Nội soi bàng quang và những điều cần biết

Nội soi bàng quang được thực hiện nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý đường tiết niệu, từ đó có căn cứ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Vậy khi nào sẽ được chỉ định nội soi bàng quang, quy trình thực hiện, các phương pháp cũng như các vấn đề liên quan sẽ được bài viết tổng hợp chia sẻ dưới đây.

Nội soi bàng quang là gì, khi nào thì cần phải thực hiện?

Nội soi bàng quang là kỹ thuật thăm khám và chẩn đoán bên trong bàng quang – hệ tiết niệu thông qua ống nội soi có gắn camera xuyên qua niệu đạo. Thông qua ống nội soi, dữ liệu hình ảnh được phóng đại nhiều lần và truyền ra màn hình theo dõi bên ngoài, nhờ đó mà bác sĩ có thể quan sát được tình trạng trong niêm mạc bàng quang tiết niệu một cách rõ nét nhất. 

Nội soi bàng quang là gì?

Nội soi bàng quang là gì?

Kỹ thuật này được thực hiện thông qua niệu đạo, là ống dẫn nước tiểu ra ngoài và cũng là con đường đưa ống nội soi vào bên trong bàng quang. Thời gian thực hiện phụ thuộc vào mức độ phức tạp, tình trạng bệnh lý. Với bệnh lý nhẹ, việc nội soi chẩn đoán thường nhanh chóng hơn từ 10-15 phút, với bệnh lý phức tạp thì thời gian nội soi thường lâu hơn.

Kỹ thuật nội soi được bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh lý bao gồm: 

  • Rối loạn đường tiểu dưới: Rối loạn tiểu tiện(tiểu đau, tiểu mất kiểm soát, tiểu đau buốt, tiểu khó), nhiễm trùng đường tiểu mãn tính, bàng quang hỗn loạn thần kinh, đau vùng chậu mãn tính, viêm bàng quang kẽ, hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang. 
  • Tiểu ra máu: Chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu ra máu, bao gồm tiểu máu đại thể và cả tiểu máu vi thể.
  • Khối u ác tính: Tầm soát ung thư bàng quang, khối u vùng chậu, niệu đạo…
  • Hỗ trợ chẩn đoán niệu quản bể thận ngược dòng: Đánh giá vấn đề trong bể thận hoặc niệu quản.
  • Lấy nước tiểu niệu quản: Tiến hành xét nghiệm nước tiểu từ niệu quản nhằm xác định nhiễm trùng hoặc tình trạng khối u có liên quan đến thận.
  • Một số chỉ định khác: Chẩn đoán tế bào bất thường trong mẫu nước tiểu, chấn thương bàng quang, nghi ngờ lao niệu – sinh dục, xuất tinh ra máu, tắc nghẽn gây vô tinh, trào ngược bàng quang, rò bàng quang âm đạo hoặc ruột,…
Bệnh lý bàng quang

Bệnh lý bàng quang

Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán này còn được chỉ định trong thực hiện nội soi điều trị các bệnh lý bàng quang bao gồm: 

  • Đặt ống thông tiểu: Tiến hành đặt ống thông nhỏ vào niệu quản bị hẹp thông qua nội soi, mục đích hỗ trợ lưu thông nước tiểu cho người bệnh. 
  • Điều trị khối u hoặc cắt polyp bàng quang: Giúp loại bỏ, lấy ra khối polyp hoặc khối u từ niêm mạc bàng quang. 
  • Lấy sỏi, dị vật trong bàng quang: Thông qua nội soi, các bác sĩ tiến hành lấy sỏi hoặc dị vật bên trong bàng quang, bao gồm cả trường hợp sỏi kẹt niệu quản. 
  • Điều trị viêm/ u xơ tiền liệt tuyến: Thông qua nội soi tiến hành cắt đốt tiền liệt tuyến và đưa ra ngoài.
[Shortcode tư vấn 1]

Các phương pháp nội soi bàng quang hiện nay

Hiện nay, nội soi bàng quang gồm 2 hình thức sử dụng ống mềm và ống cứng. Tùy vào tình trạng bệnh, mục đích và yêu cầu thăm khám điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp nội soi nào sao cho phù hợp nhất.

