U bàng quang lành tính và những điều cần biết [Tổng hợp]

U bàng quang lành tính hình thành do sự phát triển và tăng sinh bất thường các tế bào bàng quang sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại hay các hóa chất. Bệnh nhân luôn được khuyến cáo mổ nội soi cắt bỏ khối u ngay từ đầu để ngăn ngừa nguy cơ tiến triển ung thư. Vậy khối u lành tính ở bàng quang là gì, triệu chứng nhận biết và cách điều trị ra sao cùng bài viết tìm hiểu ngay dưới đây. 

Tổng quan u bàng quang lành tính là gì? 

U bàng quang lành tính được hình thành khi một số tế bào tăng sinh bất thường trong bàng quang nhưng không dẫn đến ung thư. Không giống khối u ác tính, khối u lành tính không xâm lấn bàng quang hoặc di căn sang cơ quan khác. 

"<yoastmark

Khối u lành tính khi mới khởi phát có thể xuất hiện tại bất kỳ khu vực nào trong bàng quang, gây ảnh hưởng sớm nhất đến lớp lót bàng quang nhưng hầu như không gây ra các dấu hiệu bất thường nào khi khối u còn nhỏ. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện ra khi khôi u có kích thước lớn đã chèn ép lên bàng quang hoặc được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân nội soi bàng quang điều trị bệnh lý khác. 

Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tỷ lệ nữ giới mắc phải thấp hơn ở nam giới. Trong đó, độ tuổi dễ bị u lành tính nhất là nhóm đối tượng 40-70.

Nguyên nhân dẫn đến u bàng quang do đâu? 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do đâu?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, cho đến hiện tại vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh u bàng quang là do đâu.

Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân, sau khi tiếp xúc hóa chất độc hại đã khiến các tế bào bàng quang bắt đầu xảy ra sự gia tăng bất thường. Các mô bắt đầu có triệu chứng phình to, phù nề và không giữ được nguyên sinh chất, nhanh chóng bị phân chia tạo thành khối u lành tính bàng quang.

Bên cạnh đó, các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị bệnh u lành tính trong bàng quang bao gồm hút thuốc lá, phơi nhiễm bức xạ, nhiễm ký sinh trùng…

Cách phân loại bệnh u bàng quang

Cách phân loại bệnh u bàng quang

Cách phân loại bệnh u bàng quang

U bàng quang lành tính hiện nay được chia thành các loại bao gồm:

  • U nhú bàng quang (Pallidum): Bắt đầu phát triển từ tế bào biểu mô hình thành lớp lót trong của bàng quang, có khuynh hướng phát triển về trung tâm. 
  • U nhú ngược: Xuất hiện khối u nhỏ hoặc lớn ở lớp niêm mạc bàng quang, có khuynh hướng lớn dầu và lan rộng ra thành bàng quang. 
  • U mềm cơ trơn: Khởi phát từ cơ trơn bàng quang, chiếm khoảng 0,4% tổng các trường hợp u bàng quang, bao gồm cả khối u ác tính. Khoảng 75% trường hợp bị u mềm cơ trơn bàng quang là người trẻ tuổi và trung niên, chỉ có khoảng 25% là người cao tuổi.
  • U xơ đơn độc: Hình thành từ mô liên kết sợi thành bàng quang. 
  • U máu: Tình trạng tích tụ bất thường các mạch máu tại bàng quang.
  • U sợi thần kinh: Khối u nhỏ hình thành trong dây thần kinh bàng quang. 
  • Lipoma: Hình thành do chất béo xung quanh bàng quang.
[Shortcode tư vấn 1]

Nhận biết dấu hiệu u bàng quang lành tính

Hầu hết trường hợp u bàng quang lành tính phát triển khá chậm, không di căn và xâm lấn ra xung quanh và ít gây triệu chứng khó chịu. Một số triệu chứng có thể xảy ra khi bị khối u lành tính ở bàng quang bao gồm: 

  • Tiểu khó: Cảm giác tiểu không hết nước, lượng nước tiểu ra lắt nhắt, tia tiểu yếu, tiểu nhỏ giọt ngắt quãng. Một số trường hợp còn phải rặn khi đi tiểu do khối u lớn chèn ép lên bàng quang. 
  • Đau rát, đau buốt khi đi tiểu. 
  • Tiểu liên tục, cảm giác buồn tiểu gấp thậm chí không kịp đi tiểu mà nước tiểu đã bị sớn ra ngoài.
  • Tiểu ra máu: Thấy trong nước tiểu có lẫn máu hồng đỏ hoặc máu cục.

Khối u bàng quang lành tính có nguy hiểm không?

