Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào là thắc mắc được rất nhiều người gửi tới cho các bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Việc phát hiện và chữa trị sớm là rất cần thiết bởi chứng bàng quang tăng hoạt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho đời sống và sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!
Danh mục bài viết
Tại sao cần điều trị bàng quang tăng hoạt càng sớm càng tốt?
Vì lý do gì mà việc điều trị bàng quang tăng hoạt lại cần thiết, để trả lời cho thắc mắc này, bạn đọc cần hiểu rằng, đây là tình trạng rối loạn chức năng giữ nước tiểu tại bàng quang. Khi cơ quan này hoạt động quá mức bình thường sẽ làm xuất hiện các cơn co bóp không kiểm soát. Khi đó, cảm giác mót tiểu đột ngột đòi hỏi người bệnh không nhịn được mà phải đi tiểu tiện ngay.
Các dấu hiệu cho thấy hội chứng tăng hoạt bàng quang được căn cứ vào tần suất tiểu tiện. Cụ thể, bạn có thể nhận thấy bản thân đi tiểu quá 8 lần/ngày, phải thức dậy nhiều hơn 1 lần trong đêm để đi vệ sinh. Một số triệu chứng điển hình có thể xuất hiện như buồn tiểu đột ngột, tiểu són, nước tiểu rỉ ra khó mà ngừng được.
Tuy hội chứng bàng quang tăng hoạt không đe dọa tới tính mạng nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, người mắc bàng quang tăng hoạt có thể gặp các vấn đề dưới đây:
- Viêm đường tiết niệu
Tiểu không kiểm soát do bàng quang tăng hoạt sẽ khiến cho đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi nhanh chóng và gây viêm nhiễm. Sau đó, bệnh này sẽ lây lan tới từng cơ quan trong hệ tiết niệu và cả phần phụ.
- Rối loạn giấc ngủ
Chứng bàng quang tăng hoạt có thể khiến người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng và làm cho chu kỳ giấc ngủ bị xáo trộn. Hơn nữa, việc phải thức dậy liên tục vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ lại, đặc biệt là người cao tuổi.
- Ảnh hưởng tới tâm lý
Tình trạng mắc tiểu khó kiểm soát do tăng hoạt bàng quang thường khiến người bệnh ngại giao tiếp với mọi người, né tránh hoạt động xã hội. Ngoài ra, họ cũng thường xuyên đứng ngồi không yên, lo lắng vì bản thân có thể buồn tiểu bất cứ lúc nào. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tập trung và chất lượng công việc.
- Bất tiện trong chuyện “yêu”
Hiện tượng són tiểu, buồn tiểu liên tục cũng có thể xảy ra ngay cả trong quá trình quan hệ tình dục. Việc này khiến người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, ngại ngùng, thậm chí mất dần hứng thú với chuyện “chăn gối”.
Chẩn đoán trước điều trị chứng bàng quang tăng hoạt
Để đạt được hiệu quả khả quan trong điều trị bàng quang tăng hoạt, việc chẩn đoán tình trạng này cần được thực hiện chính xác thông qua các bước kiểm tra, xét nghiệm lâm sàng để định hình được vấn đề mà người bệnh đang gặp phải, quá trình cụ thể như sau:
Bước 1: Điều tra tiền sử bệnh
Bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý trước đây, nhằm xác định xem người bệnh đã từng mắc các vấn đề về bàng quang, thận, đường tiết niệu hay chưa; thời gian gần đây có dùng thuốc gì không. Các thông tin này chính là cơ sở để bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người.
