Sỏi bàng quang có nguy hiểm không là một thắc mắc thường gặp ở hầu hết những người đang mắc phải tình trạng này. Người bị sỏi bàng quang có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị sớm. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ gửi tới bạn đọc các thông tin cần biết về căn bệnh này.
Danh mục bài viết
Chuyên gia giải đáp: Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Để hiểu kỹ về vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không, bạn đọc cần hiểu rằng, sỏi là những mảnh cứng xuất hiện trong bàng quang. Các khoáng chất trong nước tiểu đậm đặc kết tinh lại tạo thành sỏi, điều này có thể xảy ra nếu bạn không thải hết hoàn toàn lượng nước tiểu trong bàng quang.
Nếu kích thước sỏi nhỏ thì có thể tự bài tiết ra ngoài qua đường tiểu mà không cần thiết phải điều trị. Ngược lại, khi sỏi bàng quang quá lớn thì người bệnh cần dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Lý do là bởi, nếu không phát hiện và điều trị sớm, sỏi bàng quang có thể dẫn đến một số nguy cơ biến chứng đáng lo ngại như sau:
- Viêm đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, thận và bàng quang.
Đa số các triệu chứng liên quan đến viêm đường tiết niệu thường bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,… Tình trạng này diễn biến nặng có thể phá huỷ mô, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.
- Viêm nhiễm ngược dòng
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Viên sỏi khi cọ xát vào thành bàng quang sẽ gây tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng. Tình trạng này có thể lây lan đến thận nếu không được chữa trị kịp thời, dẫn đến nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm như suy thận.
- Rò bàng quang
Sỏi làm tổn thương và viêm loét bàng quang, theo thời gian có thể hình thành nên các lỗ rò khiến nước tiểu bị rỉ ra đường âm đạo hoặc hậu môn. Đây cũng là một hệ luỵ nghiêm trọng mà sỏi bàng quang có thể gây ra.
- Rối loạn chức năng bàng quang
Khi mắc biến chứng này, người bệnh sẽ đi tiểu với tần suất dày đặc, són tiểu kéo dài, cảm thấy đau buốt khi tiểu tiện. Nguy hiểm hơn, sỏi tích tụ có thể làm tắc nghẽn toàn bộ đường tiết niệu, khiến người bệnh không đi tiểu được.
Vì đâu mà sỏi xuất hiện trong bàng quang?
Bên cạnh thắc mắc sỏi bàng quang có nguy hiểm không, nhiều người cũng tự hỏi liệu đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Trả lời cho vấn đề này, dưới đây là một số yếu tố chính dẫn đến sự xuất hiện của sỏi bàng quang:
- Sỏi tiết niệu: Không chỉ được hình thành từ bàng quang, sỏi có thể bắt đầu xuất hiện trong thận hoặc niệu quản, sau đó rơi xuống, mắc kẹt ở bàng quang và phát triển cho tới khi chúng để đào thải được ra ngoài.
- Do bệnh lý ở tuyến tiền liệt: U xơ hoặc viêm mãn tính tại tuyến tiền liệt có thể làm chít hẹp cổ bàng quang. Việc này khiến nước tiểu bị ứ đọng, dẫn đến sự hình thành sỏi trong bàng quang.
- Sa bàng quang: Nếu thành bàng quang bị yếu đi và sa xuống sẽ cản trở dòng nước tiểu, tình trạng này theo thời gian có thể tạo thành sỏi.
- Hẹp niệu đạo: Lỗ tiểu hẹp sẽ khiến nước tiểu không được bài tiết hết, gây ứ đọng và hình thành các cặn sỏi.
- Thừa chất: Nếu bổ sung quá nhiều canxi, photpho và các khoáng chất khác sẽ khiến cơ thể không thể chuyển hoá hết các chất thừa, chúng sẽ tích tụ dần thành sỏi trong bàng quang.
- Lối sống không lành mạnh: Lười ăn rau, uống ít nước sẽ khiến cặn bã tích tụ tại bàng quang, cũng như thói quen ngồi lâu một chỗ, nhịn tiểu, ít vận động cũng dễ hình thành sỏi tiết niệu.