Các phương pháp nội soi bàng quang

Các phương pháp nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang bằng ống mềm

Phương pháp sử dụng ống nội soi mềm, linh động uyển chuyển, dễ dàng uốn cong theo hình dáng niệu đạo khi được đưa vào trong cơ thể. Nhờ đó, kỹ thuật này có thể tiến hành ngay khi người bệnh đang tỉnh táo, hoàn toàn không cần gây mê, không cần lo lắng sẽ gây đau đớn hay khó chịu.

Đặc điểm: Nội soi ống mềm thân thiện hơn và có thể thực hiện với bất kỳ tư thế nào. Kỹ thuật này còn hỗ trợ bác sĩ thăm khám dễ dàng hơn tại các khu vực bàng quang hẹp hoặc nhiều góc khuất. 

Phương pháp nội soi bằng ống cứng

Phương pháp sử dụng ống nội soi cứng nên không thể uốn cong được. Bác sĩ sẽ dựa vào ống nội soi làm con đường dẫn truyền dụng cụ chuyên dụng khác vào bàng quang để tiến hành chẩn đoán, lấy mẫu sinh thiết hoặc cắt polyp/ khối u (nếu có).

Đặc điểm: Kỹ thuật này giúp bác sĩ điều chỉnh được hướng quan sát đầu nội soi theo mục đích riêng, hỗ trợ tốt cho việc thăm khám chẩn đoán. Tuy nhiên, khi thực hiện nội soi ống cứng, người bệnh thường được tiến hành gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ. 

Quy trình nội soi bàng quang thực hiện như thế nào?

Quy trình nội soi thực hiện thông qua 3 giai đoạn cụ thể: 

Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi?

Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi bàng quang?

Cần chuẩn bị những gì trước khi nội soi bàng quang?

Tuân thủ những chỉ định chung của bác sĩ trước khi đến nội soi bàng quang: 

  • Nhịn ăn uống: Cần kiêng không ăn và uống 1 đêm trước ngày nội soi nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thực hiện.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xác định sự có mặt của nhiễm trùng, nếu có cần điều trị nhiễm trùng trước khi tiến hành nội soi. 
  • Uống kháng sinh: Trường hợp có nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định bạn uống kháng sinh điều trị trước khi nội soi. 
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị thuốc loãng máu (aspirin, ibuprofen, warfarin).

Quy trình nội soi Y tế

Quy trình thực hiện nội soi bàng quang gồm 9 bước, cụ thể: 

Quy trình nội soi Y tế

Quy trình nội soi Y tế

  • Bước 1: Làm rỗng bàng quang

Người bệnh cần đi tiểu trước khi tiến hành nội soi vì quá trình nội soi chỉ thực hiện được nếu bàng quang đã rỗng. 

  • Bước 2: Nằm tư thế phù hợp 

Dựa vào phương pháp nội soi sử dụng ống nào mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nằm theo tư thế phù hợp: 

Nội soi ống mềm, có thể nằm ở bất kỳ tư thế nào, tuy nhiên để quá trình nội soi thuận lợi nhất, bác sĩ sẽ hướng dẫn một tư thế thoải mái nhất. Nội soi ống cứng: Nằm ngửa, đầu gối nâng cao và mở rộng hai bên, chân có thể cần kiễng rộng ra chút. 

  • Bước 3: Tiêm thuốc gây mê hoặc gây tê cục bộ 

Với thuốc gây tê được tiêm tĩnh mạch cánh tay, người bệnh vẫn giữ nhận thức suốt quá trình nội soi, giảm cảm giác khó chịu (nếu có). Nếu được chỉ định tiêm gây mê, người bệnh sẽ không có nhận thức khi nội soi, hiểu đơn giản là ngủ một giấc sâu trong cả quá trình. 

