Bị sỏi bàng quang nên ăn gì hay cần kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh là mối quan tâm của nhiều người bệnh hiện nay. Sỏi bàng quang là một bệnh lý tiết niệu khá phổ biến, để điều trị bệnh hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng giúp làm chậm lại quá trình phát triển sỏi. Vậy bị sỏi ở bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ được tổng hợp – chia sẻ dưới đây.
Danh mục bài viết
Nguyên tắc dinh dưỡng bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
Sỏi bàng quang được hình thành do sự tích tụ chất độc, cặn nước tiểu không được tống ra ngoài tạo thành cặn lắng, kết tinh thành sỏi ở bàng quang hoặc tại bất kỳ vị trí trong hệ tiết niệu. Tuy nhiên, trong quá trình nước tiểu đào thải từ thận đến bàng quang cũng có thể kéo theo sỏi xuống khu vực này.
Do vậy, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với những người đang bị sỏi thận. Nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng có thể hỗ trợ làm tan sỏi hoặc tự đào thải sỏi ra ngoài. Nguyên tắc dinh dưỡng bị sỏi bàng quang cần tuân thủ:
- Cân bằng dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm bổ sung vào cơ thể. Không nên ăn quá nhiều hoặc quá ít một món mà nên duy trì ở lượng vừa đủ.
- Uống nhiều nước ít nhất 1,5-2l mỗi ngày giúp tăng cường chức năng bài tiết, tăng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hạn chế các món ăn nhiều muối hoặc chứa hàm lượng protein quá cao. Bệnh nhân sỏi bàng quang chỉ nên nạp vào cơ thể 1,1-1,7g thịt/ ngày.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để giúp bệnh mau chóng được loại bỏ.
Người bị sỏi bàng quang nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Như đã chia sẻ, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định một phần đến hiệu quả điều trị sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang. Vậy người bị sỏi bàng quang nên ăn gì để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nên ăn gì khi bị sỏi bàng quang? Thực phẩm giàu canxi
Nhiều người cho rằng Canxi là nguyên nhân hình thành sỏi bàng quang do tinh thể khoáng có hàm lượng lớn trong canxi. Do vậy mà nên hạn chế tối đa không sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng canxi.
Ngược lại, quan điểm này không đúng, bởi nếu kiêng thực phẩm chứa canxi sẽ khiến hệ xương khớp nói riêng bị thiếu chất, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Canxi cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sỏi, mà chính việc bổ sung quá ít hoặc quá nhiều canxi gây mất cân bằng, là điều kiện lý tưởng để các oxalate hấp thụ, bị lắng đọng hình thành nên sỏi.
Do vậy, người bị sỏi bàng quang, sỏi thận hay sỏi tiết niệu nói chung vẫn cần bổ sung lượng canxi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như các loại hạt, sữa và chế phẩm của sữa, phomai…
Bị sỏi bàng quang ăn gì tốt nhất? Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn, từ đó làm giảm tích tụ chất độc và oxalate hình thành sỏi. Vitamin D thường có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, các loại cá biển, sữa…
Bị sỏi ở bàng quang nên ăn gì? – Chất xơ
Bị sỏi bàng quang nên ăn gì? Chất xơ không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn rất tốt cho hệ tiết niệu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất xơ rất tốt trong việc hỗ trợ làm tan sỏi tự nhiên. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, trái cây tươi, trong đó đặc biệt là rau có màu xanh như súp lơ, cải xanh, cần tây, bông cải, táo, ổi, nho…
Những thực phẩm này rất dễ tiêu hóa nên bạn hoàn toàn có thể bổ sung lượng nhiều hơn nhất định. Bạn nên đưa chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
Nên ăn gì khi bị sỏi ở bàng quang? – Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A giúp giảm kết dính và lắng đọng các góc oxalate tạo sỏi tiết niệu, phá vỡ cấu trúc sỏi khiến chúng tự hòa tan và đào thải theo nước tiểu ra ngoài.
Vitamin A có chứa rất nhiều trong cà rốt, khoai lang, rau diếp cá, trái cây màu đỏ như táo, ớt chuông đỏ, cà chua…
Bị sỏi bàng quang ăn gì thì tốt? – Trái cây họ cam quýt
Nhóm trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, giúp tăng cường chuyển hóa chất chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hơn nữa, vitamin C còn làm chậm quá trình phát triển của sỏi, hỗ trợ làm tan sỏi và tăng đào thải ra ngoài.
Một số nhóm trái cây khác cũng chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể, hoặc kết hợp trái cây tươi với sữa chua để tăng khẩu vị.
Bị sỏi bàng quang uống gì thì tốt?
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt, hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang thì một số loại nước uống cũng có công dụng hỗ trợ điều trị sỏi, cụ thể:
- Trà thảo mộc: Trà húng quế, trà hoa cúc, trà gừng..chứa thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu và giúp làm sạch đường tiết niệu.
- Các loại nước ép: Nước ép cam, nước ép ổi, nước ép cần tây…
- Sữa: Sữa đậu nành, sữa tươi, sữa dê…
Người bị sỏi bàng quang nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc bị sỏi bàng quang nên ăn gì thì vấn đề bị sỏi bàng quang nên kiêng ăn gì cũng được nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu. Theo đó, một số thực phẩm cần tránh khi bị sỏi bàng quang để không làm bệnh thêm nghiêm trọng hoặc gây bàng quang tăng hoạt bao gồm:
- Thực phẩm chứa hàm lượng oxalate cao: Sự tích tụ oxalate là nguyên nhân chủ yếu hình thành sỏi. Chất này tích tụ lại thành viên sỏi và phát triển kích thước nếu bạn tiếp tục nạp các món ăn chứa nhiều oxalate vào cơ thể. Cụ thể bao gồm củ cải đường, rau bina, rau dền, rau muống, me chua, măng tây…
- Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Người bị sỏi bàng quang không nên nạp quá 3g đường và muối vào cơ thể. Bởi trong muối chứa hàm lượng lớn natri có thể gây áp lực chuyển hóa cơ thể, cản trở quá trình đào thải. Natri khi gặp oxalate còn làm tăng nhanh kích thước sỏi nên cần hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.
- Thực phẩm giàu kali và đạm: Hai chất này đều có thể làm tăng tích tụ axit uric trong máu, không chỉ là nguyên nhân gây bệnh gout mà còn làm giải phóng axit urat ở thận, bàng quang hình thành sỏi. Kali chứa nhiều trong khoai tây, bơ, chuối…nếu ăn quá nhiều sẽ tăng áp lực vào thận phải bài tiết chất độc ra ngoài.
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Chứa nhiều chất bảo quản, chất béo khó hấp thụ, chất phụ gia…có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Thuốc lá, rượu bia: Nicotin trong khói thuốc sẽ kích thích đẩy nhanh quá trình tăng sinh sỏi bàng quang, ức chế dược lực của kháng sinh được đưa vào làm tan sỏi.
Như vậy, thắc mắc về vấn đề bị sỏi bàng quang nên ăn gì để nhanh hết bệnh đã được bài viết tổng hợp chi tiết. Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa sớm, điều trị theo chỉ định bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn trong cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để giúp sức khỏe mau chóng hồi phục.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.