Bệnh lậu là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhưng có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Trường hợp bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu dấu hiệu và cách điều trị của bệnh lậu mãn tính trong bài viết sau!
Danh mục bài viết
Bệnh lậu – căn bệnh xã hội nguy hiểm
Bệnh lậu mãn tính được hiểu là giai đoạn nặng của bệnh lậu khi không được điều trị kịp thời hoặc không đúng cách. Bệnh do nhiễm trùng sinh mủ của virus song cầu khuẩn lậu Neisseria Gonorrhoeae gây ra cho người bệnh. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người qua các cơ quan sinh sản: ống dẫn trứng, niệu đạo, tử cung, cổ tử cung,…khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra bệnh còn lây nhiễm khi bạn tiếp xúc với máu, dịch mủ của người bệnh hoặc phụ nữ mang thai sinh con cũng có khả năng nhiễm bệnh rất cao. Bệnh lậu khi xuất hiện ở mắt có thể gây mù lòa, rối loạn thần kinh, ung thư vòm họng dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh lậu có lây không?
Bệnh lậu có lây không là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn? Câu trả lời là có, bệnh lậu có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với mầm bệnh, lây truyền từ mẹ sang con…. Do đó nếu tiếp xúc với người bệnh đặc biệt là khi bạn đang có những vết thương hở thì khả năng lây nhiễm bệnh là rất cao.
Do đó để ngăn ngừa bệnh lậu mãn tính mỗi người cần xây dựng cho mình một thói quen sống khoa học, không dùng chung đồ cá nhân với người bệnh, quan hệ tình dục luôn sử dụng biện pháp an toàn,… Ngoài ra việc thăm khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần và xét nghiệm ngay khi bản thân có những dấu hiệu bất thường là vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân.
Biểu hiện của bệnh nhân nhiễm lậu
Bệnh nhân lậu chuyển sang giai đoạn mãn tính có những biểu hiện vô cùng rõ ràng và dữ dội so với giai đoạn cấp tính, cụ thể như:
Ở nam giới
Khi bước vào giai đoạn mãn tính của bệnh lậu nam giới sẽ có những biểu hiện cụ thể như:
- Vào mỗi buổi sáng hoặc khi đi tiểu nam giới sẽ thấy những giọt mủ như nhựa chuối chảy ra khỏi niệu đạo.
- Hiện tượng nóng rát, đái buốt không rõ ràng dọc niệu đạo và đái rắt do viêm niệu đạo sau.
- Niệu đạo bị hẹp do vi khuẩn lậu mãn tính biến chứng thành.
- Các triệu chứng toàn thân khác như xuất tinh về đêm, tinh dịch có máu, đau lưng, bộ phận sinh dục mất cảm giác,…
- Vi khuẩn lậu mãn tính tấn công vào tinh hoàn nam giới gây viêm tinh hoàn, số lượng tinh trùng giảm, dẫn đến nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cao.
Ở nữ giới
Dù ở giai đoạn nào thì biểu hiện của bệnh lậu mãn tính ở nữ giới đều không rõ ràng như nam giới. Đặc biệt ở giai đoạn này biểu hiện bệnh còn không rõ ràng như giai đoạn cấp tính. Do đó nữ giữ cần tinh ý quan sát những thay đổi của bản thân, đặc biệt là khí hư để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia khi nữ giới có những biểu hiện bất thường như: khí hư có màu trắng hoặc vàng nhạt, khí hư ra nhiều là những dấu hiệu của bệnh lậu mãn tính. Trường hợp bệnh nhân đau buốt khi đi tiểu, chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục, sốt cao, đau rát khi đi tiểu cũng là biểu hiện của bệnh.
Lậu mãn tính của nữ giới không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Như viêm vùng xương chậu, viêm phần nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung… Nguy hiểm hơn là nguy cơ mang thai ngoài tử cung, vô sinh,… do vậy nữ giới không được chủ quan về căn bệnh này.
Phương pháp điều trị bệnh lậu mãn tính
Với sự phát triển của khoa học hiện đại, lậu mãn tính có thể xét nghiệm và tìm ra phương pháp điều trị khác nhau như:
Điều trị bằng thuốc
Việc dùng thuốc để điều trị bệnh lậu mãn tính thường không được các bác sĩ lựa chọn. Bởi trong giai đoạn này vi khuẩn đã xâm nhập vào trong cơ thể, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, không có tác dụng trị bệnh tận gốc.
Căn cứ vào mức độ tổn thương mà vi khuẩn song cầu lậu gây ra chơ cơ thể mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc và sử dụng các loại thuốc khác nhau. Theo đó lậu mãn tính mới chỉ gây biến chứng sinh dịch tiết niệu, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc sẽ ít hơn. Còn với bệnh nhân gặp các biến chứng như viêm màng não, biến chứng toàn thân sẽ được kê thuốc liều lượng cao hơn và thời gian dài hơn.
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị bệnh đơn giản, tiết kiệm tại nhà nhưng bệnh nhân không được chủ quan. Việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng, kết hợp với các loại thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, khi phát hiện những tác dụng phụ của thuốc bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Điều trị bằng phương pháp DHA
Thông thường khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn lậu mãn tính sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp DHA. Kỹ thuật DHA sử dụng nhiệt điện trường bức xạ nhiệt và sóng ngắn, điện dung để đi sâu vào mô bệnh để tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp vào bên trong nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Phương pháp DHA là phương pháp hiện đại nhất hiện nay vừa có khả năng định tính, định vị, định lượng tốt để phá hủy DNA ngay từ bên trong. Bên cạnh đó phương pháp này còn giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh phát triển nên được áp dụng rộng rãi.
Các bước điều trị bằng DHA
- Bước 1: Tiến hành kiểm tra tổng quát, làm xét nghiệm liên quan giúp các bác sĩ nắm được tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
- Bước 2: Sử dụng các thiết bị hiện đại để kiểm tra gen và xác định cụ thể vị trí của mầm bệnh.
- Bước 3: Sử dụng dòng điện từ ở tần số cao để phá hủy cấu trúc DNA của vi khuẩn gây bệnh, khiến vi khuẩn teo dần và chết đi.
- Bước 4: Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Lưu ý khi chữa trị bệnh lậu mãn tính
Để điều trị bệnh lậu mãn tính hiệu quả người bệnh cần chú ý tuân thủ những phương án điều trị bệnh với một số lưu ý như sau:
- Lựa chọn địa chủ khám bệnh uy tín, chất lượng.
- Thông tin đến bác sĩ điều trị nếu có xuất hiện những triệu chứng bất ngờ.
- Hạn chế quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh để tránh lây nhiễm cho bạn tình hoặc khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Không áp dụng những phương pháp điều trị khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc để tự chữa trị tại nhà sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm
- Tập luyện thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn sự quay trở lại của vi khuẩn gây bệnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, không sử dụng cà phê, bia, rượu, chất kích thích khác.
Lời kết
Bài viết trên đã cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lậu mãn tính. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Do đó khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh bạn nên tìm đến những cơ sở uy tín để được điều trị kịp thời.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.