  • Bước 4: Bôi trơn niệu đạo 

Bác sĩ sẽ bôi một lớp gel gây tê vào niệu đạo giúp bệnh nhân không bị đau và khó chịu khi đưa ống nội soi vào bàng quang. 

  • Bước 5: Đưa ống soi vào bàng quang 

Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ đưa ống nội soi và niệu đạo, nhẹ nhàng đưa ống đến bàng quang. Bắt đầu bằng ống soi đường kính nhỏ nhất khi tiến hành soi bàng quang, sau đó có thể tăng dần đường kính của ống soi để hỗ trợ đưa dụng cụ y khoa vào bàng quang.

  • Bước 6: Tiến hành thăm khám

Hình ảnh thu được từ đầu ống soi được chiếu về màn hình hiển thị. Qua đó, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. 

  • Bước 7: Làm căng bàng quang 

Bàng quang sẽ được bơm đầy với dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý thông qua ống nội soi. 

Nhờ dung dịch này, bàng quang sẽ phồng lên, căng đầu sẽ giúp quá trình chẩn đoán dễ dàng hơn, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc bàng quang, bao gồm cả các góc khó nhìn nhất. 

  • Bước 8: Tiến hành lấy mẫu mô (nếu cần)

Lớp niêm mạc trong bàng quang nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ thông qua ống soi bàng quang cắt một miếng nhỏ làm mẫu gửi về phòng thí nghiệm phân tích. 

  • Bước 9: Làm sạch bàng quang 

Nhẹ nhàng kéo ống nội soi r ngoài để xả toàn bộ chất lỏng trong bàng quang ra (nếu gây mê) hoặc được hướng dẫn đi tiểu ngay để xả hết chất lỏng được bơm vào bàng quang trước đó. 

3. Sau khi soi bàng quang

Sau khi soi bàng quang

Sau khi soi bàng quang

Nếu thực hiện nội soi bàng quang bằng ống mềm:

  • Sau khi nội soi: Người bệnh có thể xuất viện luôn trong ngày và trở lại hoạt động bình thường nhanh chóng (nếu thấy có thể). 
  • Uống nhiều nước: 120h đầu tiên sau nội soi, người bệnh uống 475ml nước/ lần (nên cách nhau 60 phút) giúp nhanh chóng đào thải hết nước thừa còn sót lại trong bàng quang ra ngoài. 

Nếu thực hiện nội soi bằng ống cứng: 

  • Sau quá trình nội soi, người bệnh sẽ được các y tá đưa đến phòng hồi sức. 
  • Tiến hành đặt ống thông tiểu: Một ống nhựa mỏng được đặt vào niệu đạo để thải nước phòng trường hợp thuốc gây mê vẫn chưa hết tác dụng. Trước khi xuất viện, ống thông sẽ được rút ra ngoài. 
[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Nội soi bàng quang có nguy hiểm không?

Nội soi bàng quang là kỹ thuật chẩn đoán an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm. Nói như vậy không có nghĩa là không xảy ra mặc dù tỷ lệ rất nhỏ: 

  • Chảy máu: Có thể lẫn vào nước tiểu, gây hiện tượng tiểu ra máu. 
  • Đau rát: Có trường hợp sau nội soi bị tiểu rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới. 
  • Tiểu nhiều lần: Sau khi nội soi 48h, người bệnh có thể luôn có cảm giác buồn tiểu gấp và thường xuyên. 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra có thể sử dụng kháng sinh điều trị nên không cần quá lo lắng. 

Hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường bao gồm: Không tiểu tiện được hoặc tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có lẫn máu, đau bụng dưới liên tục quá 48h, sốt cao, tiểu đau rát kéo dài 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]
[Shortcode tư vấn 3]

Như vậy, thông tin về kỹ thuật nội soi bàng quang đã được chia sẻ cụ thể trong bài viết. Nếu còn bất kỳ các băn khoăn nào, người bệnh có thể liên hệ hotline để được tư vấn. 

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.