Viêm bàng quang mãn tính thuộc giai đoạn nặng của bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe. Theo dõi nội dung dưới đây để biết viêm nhiễm bàng quang mãn tính là gì, nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp chữa bệnh.
Danh mục bài viết
Tìm hiểu về bệnh viêm bàng quang mãn tính
Viêm bàng quang được chia thành 2 giai đoạn theo mức độ và thời gian viêm. Bao gồm: Viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mãn tính. Viêm bàng quang cấp thường xuất hiện triệu chứng rầm rộ trong vài ngày đầu. Nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm kéo dài có thể chuyển sang mãn tính.
Thực tế, viêm bàng quang do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nhiễm khuẩn E.coli chiếm 70 – 80%. Một số trường hợp viêm do sự xâm nhập của tác nhân khác như trực khuẩn, tụ cầu, virus,…
Ngoài ra, nguyên nhân viêm bàng quang còn do: Vệ sinh vùng kín kém, quan hệ tình dục bừa bãi, thói quen nhịn tiểu, sử dụng đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…
Thêm nữa, những bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu, túi thừa bàng quang, hội chứng bàng quang kích thích,… cũng là tác nhân dẫn tới viêm bàng quang.
Nhận biết triệu chứng viêm bàng quang mãn tính
Trường hợp viêm bàng quang cấp tính chuyển sang viêm bàng quang mãn tính, các triệu chứng không còn rõ rệt và rầm rộ như trước. Thậm chí, bàng quang thích nghi dần với tình trạng kích thích bàng quang, đầy nước tiểu hay viêm nhiễm. Một số triệu chứng điển hình:
1.Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Đây có lẽ là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tiểu nhiều lần trong ngày do không kiểm soát được độ đàn hồi và co bóp của viêm bàng quang.
Khi chuyển sang mãn tính, bệnh nhân đi tiểu quá 8 lần/ngày, 5 lần/đêm chứng tỏ triệu chứng đã nguy hiểm. Bàng quang hầu như không đảm bảo được chức năng của mình.
2.Tiểu rắt, tiểu buốt
Triệu chứng mãn tính tiếp theo chính là tình trạng tiểu rắt, tiểu không hết do bàng quang đóng vào và mở ra tùy hứng.
Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt người cao tuổi và vào mùa đông. Tiểu buốt kéo dài có thể gây viêm nhiễm tới niệu đạo, gây viêm niệu đạo, chít hẹp niệu đạo,…
3.Đau khi đi tiểu
Các cơn đau cũng là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang mãn tính. Bệnh nhân thấy đau khi đi tiểu, đau buốt dữ dội ở đầu dương vật, thậm chí lan tới bẹn, bìu.
Có trường hợp nam giới phải nắm chặt đầu dương vật để cảm giác đau đớn qua đi. Việc quan hệ tình dục cũng trở nên khó khăn, dương vật hầu như “không nghe lời”, đau đớn, mất khoái cảm “chuyện yêu”.
4.Xuất huyết bàng quang
Khi chuyển sang mãn tính, tình trạng xuất huyết bàng quang xuất hiện nhiều hơn. Bệnh nhân thấy vệt hồng ở nước tiểu, đôi khi rõ máu bên trong nước tiểu. Nhiều bệnh nhân còn chảy mủ khi đi tiểu. Mủ có mùi hôi, khó chịu, đặc quánh như sữa đặc.
5.Sốt cao kéo dài
Khi bị viêm bàng quang mãn tính, đối với người có hệ miễn dịch kém, cụ thể là người cao tuổi, người mắc bệnh ung thư, HIV,… có thể sốt liên tục, li bì nhiều ngày. Kèm triệu chứng cơ thể mệt mỏi kéo dài, uể oải, chán ăn, ớn lạnh, thiếu máu cấp tính, ngất xỉu,…
Trên đây là 5 triệu chứng nhận biết bệnh viêm nhiễm bàng quang mãn tính. Nắm rõ từng triệu chứng giúp bệnh nhân chủ động trong việc điều trị kịp thời, hiệu quả. Từ đó tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Viêm bàng quang ở phụ nữ và nam giới nguy hiểm không?
Khi bị viêm bàng quang mãn tính, không chỉ gây bất tiện sinh hoạt, công việc. Bệnh thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến:
- Suy thận do viêm nhiễm ngược dòng
Vi khuẩn trú ngụ trong bàng quang có thể di chuyển ngược dòng lên thận, dẫn tới viêm, xơ hóa tế bào thận. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận.