- Ngoài ra, sự xâm lấn vào đường tiết niệu của các dụng cụ y tế như ống thông tiểu, vòng tránh thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang xuất hiện.
Bị sỏi bàng quang bao giờ cần đi khám?
Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rằng, một khi các triệu chứng sỏi bàng quang dưới đây xuất hiện, hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán cụ thể:
- Đau buốt khi đi tiểu
Nếu sỏi bàng quang có kích thước sẽ kích thích và gây cảm giác đau rát mỗi lần đi vệ sinh, ngoài ra người bệnh cũng có thể thấy đau bụng dưới kể cả khi đứng yên.
Nam giới đôi khi cảm thấy đau dương vật hoặc tinh hoàn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước viên sỏi và tần suất di chuyển, vận động của người bệnh.
- Khó tiểu
Bàng quang là bộ phận dùng để chứa nước tiểu trước khi được cơ thể đào thải ra ngoài. Khi sỏi bàng quang gây viêm nhiễm, tình trạng này sẽ khiến cho người bệnh bị khó tiểu kèm theo cảm giác đau buốt. Đó là lý do mà người bị sỏi bàng quang có tâm lý e ngại, sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh.
- Tiểu ngắt quãng
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Triệu chứng mà người có sỏi bàng quang thường gặp là khi đi vệ sinh, dòng nước tiểu bị ngắt quãng, lượng nước tiểu thoát ra ít nên người bệnh phải đi tiểu nhiều lần. Đây là hiện tượng xảy ra do viên sỏi làm bít tắc cổ bàng quang.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người bệnh đi tiểu bình thường, nhưng thỉnh thoảng có thể gặp tình trạng dòng nước tiểu bị tắc, cùng với cơn đau buốt tại bộ phận sinh dục.
- Tiểu rắt nhiều lần
Người bệnh thường xuyên phải đi tiểu nhiều lần do sỏi kích thích bàng quang, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy nhiên, lượng nước tiểu được thải ra lại ít hơn nhiều so với bình thường và có màu đục. Mỗi lần người bệnh đi tiểu tiện đều có cảm giác vô cùng khó chịu.
- Nước tiểu có màu lạ
Đối với những người mắc bệnh sỏi bàng quang kèm theo nhiễm trùng, triệu chứng thường gặp chính là nước tiểu có màu vàng đậm và đục hơn mọi khi. Thậm chí, khi sỏi ma sát với bàng quang, chúng có thể gây trầy xước, chảy máu và dẫn đến hiện tượng máu lẫn trong nước tiểu.
Sự tắc nghẽn, ứ đọng mà sỏi gây ra khiến bàng quang bị viêm nhiễm, từ đó hình thành đặc điểm bất thường ở nước tiểu. Đặc biệt, nếu người bệnh tiểu ra cả dịch mủ trắng, điều này cho thấy tình trạng viêm nhiễm đã chuyển biến nặng.
Điều trị và chăm sóc người bị sỏi bàng quang như thế nào?
Không chỉ giải đáp vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không, các chuyên gia còn đưa ra một số lời khuyên hữu ích cho việc điều trị.
Thông thường, sỏi bàng quang khi mới hình thành chưa biểu hiện thành triệu chứng rõ ràng, còn khi phát triển lớn, chúng sẽ khiến người bệnh khó chịu bởi những tổn thương trong đường tiểu. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ chức năng tiểu tiện bị rối loạn, hãy đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay.
Đối với trường hợp sỏi bàng quang lớn, bạn cần đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được kiểm tra, siêu âm nhằm xác định kích thước, số lượng sỏi, từ đó có phương án điều trị thích hợp. Nếu kích thước của sỏi hơn 6mm, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp ngoại khoa như tán sỏi nội soi, phẫu thuật lấy sỏi,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần có cho mình chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Hãy uống đủ ít nhất là 1,5 lít nước mỗi ngày và loại bỏ thói quen nhịn đi tiểu. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu nước và chất xơ như rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… cũng như hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng…
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không, hy vọng có thể giúp bạn đọc trang bị thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Mọi thắc mắc cần được chuyên gia hỗ trợ tư vấn, bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
Chúng tôi đang lắng nghe.
Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.