Bước 2: Khám lâm sàng
Việc chẩn đoán hội chứng tăng hoạt bàng quang chủ yếu dựa vào bước thăm khám lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ điều tra những triệu chứng bất thường mà người bệnh gặp phải, từ khi chúng xuất hiện tới nay cảm giác khi đi tiểu thế nào, màu sắc nước tiểu ra sao,…
Bên cạnh đó, để xác định tình trạng bệnh lý, bác sĩ cũng có thể ấn vùng bụng hoặc dùng các dụng cụ chuyên dụng kiểm tra vùng kín, trực tràng,… Nhằm đánh giá chính xác mức độ nghiêm trọng, người bệnh được yêu cầu ghi chép nhật ký trong một vài tuần để biết được đặc điểm của các triệu chứng như số lần đi vệ sinh hàng ngày, thời điểm bị rò rỉ nước tiểu,…
Bước 3: Xét nghiệm
Để có được kết quả chính xác tình trạng bệnh lý đang gặp phải, sau khi thực hiện các chẩn đoán ban đầu, người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành một số xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm phân tích nước tiểu sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán đường tiết niệu đang mắc phải bệnh lý nào.
- Siêu âm bàng quang là hình thức chẩn đoán hình ảnh giúp đo lường lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang, từ đó bác sĩ sẽ xác định được tình trạng ứ đọng nước tiểu cùng với rối loạn tiểu tiện.
- Xét nghiệm Urodynamic là phương pháp được thực hiện nhằm đánh giá khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang.
Có những cách nào để điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả?
Các phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt sẽ được quyết định tùy vào nguyên nhân gây bệnh, từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng bình thường của bàng quang, cụ thể:
1. Biện pháp cải thiện
Để điều trị hiệu quả chứng bàng quang tăng hoạt, điều đầu tiên được các bác sĩ khuyến nghị cho người bệnh là nên thay đổi lối sống. Đây cũng được coi là liệu pháp hành vi nhằm mang tới những chuyển biến tích cực cho sức khoẻ, có thể kể đến như:
- Ăn uống khoa học
Một số thức uống, đồ ăn có thể gây kích thích bàng quang và khiến bạn thường xuyên buồn tiểu như cà phê, rượu, trà, nước có ga, đồ cay nóng,… Hãy loại bỏ những loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày, đồng thời bổ sung cho cơ thể chất xơ tự nhiên từ yến mạch, rau xanh, trái cây… vào khẩu phần dinh dưỡng để hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiết niệu.
- Ghi lại tần suất tiểu tiện
Người bệnh có thể ghi chép lại số lần đi tiểu tiện trong ngày để theo dõi sát sao hơn tình trạng của cơ thể mình. Hãy duy trì việc viết nhật ký trong khoảng 1 tuần, điều này có thể giúp bạn điều chỉnh lại thời gian đi vệ sinh sao cho phù hợp.
- Tập luyện cơ bàng quang
Một số bài tập cải thiện cơ vùng chậu như Kegel là lựa chọn phù hợp cho người mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Các bài tập đó sẽ hỗ trợ tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu, giúp bàng quang kiểm soát nước tiểu, từ đó hạn chế tình trạng tiểu gấp, tiểu không tự chủ.
2. Điều trị theo y khoa
Nếu hội chứng bàng quang tăng hoạt xảy ra do các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu thì người bệnh cần được can thiệp điều trị bằng một số phương pháp, bao gồm:
- Phương pháp nội khoa
Đối với trường hợp bị rối loạn tiểu tiện, đây chính là phương án được áp dụng rất phổ biến. Người bệnh sẽ được chỉ định đơn thuốc phù hợp với mức độ tiến triển của bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ hiện tại.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ để hạn chế bàng quang co bóp quá mức. Việc chỉ định đúng thuốc, dùng đúng liều lượng sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn, rút ngắn đáng kể thời gian chữa bệnh.
- Phương pháp ngoại khoa
Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu kháng thuốc hoặc không dung nạp thuốc, một số phương pháp ngoại khoa có thể được áp dụng thay thế. Phương pháp kích thích thần kinh bằng xung điện sẽ hỗ trợ bàng quang hoạt động bình thường trở lại, từ đó khắc phục hiệu quả các triệu chứng tăng hoạt.
Trên đây là thông tin về việc điều trị bàng quang tăng hoạt mà các chuyên gia muốn gửi tới mọi người. Mọi thắc mắc còn lại về vấn đề này cần được hỗ trợ giải đáp, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới hotline 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.