng năm. Nó sẽ giúp bạn phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Lây nhiễm gián tiếp do dùng chung đồ dùng với người mắc khuẩn lậu

Không chỉ lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục, khuẩn neisseria gonorrhoeae còn tồn tại ở các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ lót… Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng chung vật dụng có tiếp xúc với dịch mủ của người mắc bệnh lậu thì nguy cơ bị nhiễm virus lậu là cực kỳ cao. 

Lây truyền khuẩn lậu từ mẹ sang con

Bệnh lậu lây truyền qua con đường từ mẹ sang con

Bệnh lậu lây truyền qua con đường từ mẹ sang con

Phụ nữ đang trong thai kỳ nếu không may mắc phải bệnh lậu rất dễ lây lan sang cho thai nhi khi sinh nở. Vi khuẩn lậu rất dễ xâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của thế chất, trí tuệ của bé.

Nhiễm bệnh lậu thông qua con đường truyền máu

Dùng chung bơm kim tiêm, truyền máu hoặc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của của người bệnh cũng là con đường lây lan của khuẩn lậu. Nếu bạn thắc mắc bệnh lậu ủ bệnh bao lâu trong trường hợp này thì nó cũng tương tự như thời gian của người lây bệnh thông qua quan hệ tình dục.

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Bệnh lậu có các triệu chứng như thế nào?

Trong khoảng thời gian đầu bị lây nhiễm, biểu hiện của khuẩn lậu trong cơ thể khá mờ nhạt nên khiến cho người bệnh khó phát hiện. Tuy nhiên, sau từ 10 đến 20 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ phát ra bên ngoài, ví dụ như:

Đối với nữ giới

Với những ai thắc mắc bệnh lậu ủ bệnh bao lâu và triệu chứng ở nữ giới như thế nào thì câu trả lời là nó rất khó nhận biết. Bên cạnh đó, biểu hiện của khuẩn lậu ở nữ giới không rõ rệt như ở nam giới, có chăng thì người mắc bệnh sẽ chỉ cảm thấy rát, buốt hoặc khó chịu khi đi tiểu mà thôi. 

Chính điều này khiến cho nhiều chị em bỏ qua dấu hiệu bệnh và không tìm cách điều trị sớm. Đến lúc phát hiện thì khuẩn lậu đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn, lây lan qua các bộ phận khác và khiến chị em gặp trở ngại trong quá trình chữa bệnh.

Nữ giới khi đi tiểu sẽ thấy buốt, rát vùng kín

Nữ giới khi đi tiểu sẽ thấy buốt, rát vùng kín

Đối với nam giới

Theo nhiều nghiên cứu về bệnh xã hội thì có khoảng 10% nam giới bị mắc khuẩn neisseria gonorrhoeae mà không có biểu hiện nào. Nó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bộ phận sinh dục nam và phát triển thành hai giai đoạn sau:

Cấp tính

Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa và rát ở tuyến niệu đạo trong khi đi tiểu, sau một vài giờ thì bộ phận này sẽ tiết ra chất dịch trong và chuyển dần sang đục. Nếu để nặng thì chất dịch này trở thành mủ viêm có màu vàng đục, mùi hôi khó chịu và có kèm tiểu ra máu.

Mãn tính

Nam giới dễ bị vô sinh khi mắc bệnh lậu

Nam giới dễ bị vô sinh khi mắc bệnh lậu

Trường hợp phát hiện nhiễm khuẩn lậu mà không điều trị ngay thì lâu dần từ cấp tính sẽ chuyển sang bệnh mãn tính. Trong giai đoạn này, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn tạo ra các ổ viêm lan sang cả hậu môn, ống sáo, đường tiết niệu khiến bệnh nhân tiểu ra giọt đục vào buổi sáng.

Đặc biệt, nam giới khi bị mắc bệnh lậu mãn tính sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh và suy giảm sinh tinh ở bộ phận sinh dục. Lý do là bởi ổ viêm có thể gây nhiễm trùng cho tinh hoàn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và chất lượng của tinh trùng.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Mong rằng bài viết trên của Chào Bác Sĩ đã giải đáp phần nào thắc mắc của quý độc giả về việc bệnh lậu ủ bệnh bao lâu. Nếu còn có điều chưa hiểu, bạn hãy truy cập vào website https://chaobacsi.com.vn/ để được các chuyên gia hàng đầu trong ngành giải thích tường tận hơn các vấn đề liên quan đến chứng bệnh này.

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Đỗ Quang Thế - Bác sĩ CK I khoa Ngoại tổng hợp với hơn 40 năm kinh nghiệm. Hiện nay, bác sĩ đang phụ trách lĩnh vực Ngoại khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.