- Rối loạn chức năng bàng quang
Viêm nhiễm bàng quang mãn tính gây ra những đợt co thắt cơ bàng quang. Kèm theo đó là xuất hiện vết sẹo, ổ xơ hóa trên thành bàng quang. Khiến hoạt động tháo rỗng, đổ đầy của bàng quang bị xáo trộn.
- Xuất huyết bàng quang
Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Triệu chứng nhận biết là cơn đau bụng dưới, tiểu ra máu, nước tiểu đỏ. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn tới thiếu máu, suy giảm sức khỏe.
Chữa dứt điểm viêm bàng quang mãn tính được không?
Chữa dứt điểm viêm bàng quang mãn tính được không? Thực tế, khi bệnh ở giai đoạn này, việc điều trị sẽ tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi vẫn cao nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ kết hợp lối sống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Cách trị viêm bàng quang bằng tây y khỏi không?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn viêm bàng quang uống kháng sinh không khỏi. Đối với bệnh viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu nói chung, thuốc kháng sinh là liệu pháp cơ bản giúp ngăn chặn đợt bùng phát của vi khuẩn.
Đối với bệnh viêm bàng quang mãn tính, cần dùng thuốc kháng sinh dài ngày hơn so với viêm cấp tính.
Ngoài ra, với trường hợp vi khuẩn kháng thuốc, thực hiện liệu pháp kháng sinh đồ là cần thiết để chọn ra loại thuốc kháng sinh phù hợp. Nguyên tắc dùng thuốc kháng sinh là đảm bảo đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian.
Để xoa dịu triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm bàng quang mãn tính, một số nhóm thuốc được kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giảm co thắt bàng quang,…
Mặc dù dùng thuốc tây y có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu dùng thuốc dài ngày. Trường hợp nhẹ chỉ là mệt mỏi, đau đầu,… trường hợp nặng có thể gây nóng trong, kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
Phác đồ điều trị viêm bàng quang mạn tính hiệu quả
Nguyên tắc điều trị viêm bàng quang mãn tính là cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để được chữa dứt điểm bệnh. Hiện nay, có một địa chỉ chữa căn bệnh này dứt điểm bằng thủ thuật ngoại khoa là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Phương pháp chữa viêm bàng quang được phòng khám áp dụng: Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại).
Nguyên lý hoạt động: Sử dụng sóng hồng ngoại vừa để chữa trị viêm nhiễm, lở loét, mụn đỏ, sưng tấy,… Vừa xâm nhập vào tổ chức bên trong để tiêu diệt mầm bệnh, làm tan rã kết cấu phân tử của vi khuẩn, đạt hiệu quả diệt mầm bệnh cao.
Ưu điểm:
- Kiểm tra chính xác nguyên nhân bệnh, tránh điều trị sai, điều trị bỏ sót
- Sóng hồng ngoại có sức mạnh lớn, tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng, hiệu quả
- Tạo được lớp màng bảo vệ cơ quan sinh sản và chức năng sinh lý
- Không biến chứng, không tái phát
- Đặc biệt, thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…
Cách phòng ngừa bệnh viêm bàng quang
Có thể nói, phòng ngừa viêm bàng quang mãn tính là tiêu chí hàng đầu trong điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Vì vậy, thiết lập lối sống khoa học bằng cách ăn uống đủ dưỡng chất, tập luyện thể dục thể thao đều đặn theo hướng dẫn sau:
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, một số loại nước ép như nước nam việt quất, nước cam, nước kiwi,…
- Tăng cường ăn trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày
- Bổ sung lợi tiểu tự nhiên trong sữa chua, phô mai,…
- Không ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán,…
- Vệ sinh bộ phận sinh dục, hậu môn đúng cách
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, cố gắng làm rỗng bàng quang mỗi lần đi tiểu
- Ưu tiên tắm vòi hoa sen, không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm bằng dung dịch xà phòng
- Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng biện pháp tránh thai đúng cách
- Tập thể dục tối thiểu 15 – 20 phút/ngày
Qua nội dung trong bài, chúng ta đã biết viêm bàng quang mãn tính là gì, nguyên nhân do đâu, cách điều trị nào hiệu quả. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.