Triệu chứng ung thư bàng quang thường thấy bắt nguồn từ những thay đổi rất nhỏ liên quan đến thói quen đi tiểu hoặc trong cuộc sống sinh hoạt mỗi ngày. Ung thư bàng quang là một căn bệnh ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu may mắn phát hiện ra được chứng ung thư từ sớm và kịp thời điều trị thì có thể chữa khỏi bệnh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết đầy đủ thông tin chi tiết!
Danh mục bài viết
Vì sao ung thư bàng quang xuất hiện?
Nhận biết các triệu chứng ung thư bàng quang từ sớm sẽ giúp cho người bệnh biết được cần làm gì để can thiệp điều trị bệnh hiệu quả cao.
Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm ở ngay phía bụng dưới, phụ trách chứa nước tiểu. Sau khi thận lọc sạch chất cặn bã từ máu sẽ sản sinh ra nước tiểu và qua hai ống niệu quản, từ phần nước tiểu được dẫn vào bàng quang rồi xuyên qua niệu đạo để đào thải ra ngoài.
Theo cấu tạo sinh học, niệu đạo của nữ giới nằm trên âm đạo, là một ống ngắn mở ra đúng phía trước. Còn đường niệu đạo ở nam giới dài hơn, xuyên qua tuyến tiền liệt rồi qua dương vật.
Ung thư bàng quang bản chất hình thành từ một khối u ác tính khởi phát tại bàng quang. Theo nghiên cứu, đa số khối u ác tính xuất hiện từ các tế bào lót mặt trong của bàng quang.
Kích thước u bàng quang như thế nào? Kích thước của khối u ác tính gây ung thư ở mỗi người là không giống nhau, thậm chí khối u ác tính có khả năng phát triển sâu vào trong lớp cơ bàng quang, nặng hơn là di căn đến các bộ phận khác.
Các giai đoạn ung thư bàng quang phát triển như thế nào, dưới đây là thông tin chi tiết qua từng giai đoạn cụ thể mà mọi người cần biết:
– Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, nằm ở lớp bề mặt hay còn gọi là ung thư tại chỗ. Lúc này, các u có kích thước nhỏ.
– Giai đoạn 2: Tế bào ung thư trên bề mặt trong bàng quang dần phát triển với kích thước lớn hơn, tuy nhiên có thể chưa xâm lấn tới thành bàng quang.
– Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã xâm chiếm đến thành bàng quang nhưng chưa hoàn toàn xâm lấn đến các mô xung quanh bàng quang.
– Giai đoạn 4: Nhiều tế bào ung thư đã lan rộng đến vùng mô ở xung quanh bàng quang và gây ra các tác động tiêu cực cho sức khỏe.
– Giai đoạn 5: Những tế bào ung thư có thể sẽ di căn đến bụng hoặc thành vùng chậu, xương, hạch bạch huyết, gan, phổi,… của người bệnh, đe dọa nguy cơ tử vong.
Nhận biết các triệu chứng ung thư bàng quang
Để phát hiện ra triệu chứng ung thư bàng quang từ sớm thường không dễ dàng. Tại thời điểm mới khởi phát ung thư, các dấu hiệu lúc này rất dễ nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu nên khiến cho người bệnh chủ quan, không đi khám mà tự ý điều trị theo mẹo hay dùng thuốc Tây với hy vọng hết bệnh nhanh. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm về sau.
Mọi người hãy nhanh chóng đi khám sức khỏe để có phát hiện những bất thường ở cơ thể của mình qua những biểu hiện như sau:
Những thay đổi bất thường trong thói quen đi tiểu mỗi ngày
Khối u xuất hiện sẽ khiến bàng quang bị giảm thể tích hoặc dễ bị kích thích nên người bệnh thường nhận thấy cơ thể mình có hiện tượng tiểu khó, tiểu đau, nước tiểu sẫm màu và tiểu không tự chủ. Đặc biệt, nếu đã uống đủ lượng nước cần thiết cho mỗi ngày (từ 2 lít nước) mà nước tiểu vẫn có màu sẫm hơn mức bình thường thì bắt buộc cần thăm khám, kiểm tra xem có bị ung thư bàng quang không?
Đi tiểu ra máu đột ngột
Tiểu ra máu là triệu chứng phổ biến ở những người bị ung thư bàng quang, nhất là khi khối u đã xâm lấn sâu. Bởi vì kích thước các khối u lớn dần gây ra tình trạng chèn ép, làm tổn thương và chảy nhiều máu ở niêm mạc bàng quang dẫn đến hình thành quá trình đi tiểu ra máu, có thể tiểu ra máu từng đợt hoặc cả bãi nước tiểu lớn.
Trường hợp tiểu ra máu trong nhiều lần đi tiểu thì có thể đã bị tổn thương ở bất kể nơi nào trên đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
Các triệu chứng đau nhức bất thường xuất hiện liên tục
Dấu hiệu ung thư bàng quang này thường xuất hiện ở những trường hợp khối u đã di căn sang các bộ phận khác và gây ra đau đớn cho người bệnh, có thể kể đến như là:
- Đau phía hông lưng
- Đau toàn bộ vùng xương mu
- Đau xương và nhức mỏi
- Đau đầu không rõ nguyên nhân
- Đau tại hạ vị
- Đau tầng sinh môn.
Phòng ngừa các triệu chứng ung thư bàng quang như thế nào?
Nếu như phát hiện ra triệu chứng ung thư bàng quang từ sớm, nhất là trong giai đoạn đầu tiên thì không quá khó khăn. Tuy nhiên, để bệnh nặng tiến triển đến giai đoạn gần cuối thì tỷ lệ sinh tồn sẽ dựa vào ý chí người bệnh, các phương pháp điều trị tại thời điểm đó chỉ mang tính hỗ trợ, còn về hiệu quả thường thấp.
Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Mọi người đều có thể tự chủ động phòng ngừa ung thư bàng quang bằng những cách sau:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng dưỡng chất, chú ý bổ sung đồ ăn giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa
- Mỗi ngày nên chú ý uống đủ 2 lít nước để cơ thể được đào thải độc tố và bài tiết ổn định
- Nên dùng nước sạch, chú ý phân biệt nước có chứa kim loại nặng để không dùng
- Không sử dụng nhiều chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá
- Chú ý môi trường sống xung quanh và cả môi trường làm việc phải thật trong lành, ít chất độc hại
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để duy trì thói quen tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư bàng quang cũng như các bệnh ung thư khác
Qua bài viết, mọi người có thể thấy về những triệu chứng ung thư bàng quang trên đây thường là các triệu chứng khá phổ biến, có thể bắt nguồn từ nhiều căn bệnh khác nhau. Do vậy, cần chủ động thăm khám ngay khi chúng xuất hiện, cẩn thận hơn là làm tất các xét nghiệm chuyên khoa giúp chẩn đoán bệnh đúng và sớm nhất. Từ đó cũng giúp cho tăng hiệu quả điều trị tốt hơn!
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.