"Khối

Khối u bàng quang lành tính nguy hiểm như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như khu vực ảnh hưởng. Theo các số liệu thống kê y tế, người bệnh u lành tính bàng quang không được điều trị tích tục có thể phát triển thành khối u ác tính trong vòng 10 năm trở lại. Do đó, cần thiết phải theo dõi định kỳ và điều trị ngay từ đầu nếu nghi ngờ mắc bệnh để ngăn ngừa nguy cơ gây u ác tính bàng quang.

Khối u bàng quang không chỉ gây phiền toái, khó chịu trong sinh hoạt tiểu tiện hàng ngày mà khi có khả năng tiến triển ung thư hóa có thể đe dọa đến tính mạng. Khối u ác tính sẽ phá hủy tế bào bàng quang theo chiều sâu vào các lớp cơ nên có thể dẫn đến thủng thành bàng quang.

Khối u ác tính có thể di căn đến các mô và tế bào lân cận, theo hệ thống hạch bạch huyết hoặc tuần hoàn máu, gây tổn hại cơ quan quan trọng trong cơ thể bao gồm xương, phổi, gan…

[Shortcode bác sĩ Thế]
[Shortcode tư vấn 3]

Cách điều trị bệnh u bàng quang lành tính như thế nào?

Khi đã được chẩn đoán u bàng quang lành tính, bệnh nhân thường rất lo lắng tuy nhiên đa số các trường hợp không gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi xuất hiện triệu chứng của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám chuyên sâu, theo dõi tiến triển của bệnh. 

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng

Trường hợp khối u nhỏ, chưa gây chèn ép cùng các triệu chứng lâm sàng thì chưa cần can thiệp điều trị ngay. Tuy nhiên, cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển của bệnh. 

Trường hợp khối u lớn, chèn ép và chiếm diện tích trong bàng quang, thậm chí gây tình trạng chảy máu cùng triệu chứng bất thường sẽ được cân nhắc chỉ định mổ loại bỏ khối u. Phẫu thuật nội soi bàng quang đang là phương pháp điều trị được áp dụng hiện nay, cách thực hiện bao gồm:

  • Gây tê tủy sống nửa thân dưới hoặc toàn thân. 
  • Luồn ống nhỏ gắn camera, đèn, dao cắt thông qua lỗ niệu đạo để đi vào bàng quang của bệnh nhân. 
  • Sau khi xác định được hình ảnh khối u, vị trí, kích thước trên màn hình hiển thị sẽ tiến hành cắt bỏ khối u. Một số trường hợp đặc biệt có thể cần can thiệp cắt sâu vào lớp cơ bàng quang nhằm loại bỏ tận gốc chân khối u.

"Chăm

Sau phẫu thuật, người bệnh được đưa về nghỉ ngơi và theo dõi trong vài ngày, sau đó tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ có thể đồng ý xuất viện hay không. Có thể người bệnh sẽ được đặt ống thông tiểu giúp quá trình tiểu tiện thuận lợi hơn cho đến khi vết thương đã lành hẳn. Tuy nhiên, nếu sau phẫu thuật xuất hiện các triệu chứng bất thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa ung thư bàng quang, bao gồm:

  • Kiểm tra kỹ nguồn nước sinh hoạt nhằm xác định được hàm lượng kim loại nặng, hóa chất độc hại trong nước (nếu có) trước khi sử dụng.
  • Tuân thủ đúng quy định an toàn lao động và phương tiện bảo hộ khi làm việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại. 
  • Không hút thuốc lá, hạn chế hít khí thuốc lá. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 1,5-2 lít) giúp thận đào thải độc tố, hóa chất có hại cho cơ thể.
  • Cải thiện chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh hoa quả giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm nhất vấn đề bất thường và điều trị hiệu quả. 
[Shortcode gói khám nam khoa]
[Shortcode tư vấn 3]

Trên đây, một số thông tin cụ thể về bệnh u bàng quang lành tính đã được chia sẻ. Nếu còn thắc mắc cần nhanh chóng giải đáp, người bệnh có thể gọi điện thoại để nhận tư vấn sớm nhất. 

Giới thiệu về tác giả

Bác sĩ Ngô Việt Thành là bác sĩ Ngoại khoa giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn với tấm lòng y đức hết mình mang lại sức khỏe cho mọi người...là những gì mà đa số người bệnh cảm nhận được.

Chúng tôi đang lắng nghe.

Bạn cần trao đổi thêm về chủ đề bài viết này? Chia sẻ nó với chúng tôi trên Pinterest , Twitter hoặc Tumblr của chúng tôi.